Thiền là phương pháp luyện tâm được nhiều người áp dụng. Theo nghiên cứu, Thiền Định mang tới rất nhiều điều ý nghĩa và tích cực trong cuộc sống. Nhưng đâu đó, vẫn tồn tại không ít những quan niệm chưa đúng về Thiền. Khiến cho thực hành Thiền bị hiểu một cách sai lệch.

Thiền Định là một loại tôn giáo

Nhiều người cho rằng Thiền là một hình thức tôn giáo, nhưng thực tế quan điểm này hoàn toàn sai lầm.

Thiền tĩnh tâm có thể giúp bạn tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn và không quá xem trọng vật chất. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải rời bỏ một cách hoàn toàn, mà chỉ là vơi bớt phần nào những tạp niệm, sân si. Nhờ vậy mà cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền không phải một tôn giáo hay một tín ngưỡng tâm linh

Ngay cả việc bạn đến với Thiền cũng không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ tôn giáo mà bạn đang có. Mà tuyệt nhiên, bất cứ một ai ở lứa tuổi nào, ở ngành nghề nào, có tín ngưỡng hay tôn giáo nào cũng đều có thể tham gia tập luyện. Chỉ cần bạn đủ sẵn sàng để đến với Thiền. Sẵn sàng khám phá bản thân và mở lòng mình ra đón nhận những điều mới lạ hay chưa mà thôi.

Người tập Thiền có những khả năng “siêu việt”

Những đồn đoán cho rằng người tập Thiền lâu năm có thể trở nên siêu việt. Ví dụ như bay lên hay đọc được suy nghĩ của người khác là không đúng.

Khi ngồi Thiền và luyện tập hít thở, cơ thể của bạn sẽ có cảm giác rất nhẹ nhàng. Nhưng đó chính là tâm trí của bạn khi được thả lỏng, thư giãn chứ không phải một kỳ tích siêu nhiên nào cả.

Do đó, đừng coi đây là mục đích để bạn đến với Thiền Định. Bởi vị sự mong cầu của bạn quá xa vời so với thực tế và khiến cho suy nghĩ của bạn ẩn chứa tạp niệm.

Rất khó để Thiền thành công

Trong cuộc sống, không có bất cứ việc gì là dễ dàng cả. Ngay cả việc thiền cũng vậy, không thể ngày một ngày hai là có thể đạt đến cảnh giới cao nhất của Thiền và Thiền tĩnh tâm.

Không nên quá gượng ép bản thân, cũng đừng tập trung thái quá hay vội vàng để đạt mục tiêu. Vì suy nghĩ đó hoàn toàn đi chệch sứ mệnh vốn có của Thiền Định.

Nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà chán nản bỏ cuộc. Bởi Thiền tĩnh tâm là cả một quá trình luyện tâm mỗi ngày, là cách giúp bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

Thiền là phương pháp luyện tâm dành cho tất cả mọi người

Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì đừng ngại nhờ một giáo viên hướng dẫn. Họ là những người Thiền lâu năm, có kinh nghiệm, có kỹ thuật, họ biết nên hướng bạn đến với Thiền bằng cách nào, bài tập ra sao,…

Nhờ vậy mà hành trình chinh phục Thiền của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhiều thú vị và hứng thú hơn. Cũng là cách để bạn biến các bài tập Thiền trở thành thói quen lành mạnh được thực hiện mỗi ngày.

Thiền không dành cho tất cả mọi người

Bạn sai rồi! Thiền là phương pháp luyện tập lắng nghe hơi thở dành cho tất cả mọi người. Thiền cho trẻ em, Thiền cho doanh nhân, Thiền cho người nội trợ, Thiền cho dân văn phòng, Thiền cho tu sĩ, Thiền cho người lớn tuổi,…Dù bạn đang ở lứa tuổi nào, đang làm công việc gì và ở bất cứ đâu cũng có thể ngồi Thiền.

Một nhà sư họ có thể dành ra cả ngày để luyện tập Thiền thì bạn không nhất thiết rằng bạn cũng phải thực hiện y chang như vậy. Bởi Thiền là luyện tâm, luyện sự tập trung, lắng nghe hơi thở, lắng nghe chính mình. Và bạn có thể làm được điều đó nếu có sự nhẫn nại, duy trì việc ngồi Thiền mỗi ngày.

