Phật đã dạy chúng ta rằng: “Họa từ miệng mà ra, miệng đời là nạn khó tránh”. Là một người thông minh, bạn cần biết nói những gì nên nói và những gì không. Nhưng để đạt cảnh giới này bạn cần phải rèn luyện rất nhiều. Và Thiền là một trong những phương pháp được mọi người nghĩ đến đầu tiên để bản thân “Giữ mồm, giữ miệng”. Thiền Kim Tự Tháp sẽ luôn đồng hành cùng mọi người trong mọi khoảnh khắc!

Bốn cấp độ của Thiền tịnh tâm

Bất cứ môn học nào cũng có cấp độ và bài học theo từng cấp độ. Giống như bạn học từ mẫu giáo đến cấp 1, đến cấp 2, và cấp 3, cao hơn là đại học… Với Thiền tịnh tâm được chia là 4 cấp độ: sơ Thiền, nhị Thiền, tam Thiền và tứ Thiền.

Cấp độ 1: Sơ Thiền

Sơ Thiền là Thiền theo tư thế lưng thẳng để niệm trước mặt với cơ thể thư giãn, tâm không một chút vướng bận lòng trần. Chú ý rằng khi nhập Thiền bạn không cần quá ép bản thân nhập tâm. Nhưng không được để bản thân mình lơ đà suy nghĩ sang chuyện khác.

Mức Thiền này rất phù hợp với những người có quyết tâm tu tập. Đồng thời phải chuẩn bị một môi trường thật yên tĩnh, tách biệt với cuộc sống.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Một môi trường yên tĩnh, tâm hồn ta cũng tĩnh tâm

Để người ngồi Thiền đạt được cấp độ sơ Thiền này, tâm người Thiền phải thật vắng lặng. Và dường như người Thiền không còn biết mình đang còn ý niệm. Đặc biệt các hành giả và người Thiền phải lìa bỏ được tất cả các ham muốn thế gian như hỉ – nộ – ái – ý. Chỉ khi đạt được mức độ này, nội tâm người Thiền đã cảm thấy vui vẻ, thanh khiết.

Cấp độ 2: Nhị Thiền

Khi cấp độ sơ Thiền thuần thục thì để đạt được mức độ nhị Thiền là vô cùng dễ dàng. Khi bạn cảm thấy toàn thân mình như một dòng nước mát tuôn trào thì bạn đã vượt qua cấp độ nhị Thiền. Và ở mức độ này tất cả các ý niệm thầm kín trong tâm người thiền hoàn toàn biến mất.

Cấp độ 3: Tam Thiền

Ở mức độ 3 được Phật giả diễn tả rằng: Người Thiền đạt tới cảnh giác như một bông sen đang vươn lên từ trong nước. Nội tâm dứt bỏ hết những ý niệm, thường xuyên an lạc. Lúc này, nếu bạn ngồi Thiền tịnh tâm, bạn sẽ không còn thấy bị chi phối. Bởi mọi thứ xung quanh cũng như tiếng động bên ngoài. Bạn hoàn toàn sống trong thế giới nội tâm sáng suốt, thanh tịnh của mình.

Cấp độ 4: Tứ Thiền

Đây cũng là mức độ cuối cùng của Thiền tịnh tâm mà ai học thiền cũng mong muốn đạt được. Lúc này, tâm trạng của người hành giả ngồi Thiền hoàn toàn bất động, vô cảm với bên ngoài.

Thiền tịnh tâm là môn rất nhiều người muốn học

Bốn cấp độ trên trong tứ Thiền đều đi theo một lộ trình của tâm từ thô đến tế. Từ sự thăng tiến của bậc Thiền này lên đến một bậc Thiền khác.

Nếu bạn đang tìm các khóa học Thiền để trải nghiệm các cấp độ Thiền từ thấp đến cao. Đừng bỏ qua khóa học Thiền tại Thiền Kim Tự Tháp. Những khóa học Thiền tại đây được thiết kế vô cùng tinh tế, phù hợp với từng đối tượng.

5 kiểu nói mà người trí tuệ sẽ không bao giờ gặp phải

5 kiểu nói dưới đây, nếu là người có trí tuệ thì sẽ không bao giờ phạm phải. Đó cũng là cách mỗi người tự tu dưỡng khẩu đức cho chính bản thân mình.

Đa ngôn (mọi người còn gọi là nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa cũng từ miệng mà ra, do đó bạn không nên nói quá nhiều. Đa ngôn nhiều lúc cũng có sai sót.

Tôi từng đọc một cuốn sách mà trong đó kể về câu chuyện khi học trò hỏi Mặc Tử rằng: “Nói nhiều có lợi không?”  Mặc Tử liền đáp lại rằng: “Ếch nhái kêu suốt cả ngày đêm trời, kêu nhiều đến mức mỏi cả miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu đâu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống mặt trời vừa ló con gà liền cất tiếng gáy. Khiến cả thiên hạ chấn động, nhiều người lục đục trở dậy làm việc”.

Mặc Tử muốn nói, kêu nhiều và nói nhiều thì có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất ta cất lên tiếng nói thì lời nói mới phát huy tác dụng.

Cuồng ngôn

Là một sinh mệnh trên thế giới này bạn nên nhận thức và phân biệt được kính – trọng trong từng tình huống và hoàn cảnh. Một khi bạn đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau đó.

Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt mọi người nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động. Đặc biệt là ngôn từ, vì vậy khi phát ngôn, cuồng ngôn là một điều tối kỵ.

Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, ghét bỏ, thù hận và rất dễ rước họa vào bản thân.

Ác ngôn

Cổ ngữ đã nói rằng “đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu”. Ý chỉ là vết thương do đao kiếm gây ra sẽ lành, phôi pha. Nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, không thể gạt bỏ và lãng quên một cách dễ dàng. Những tổn thương tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn những vết thương về thể xác.

Lậu ngôn

Là bạn tiết lộ đến mọi người những chuyện cơ mật, bí mật của người khác. Đối với những chuyện cơ mật có liên quan có liên quan đến một cá nhân hay cả một tổ chức. Thì bạn tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài nhé!

Lậu ngôn là liên quan đến vấn đề nhân phẩm. Và hậu quả của nó thậm chí nghiêm trọng đến mức bạn không lường trước được. Khi sự việc chưa xác định rõ ràng, thì tốt nhất bạn không nên lộ  để tránh ảnh hưởng xấu.

Nộ ngôn

Nội ngôn là những lời nói được thốt ra khi bạn nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ như con dao làm tổn thương người khác rất nhiều.

Nói không cần nghĩ, bị cảm xúc lấn át đi lý trí dẫn đến những lời nói bộc trực, giận giữ. Điều đó không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói sau khi bình tĩnh cảm thấy vô cùng có lỗi.

Mỗi khi cãi nhau nộ ngôn rất dễ xảy ra 

Thiền tịnh tâm để sửa mình

Như các bạn thấy trên đây là 5 kiểu ngôn ngữ mà có lẽ bạn sẽ thấy hình bóng bản thân mình trong đó. Có lẽ nhiều bạn cảm thấy đó là điểm yếu cần phải sửa ngay.

Và tôi nghĩ cách điều chỉnh các kiểu nói trên bạn cần kiên trì Thiền tịnh tâm mỗi ngày. Bạn không chỉ kiềm chế được ngôn từ mà còn có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Nếu bạn quan tâm đến Thiền tịnh tâm và muốn trải nghiệm về Thiền. Đừng quên tham khảo ngay các khóa học Thiền online, học Thiền offline tại Thiền Kim Tự Tháp ngay hôm nay nhé!

Trả lời