Thiền Định là phương pháp luyện tâm không giới hạn độ tuổi. Ngay cả với con trẻ, Thiền cũng được coi là bí quyết giúp nuôi dưỡng những cảm xúc nhỏ giản dị trong tâm hồn. Giúp con trở thành một người giàu tình yêu thương, thông tuệ và an nhiên trong cuộc sống.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Định cho bé là một trong những phương pháp rèn luyện rất tích cực

Thiền cho bé là gì?

Thiền là phương pháp giúp con người rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Giúp cân bằng cảm xúc, giúp xua tan những mệt mỏi, lo âu và trở nên lạc quan, tích cực hơn trong cuộc sống.

Vì vậy mà ngày càng có nhiều người, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vị trí xã hội đến với Thiền.

Nhưng ở một góc độ khác mà có lẽ chính bản thân họ cũng chưa hề biết. Đó là Thiền Định còn là phương pháp rất tuyệt vời trong nuôi dạy con trẻ. Nhất là với những trẻ sống ở khu vực thành thị náo nhiệt. Nơi mà con bị giới hạn không gian vui chơi, nơi con thiếu thốn nhiều trải nghiệm.

So với việc dành phần lớn thời gian cho các thiết bị điện tử như smartphone, tivi,.. thì việc dạy con Thiền sẽ tốt hơn rất nhiều. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng khi cả gia đình cùng ngồi bên nhau, kết nối với nhau và thư giãn với nhạc Thiền.

Khoa học cũng chứng minh rằng, Thiền cho bé sẽ giúp trẻ có sự phong phú về cảm xúc, trở nên bình tĩnh và thông tuệ hơn. Đó chính là lý do khiến cho nhiều phụ huynh hướng cho con đến với Thiền thật sớm.

Những lợi ích bất ngờ của Thiền Định với con trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Thiền là một trong những phương pháp hỗ trợ giúp cho trẻ có được sự phát triển toàn diện. Nếu như trẻ được dạy Thiền đúng cách, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan, học giỏi và luôn tràn đầy những năng lượng tích cực.

Cụ thể, phương pháp Thiền mang lại cho con những lợi ích hết sức tuyệt vời sau đây:

Thiền giúp trẻ em được thư giãn

Nếu như bạn cho rằng con trẻ chưa phải lo toan nhiều. Và sẽ không có nhiều phiền muộn như người lớn thì tôi e rằng bạn đã sai. Bởi nhận định này có lẽ chỉ đúng vào thời điểm của thế hệ chúng ta. Khi mà cuộc sống còn hết sức đơn thuần và chưa hề có sự lệ thuộc vào công nghệ, máy móc.

Thiền là phương pháp giúp con thư giãn, bớt căng thẳng

Trong khi hiện nay, trẻ nhỏ thậm chí có bạn chưa được một tuổi đã tiếp xúc rất nhiều với tivi, smartphone, laptop,…

Những thiết bị công nghệ này với nội dung đa chiều dễ khiến cho trí não của trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tạm dừng khả năng tư duy, thay vào đó là sự tưởng tượng và bắt chước. Điều này thực sự không hề tốt đối với sự phát triển não bộ và thiên bẩm sáng tạo của trẻ.

Thay vì để con trở nên quá mải mê với các thiết bị đó, hãy tập cho con ngồi Thiền. Để con có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, suy nghĩ trở nên tập trung hơn. Nhờ vậy mà con không còn tỏ ra cố chấp, bướng bỉnh mà sẽ dễ chấp nhận lời khuyên của cha mẹ hơn.

Thiền giúp con rèn luyện tính tập trung để học tập tốt hơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em theo học Thiền có kết quả học tập rất tốt. Bởi việc luyện tập thả lỏng cơ thể và cho tâm trí được nghỉ ngơi. Thư giãn sẽ giúp con giải tỏa được những căng thẳng, áp lực được tạo ra trong thi cử.

Không những vậy, con còn rèn luyện được sự tập trung và áp dụng trí tưởng tượng phong phú vào quá trình học tập của mình. Khi con không còn căng thẳng bởi bài tập và các đề thi. Tâm lý của con tự nhiên sẽ được thoải mái để phát huy hết năng lực của mình.

Nhờ đó mà con sẽ càng có hứng thú hơn trong học tập và không ngừng học hỏi những kiến thức, điều hay trong cuộc sống.