Thiền Định chỉ dành cho những người có “dư giả” thời gian

Cuộc sống quá đỗi bận rộn và bộn bề những lo toan là các lý do khiến cho người ta liên tục trì hoãn việc đến với Thiền. Thậm chí họ còn cho rằng phương pháp luyện tập này chỉ dành cho những người có thật nhiều thời gian. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn không như nhiều người nghĩ.

Bạn có thể Thiền ở bất cứ đâu, chỉ cần tâm bạn tĩnh mà thôi

Sẽ thật tốt nếu như bạn có một quỹ thời gian vừa phải để dành cho việc ngồi Thiền mỗi ngày. Nhưng nếu như không thể, hãy cố gắng dành 5 phút để tĩnh tâm mỗi ngày. Ngay cả như vậy, bạn vẫn sẽ có được những lợi ích tuyệt vời từ Thiền.

Thiền là ngồi yên một tư thế

Ngồi yên với tư thế hoa sen là một cách tốt để Thiền. Nhưng đó chưa phải là cách ngồi Thiền duy nhất.

Ngoài ra, bạn còn có thể Thiền bằng cách tập yoga, tập trung vẽ một bức tranh hoặc Thiền Kim Tự Tháp,… Điều quan trọng ở đây là bạn có thể lắng nghe hơi thở của mình. Cảm nhận những suy nghĩ từ sâu bên trong của bản thân. Để vỗ về, xoa dịu những bất an và trở nên mạnh mẽ, tích cực hơn khi về với thực tại.

Đó là những quan niệm chưa đúng về Thiền Định mà rất nhiều người vẫn đang hiểu lầm. Nhưng sau cùng, làm thế nào để Thiền một cách hiệu quả nhất? Hãy tiếp tục tham khảo những nội dung sau đây.

Quá trình khám phá bản thân từ Thiền Định

Nếu như bạn đã sẵn sàng để tiếp nhận Thiền một cách chính thức, hãy chuẩn bị ngay cho giai đoạn đầu tiên của mình. Cụ thể:

Đặt ra mục tiêu khi đến với Thiền

Lý do đến với Thiền của mỗi người là không giống nhau. Và tôi tin rằng bạn cũng giống như vậy! Do đó, hãy bắt đầu với Thiền bằng việc suy nghĩ xem mục tiêu bạn đặt ra khi tập Thiền là gì?

Là chữa bệnh, là chữa lành những tổn thương tâm lý, là học cách cân bằng cảm xúc. Hay để phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của mình. Dù lý do có là gì đi chăng nữa thì ít nhất bạn cũng đã có cho mình một mục tiêu rõ ràng. Nhờ vậy mà quá trình luyện tập của bạn sẽ đi đúng hướng. Và đạt được hiệu quả theo đúng như sự mong cầu của bạn.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều tình huống không thực sự phức tạp đến vậy. Họ đến với Thiền Định chỉ với mục đích giải tỏa căng thẳng, lắng nghe cơ thể của mình và nâng niu những cảm xúc của bản thân. Đó cũng là lúc bạn có cho mình một lý do để đến với Thiền.

Việc còn lại chỉ là thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở, dáng ngồi và loại bỏ hết những lo lắng của bản thân ra khỏi tâm trí.

Chuẩn bị tâm lý và không gian Thiền

Trước khi đi vào các bài tập, bạn cần có vài sự chuẩn bị. Ví dụ như:

  • Một không gian ngồi Thiền yên tĩnh, không bị làm phiền.
  • Sử dụng đệm ngồi Thiền để cơ thể cảm thấy thoải mái khi luyện tập.
  • Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi để cơ thể được thả lỏng hoàn toàn.
  • Chọn thời gian tập luyện thích hợp trong ngày.
  • Chuẩn bị cho mình một chiếc đồng hồ bấm giờ.
  • Thực hiện vài động tác giãn cơ và khởi động nhẹ trước khi luyện tập.

