Với những người theo phật giáo thì Thiền ông đạo giả là gì không quá khó. Tuy nhiên từ này với nhiều người còn khá mới lạ. Chính vì vậy trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cụm từ này theo Tự điển Phật học.

Thiền ông đạo giả theo tự điển phật là gì?

Theo Tự điển Phật học, Thiền ông đạo giả có nghĩa là Thiền Sư Thiền Ông (902-979). Thiền Sư Thiền Ông có quê làng Cổ Pháp. Ngay từ thuở còn rất nhỏ sư đã không thích cuộc đời trần tục. Sau này Sư xuất gia và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đinh Trưởng Lão.

Sư là Pháp tử đời thứ mười một của dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư chính là trụ trì ở chùa Song Lâm thuộc làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Niên hiệu là Thái Bình thứ mười triều Đinh (979. Sư viên tịch năm 979, thọ 78 tuổi.

Trên đây là ý nghĩa của từ Thiền ông đạo giả trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Đôi nét về Thiền ông đạo giả trong tự điển Phật Giáo

Một số thông tin về dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Theo Thiền Uyển Tập Anh, dòng Thiền phái này do ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư là người Nam Thiên Trúc thuộc Ấn Độ và thuộc dòng dõi Bà-la-môn. Từ thủa nhỏ sư đã có ý chí khác với người thường, sư đã đi khắp nơi để cầu học phật pháp.

Đến năm 547, Sư sang Trung Quốc. Khi sang Sư có cơ hội yết kiến với Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tam tổ Tăng Xán, Sư đem lòng kính mộ và đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im, nhắm mắt không nói. Lúc này Sư đứng im suy nghĩ bỗng nhiên tự ngộ liền quỳ xuống lạy ba lạy. Tam tổ Tăng Xán thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn theo Tổ nhưng Tổ lại khuyên Sư nên đến phương Nam giáo học.

Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỉ thứ 6 là khoảng năm 580 đến cuối đời Lý và đã truyền thừa được 19 đời với 49 người.

Trong Thiền phái Tỳ Ni bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm và có khuynh hướng thiên về Mật giáo. Chính vì vậy, tuy có tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng nghiên cứu Kinh – Luận. Thiền phái có khuynh hướng nhập thế để giúp người dân, chính vì vậy Thiền phái này sử dụng thuật phong thủy – sấm vĩ và một số tín ngưỡng dân gian để làm thiện xảo và dẫn dắt người dân vào đạo.

Thông tin về dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Về mặt bản thể Thiền phái này chủ trương thực tại siêu việt Không và Có, từ đó tiến đến mặt nhân sinh cũng cần vượt lên trên cả Sinh và Tử. Vì vậy, tác giả Nguyễn Lang đã có sự nhận xét tổng quan về thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi như sau: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi chịu ảnh hưởng chính từ Phật Giáo Ấn Độ. Ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Đây là một Thiền phái rất có tính cách của dân tộc Việt Nam. Thiền phái vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.

Từ những đặc tính trên, trong lịch sử Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã xuất hiện rất nhiều thiền sư lỗi lạc có công lớn với đạo và đời. Có thể kể đến những vị Thiền Sư tiêu biểu như: Trưởng lão La Quý , thiền sư Pháp Thuận , Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Đạo Hạnh, Tăng thống Huệ Sinh, Quốc sư Minh Không , Tăng thống Khánh Hỷ , Quốc sư Viên Thông.

Trên đây là thông tin về thiền ông đạo giả và dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về phật giáo Việt Nam.

Trả lời