Thiền rèn cho con tính kiên nhẫn

Hay bực bội, dễ bỏ cuộc, hấp tấp, nóng vội… là đặc điểm của rất nhiều trẻ nhỏ. Tính cách này sẽ không tự nhiên mất đi hay thay đổi. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bố mẹ không điều chỉnh được cho con những điều này. Bởi vì chúng sẽ tác động đến cảm xúc, nhân cách và bản lĩnh của con khi trưởng thành.

Để rèn cho con tính nhẫn nại và bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề thì Thiền Định chính là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất.

Ngồi Thiền giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và tính nhẫn nại

Bằng việc ngồi Thiền, nghe nhạc và điều chỉnh hơi thở, tâm lý và cảm xúc của con sẽ được cân bằng lại. Trẻ sẽ bớt bướng bỉnh hơn, biết quan sát biểu cảm của bố mẹ, từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ của mình.

Nếu như việc tập luyện ngồi Thiền được thực hành thường xuyên, con sẽ cần hình thành được tính cách kiên trì, nhẫn nại. Thay vì vội vàng, hấp tấp, con sẽ dần biết lắng nghe hơn và suy nghĩ thấu đáo hơn trước khi hành động.

Điều này không những tốt cho sự phát triển về trí tuệ của con. Mà còn là tiền đề để con trở thành một người chín chắn, hiểu chuyện và có bản lĩnh khi trưởng thành.

Trẻ có thể học Thiền từ mấy tuổi?

Khác với người lớn, trẻ nhỏ thường có tính hiếu động và thiếu nhẫn nại. Nếu như không thực sự hứng thú và đam mê, con khó có thể theo đuổi một môn học nào. Chính bởi vậy, sự tham gia, động viên của cha mẹ là hết sức quan trọng.

Và sau đây là các giai đoạn vàng mà bạn nên nắm bắt để con dần đến với Thiền:

Cho con làm quen từ giai đoạn thai kỳ

Khoa học chứng minh, những thai phụ thường xuyên nghe nhạc Phật Thiền Định sẽ có một thai kỳ đầy hạnh phúc. Việc giữ tâm trí ở trong trạng thái thư thái, thoải mái sẽ giúp họ thoát khỏi stress, trầm cảm và những lo lắng khi làm mẹ. Nhờ vậy mà tâm trạng của họ luôn vui vẻ, yêu đời.

Em bé hoàn toàn có thể cảm nhận được âm nhạc ngay từ trong bụng mẹ

Tuyệt vời hơn cả là em bé trong bụng mẹ cũng sẽ cảm nhận được âm nhạc và có được năng lượng tích cực từ mẹ. Những thanh âm của Thiền Định dần trở nên quen thuộc với bé hơn. Bé sẽ rất thích thú mỗi khi được nghe nhạc cùng mẹ.

Giai đoạn này chính là cách để bạn cho con được tiếp xúc một cách tự nhiên nhất với Thiền. Gợi mở cho con sự hứng thú tìm hiểu và khám phá sau này.

Giai đoạn 3 tuổi

Ngay từ môi trường mẫu giáo, con đã được các cô cho làm quen với các bài tập Thiền đơn giản. Chẳng hạn như Thiền tô màu, Thiền bước đi, Thiền ngắm hoa,… trong trạng thái mở mắt bình thường.

Với thời gian luyện tập ngắn và có nhiều bạn cùng tham gia, con sẽ hào hứng tiếp nhận các bài tập, tư thế yoga và Thiền đơn giản. Đây cũng là một bước đệm để con dần đến với Thiền Định.

Giai đoạn từ 6 đến 8 tuổi

Trẻ trong giai đoạn từ 6 đến 8 tuổi có thể theo học các lớp Thiền. Được hướng dẫn các bài Thiền nhẹ nhàng như tư thế ngồi yên lặng, nhắm mắt lại và tập hít thở.

Đây là thời điểm rất quan trọng để tạo cho con sự yêu thích khi đến với Thiền Định. Do đó, cha mẹ có thể luyện tập và tham gia cùng con để trẻ có thêm động lực.

Giai đoạn từ  9 đến 12 tuổi

Hiện nay có rất nhiều cha mẹ có con trong độ tuổi này đăng ký tham gia các lớp Thiền. Tại đó, các con sẽ được luyện tập theo nhóm với các bài tập về sự tập trung và trí tưởng tượng.

Nhờ thiền, con sẽ phần nào nhận thức được bản thân của mình, nắm rõ điểm mạnh để phát huy. Đồng thời khắc phục những điểm hạn chế như nóng tính, bướng bỉnh, thiếu nhẫn nại.

