Thiền Sư Ô Sào một vị sư nổi tiếng của Trung Quốc đời nhà Đường. Theo sự tích Trung Quốc kể lại thì vị sư này sống ở tổ quạ trên cây. Là một vị sư đắc đạo, nhà sư này được biết đến nhiều hơn qua điển tích gặp gỡ với nhà thơ lừng danh đời Đường – Bạch Cư Dị.

Giới thiệu về Thiền Sư Ô Sào

Thiền Sư Ô Sào, người đời gọi nhà sư với danh xưng như vậy là do cách sống rất khác biệt của sư. Vào thời phong kiến, nhiều nhà sư tìm đến những sơn động, am động để ở ẩn, để tụng kinh niệm Phật. Nhưng Ô Sào Thiền Sư lại khác, sư sống ở tổ quạ trên cây.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Ô Sào Thiền Sư sống ở tổ quạ trên cây

Ô Sào Thiền Sư họ Phan, thuộc quận Phú Dương, mẹ là người họ Châu. Tương truyền bà nằm mộng nuốt ánh sáng mặt trời mà cấn thai sư. Vào ngày bà hạ sinh sư khắp căn phòng ngập mùi hương lạ vì thế được đặt tên là Hương Quang. Mặc dù xuất gia từ năm 9 tuổi, nhưng phải đến năm 21 tuổi sư mới được thọ giới.

Sau khi thọ giới tại chùa Quả Nguyên, Kinh Châu sư lại đến học với sư Phục Lễ Kinh Hoa Nghiêm, Khởi Tín Luận tại chùa Tây Minh, Trường An. Khi vua Đường mời Thiền Sư Quốc – Kinh Sơn Đạo Khâm vào triều, sư cũng đến ra mắt và đạt được chính pháp. Sau thì sư về Nam trụ chùa Vĩnh Phúc – Côn Sơn. Tại núi Tần Vọng, sư thấy có cây tùng cao lớn, xum xuê, rậm rạp tán xòe như cái lọng thì bèn lên cây làm nhà để ở nên người đời gọi là Ô Khòa Thiền Sư. Bên cạnh chỗ sư ở lại có một tổ chim Khách (Thước) nên sư còn được gọi là Thiền Sư Ô Sào.

Cuộc gặp gỡ với nhà thơ tài hoa đời Đường – Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị, ông không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được người đời biết đến mà ông còn là một vị thái thú liêm minh của nhà được. Ông giữ chức thái thú ở Hàng Châu. Vào nhà Đường niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (822) Bạch Cư Dị vào núi yết kiến thiền sư, thấy sư ngồi trên tổ chim thì hỏi: “Sao Thiền sư ngồi nơi nguy hiểm quá vậy”.

Cuộc gặp gỡ giữa thiền sư và Bạch Cư Dị

Đáp lại câu hỏi của nhà thơ, sư lại cho rằng chỗ ngồi của nhà thơ mới nguy hiểm hơn rất nhiều. Vị Thái thú không hiểu cho rằng mình là vị quan trọng yếu của triều đình. Ông cho rằng vị trí của ông trấn giữ cả một giang sơn thì không thể nào nguy hiểm được.

Nhà sư liền giải thích rằng: Chốn quan trường luôn thay đổi, thường có những tranh chấp lẫn nhau. Bạch Cư Dị thân làm thái thú dưới 1 người mà trên vạn người. Xong nếu được vua thương thì các quan lại sẽ ghét, mà nếu sống được lòng dân thì sẽ mất lòng vua. Vì lẽ đó tính mạng của Bạch Cư Dị và thân quyến nằm trên đầu lưỡi của thiên hạ, như vậy đương nhiên là nguy hiểm.

Sau khi được sư giác ngộ thì Bạch Cư Dị đã thấu hiểu được vấn đề và hỏi sư rằng: “Thế nào là đại ý Phật pháp?”. Sư trả lời: “Chớ làm điều ác, điều thiện nên làm.” Nghe xong thái thú cảm thấy thất vọng: “đạo lý đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói”.

Nghe lời than vãn của thái thú đương triều, sư mỉm cười thong dong: “Đúng thế! Đứa trẻ ba tuổi cũng nói được, nhưng ông lão 80 tuổi làm chưa xong.” Sau đó thái thú lại dùng thơ để hỏi Thiền sư về chuyện phù sanh, cũng được Thiền sư đáp lại bằng thơ, cuối cùng thái thú đã giác ngộ và cáo biệt ra về. Từ đó thái thú học đạo với thiền sư. Không bao lâu sau thái thú “hoát nhiên đại ngộ” dưới sự dẫn dắt của thiền sư.

Đạo lý nhà Phật đứa trẻ lên 3 cũng nói được, ông già 80 làm không xong

Điển tích Thiền Sư Ô Sào gặp Bạch Cư Dị là một điển tích mà người tu hành không ai là không biết.Từ cuộc gặp gỡ cho thấy được sự tài năng và đức độ của người tu hành. Người đời sau đã lấy đó mà học hỏi, mà rút kinh nghiệm.

Trả lời