Đó là Ma trận, như Ta đã từng nói. Đó là Ma trận mà con gửi tín hiệu đến những người khác – Thông điệp, chữa lành, và những tác động vật lý khác – đôi khi được tạo nên bởi cá nhân nhưng phần lớn đều đến từ ý thức nhóm.

Những nguồn năng lượng vô kể này, như Ta đã giải thích, hấp dẫn lẫn nhau. Nó được gọi là Luật Hấp Dẫn. Nguồn năng lượng này hấp dẫn nguồn năng lượng khác.

Ý nghĩ hấp dẫn ý nghĩ xuyên suốt trong Ma trận – và khi có đủ những nguồn năng lượng giống nhau, nó sẽ “Vón cục lại cùng với nhau” để rồi rung động sẽ nặng hơn, nó di chuyển chậm xuống – và sẽ trở thành Vật chất.

Ý nghĩ tạo nên thể ở dạng vật lý – và khi nhiều người nghĩ về 1 điều giống hệt nhau, thì khả năng rất cao ý nghĩ đó sẽ ở thành Hiện thực.

(Đó là lý do “Chúng tôi cầu nguyện cho bạn” là lời cầu khẩn cực kỳ mạnh mẽ. Nó sẽ có tác động đủ mạnh để những lời cầu nguyện được điền vào trong 1 quyển sách).

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Nó cũng đúng khi những ý nghĩ nguyền rủa có thể tác động một cách cực kỳ mạnh mẽ. Ý niệm nhân loại về nỗi sợ hãi, sự tức giận, thiếu hụt, khan hiếm có thể tạo nên những trải nghiệm vươn xa đến toàn cầu hay một khu vực cụ thể, khi mà ý thức nhóm được đẩy lên cao trào nhất.

Liên Bang Mỹ là một ví dụ. Từ lâu họ đã cho rằng đây là quốc gia “Dưới gót chân Thiên Chúa, không thể bị chia cắt, mang đến tự do và công lý đến tất cả mọi người.” Thật không ngẫu nhiên khi quốc gia này vươn lên để trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ cũng đang đánh mất những điều mà họ đã phải làm việc chăm chỉ để gây dựng nên – Quốc gia này dường như đã đánh mất đi tầm nhìn của họ.

Câu nói “Dưới gót chân Thiên Chúa, không thể bị chia cắt” nghĩa là họ biểu lộ Sự Thật Hợp Nhất của Vũ Trụ; một ma trận cực kỳ khó để có thể phá hủy. Nhưng Ma trận này đã yếu dần. Tự do tôn giáo đã trở thành sự chia cắt tôn giáo để rồi gây nên sự không khoan nhượng trong tôn giáo. Có tự do cá nhân nhưng trách nhiệm cá nhân đã biến mất.

Khái niệm trách nhiệm cá nhân đã bị bóp méo với khẩu hiệu “Mọi người vì đúng một người”. Đó là khái niệm mới mà con có thể hình dung là nó sẽ quay trở lại thuở nước Mỹ ban đầu với chủ nghĩa cá nhân bất bình đẳng.

Nhưng ý nghĩa khởi thủy của trách nhiệm cá nhân được hình thành nên bởi Tầm nhìn nước Mỹ cũng như giấc mơ của người Mỹ mang cho mình ý nghĩa sâu sắc nhất về biểu hiện rõ ràng và cực kỳ nhân văn của Tình Bằng Hữu.

Điều đã tạo nên nước Mỹ vĩ đại không phải bởi vì một người bị dính mắc bởi sự tồn tại của chính anh ấy mà bởi tất cả đều chấp thuận rằng mỗi người đều gánh lấy trách nhiệm cá nhân cho sự sống còn của tất cả.

Hoa Kỳ đã từng là một quốc gia chưa bao giờ quay lưng lại với những người đói khát, chưa bao giờ nói không với những người cần đến mình, sẵn sàng mở rộng vòng tay để đón chào những người khốn khổ và vô gia cư, và chia sẻ sự thịnh vượng đến toàn thế giới.

Để rồi Hoa Kỳ trở nên vĩ đại, và Hoa Kỳ càng ngày càng tham lam hơn. Không phải tất cả, nhưng đại đa số. Và khi thời gian càng trôi qua, họ càng tham lam rồi tham lam hơn nữa.

Những người Mỹ đã nhìn cách thức để sở hữu tài sản và họ tìm cách để nó có hiệu quả hơn. Duy chỉ có 1 con đường để một người có được càng nhiều, càng nhiều hơn trong khi những người khác nhận được càng ít, càng ít, càng ít đi.

Bởi sự tham lam đã thay thế sự vĩ đại trong tính cách của người Mỹ nên đã không còn nữa lòng trắc ẩn sâu bên trong mỗi con người. Những người kém may mắn hơn đã nói rằng “Chết tiệt, đó là lỗi của tôi” nếu tôi không có được nhiều hơn. Sau tất cả, Hoa Kỳ trở thành Lãnh thổ của những cơ hội, phải không? Không ai ngoại trừ những người kém may mắn hơn thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã bị giới hạn.

Trả lời