Vài sự chuẩn bị này sẽ giúp cho bạn có được những giây phút thư giãn và tập trung cao độ khi luyện tập. Đây cũng là những lưu ý đặc biệt quan trọng đối với người mới khi bắt đầu làm quen với Thiền.

Giai đoạn tập Thiền căn bản

Hãy làm quen với Thiền từ những tư thế, bài tập căn bản nhất. Mỗi ngày bạn chỉ cần tập luyện từ 5 đến 10 phút để cơ thể dẫn thích nghi với kỹ thuật thiền.

Về tư thế ngồi Thiền

Ngồi trên nệm với chiếc lưng thẳng là tư thế căn bản của Thiền. Tư thế ngồi thẳng này giúp bạn tập trung hoàn toàn vào nhịp thở của mình.

Còn chân, hãy xếp ở bất cứ tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Có thể duỗi thẳng hoặc bắt chéo. Nhưng quan trọng nhất là tư thế ngồi của bạn phải được giữ thẳng trong suốt quá trình tập luyện.

Tư thế ngồi Thiền đúng là yếu vô cùng quan trọng

Có nhiều người thường không biết nên làm gì với đôi bàn tay hoặc đôi lúc cảm thấy chúng thừa thãi. Nếu bạn quan sát trên tivi, sẽ thấy người ngồi Thiền thường nắm hờ tay và đặt lên đầu gối.

Nhưng không nhất thiết phải làm vậy nếu như bạn cảm thấy không thực sự thoải mái. Bạn có thể nắm tay lại, để trong lòng hoặc thả lỏng chúng bên hông cũng được. Miễn sao tâm trí của bạn được thư giãn và chỉ tập trung vào hơi thở của mình mà thôi.

Khi thiền, bạn có thể hơi nghiêng cằm một chút như thể đang nhìn xuống dưới. Như vậy lồng ngực sẽ nở ra và việc hít thở được thực hiện dễ dàng hơn. Còn nữa, bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt khi thiền đều được. Chỉ cần bạn không bị xao nhãng bởi những âm thanh, màu sắc và các tác động khác xung quanh mình.

Hẹn giờ cho mỗi buổi tập

Sau khi bạn tìm được cho mình tư thế ngồi Thiền thoải mái nhất, hãy cài đặt chế độ hẹn giờ cho mỗi bài tập. Trong những buổi tập đầu tiên, thời gian không cần quá dài, điều đó dễ khiến cho bạn trở nên áp lực.

Thay vào đó, mỗi bài tập chỉ nên thực hiện từ 3 đến 5 phút. Sau đó tăng dần lên tới 15 phút, 30 phút hoặc hơn nếu bạn đã sẵn sàng.

Nhịp thở – Thứ duy nhất bạn cần tập trung khi ngồi Thiền

Khi Thiền tịnh tâm, bạn nên hít vào và thở ra bằng mũi và khép miệng lại khi thở. Đừng siết chặt hàm hay nghiến răng, hãy để cho cơ hàm của bạn được thư giãn và thoải mái nhất ngay cả khi bạn không mở miệng.

Khi hít thở, bạn đừng cố phân tích nó, cũng không nên suy nghĩ vẩn vơ về những căng thẳng trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy tập trung vào một điều gì đó tích cực hơn và kích hoạt trí tưởng tượng của mình.

Thiền Định mang tới sự thư thái, an yên từ trong tâm cho mỗi người

Có đôi lúc nhịp thở sẽ đi lan man, đừng vội lo lắng mà hãy lấy dần sự tập trung trở lại. Việc đếm nhịp thở hoặc niệm chú có thể giúp bạn đôi chút trong tình huống này.

Sau cùng, khi đồng hồ đã điểm. Hãy chầm chậm mở mắt ra, quay về thực tại và cảm nhận sự thư thái của cơ thể. Tôi tin rằng bạn sẽ có một cảm giác rất khác, rất tuyệt vời mà trước đó có thể bạn chưa từng được khám phá.

Tạm kết

Kim Tự Tháp hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn – một người mới đến với Thiền Định. Một góc nhìn đúng đắn về Thiền sẽ giúp bạn chạm đến chân tâm của mình và đạt được hiệu quả tập luyện ở mức cao nhất.

Trả lời