Phương pháp Thiền nào sẽ phù hợp với trẻ em?

Tâm lý của con trẻ luôn thích tò mò và khám phá những điều mới lạ. Với thiền cũng vậy, có thể con chưa có sự tập trung và kiên nhẫn ngay từ đầu. Nhưng nếu như con được hướng dẫn đúng cách thì chúng sẽ thích ứng cực kỳ nhanh.

Và sau đây sẽ là những phương pháp Thiền phù hợp với trẻ:

Thiền bằng cách tưởng tượng (Thiền động)

Cách Thiền này có thể áp dụng cho bé từ 3 tuổi trở nên. Phương pháp Thiền động này có thể thực hiện bằng việc dạy bé cách im lặng, tập trung để tô hoặc vẽ một bức tranh.

Việc tập trung vào bức tranh sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của bé. Chúng sẽ chỉ để ý đến màu sắc mà không bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Để giúp bé, bạn có thể gợi ý cho bé các chủ đề vẽ tranh liên quan đến thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, tranh tĩnh vật.

Thiền hơi thở

Đây là phương pháp Thiền có thể áp dụng đồng thời với cả người lớn và trẻ em. Ở trong không gian yên tĩnh, bạn chỉ cần hướng dẫn bé ngồi thẳng ở vị trí cân bằng một cách thoải mái. Ví dụ như trong phòng học, công viên, phòng khách.

Hãy hướng dẫn bé luyện tập hít vào, thở ra đều đặn. Quan sát và tập trung vào hơi thở của mình, không để ý điều gì khác.

Mỗi lứa tuổi sẽ có bài tập Thiền khác nhau

Loại Thiền thở này rất dễ thực hiện với những bé khi mới bắt đầu tập Thiền. Bằng việc bắt chước cha mẹ, chúng sẽ có hứng thú hơn khi luyện tập.

Thiền hoa sen

Từ câu chuyện hoa sen mọc lên từ bùn hôi tanh nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm mang tới cho trẻ nhiều thông điệp ý nghĩa. Cùng với âm nhạc nhẹ nhàng, bay bổng, bé sẽ cảm nhận được một cách chân thực nhất về chính mình.

Tưởng tượng bản thân cũng như đoá sen đó, luôn vươn lên và lan tỏa những điều tuyệt vời. Đây cũng là cách giúp bé hình thành những suy nghĩ tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống.

Cách dẫn dắt con đến với Thiền Định

Một trong những người thầy đầu tiên và gần gũi nhất với con trong cuộc sống, đó chính là cha mẹ. Do đó, nếu như bạn muốn hướng con đến với Thiền thì trước mắt hãy trở thành tấm gương cho con trong việc Thiền.

Ví dụ như:

  • Hãy là một Thiền sinh tốt, hãy chăm chỉ luyện tập mỗi ngày để trẻ học theo bố mẹ.
  • Duy trì việc Thiền vào thời gian cố định mỗi ngày để con hình thành sự tự giác và thói quen giờ giấc.
  • Chọn cho con bài tập phù hợp.
  • Không để con tự tập, không bắt con luyện tập quá lâu.
  • Mở lòng ra để tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn về việc học tập của con, bạn bè của con và các vấn đề khác trong cuộc sống.
  • Động việc đúng lúc, nghiêm khắc khi cần thiết.
  • Cùng con đến với các lớp Thiền Định.

Hiện nay, việc tham gia các lớp Thiền dành riêng cho trẻ là lựa chọn của nhiều bậc làm cha mẹ.

Với hy vọng con sẽ có được không gian lý tưởng nhất, được gặp gỡ nhiều bạn bè, được học các bài tập phù hợp với lứa tuổi. Và quan trọng hơn là con sẽ học được tính tự giác, chăm chỉ, biết chia sẻ và hòa đồng với các bạn.

Thiền Định giúp cho trẻ có cảm xúc tích cực

Tạm kết

Việc có một em bé hạnh phúc chính là tài sản quý giá nhất đối với cha mẹ. Và Thiền Định là một trong những phương thức giúp bạn đạt được điều đó.

Thiền Kim Tự Tháp hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ một phần nào đó giúp bạn có được định hướng trong việc nuôi dạy con trẻ. Để trở thành những bậc cha mẹ tâm lý luôn thấu hiểu và biết khơi dậy những tiềm năng thiên bẩm trong con.

Trả lời