Không gian Thiền là một yếu tố quan trọng giúp người Thiền tu tâm, tập trung vào thiền để mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trí óc, suy nghĩ cũng như sức khỏe của người tu tập. Hiện nay có rất nhiều không gian được chọn để Thiền hiệu quả như quán cafe Thiền, phòng ngủ, sân vườn,….trong đó nổi lên một mô hình Thiền bắt nguồn từ Nhật: Vườn Thiền Garden. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật Thiền này trong bài viết dưới đây.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Tìm hiểu Vườn Thiền Garden

Vườn Thiền garden là gì?

Là một thuật ngữ, một mô hình, một loại hình nghệ thuật khá phổ biến với người tìm hiểu về Thiền. Vườn Thiền garden được hiểu chính xác đó chính là một loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản, các thiền sư Nhật mượn mô hình này để thuận tiện cho việc tu học.

Vườn Thiền garden không được hiểu là một vườn cây xanh, cây cối tươi tốt, chim kêu ríu rít, cá koi bơi lội trong hồ hay các điểm du lịch nghỉ dưỡng mà nó đơn giản được hình thành từ cát, sỏi, cây bụi, rác trên những mảng bám đâu đó trên đá.

Mô hình vườn Thiền này có nguồn gốc hình thành từ đất nước hoa anh đào, trải qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành (thế kỷ thứ 5- thế kỷ 8), thời kỳ heian (thế kỷ 8 – thế kỷ 12) và cuối cùng là thời kỳ Muromachi (thế kỷ 14- 16). Hiện nay mô hình vườn thiền này xuất hiện khá phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì Nhật Bản, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm của mô hình Vườn Thiền garden

Đặc điểm của mô hình Vườn Thiền garden tưởng rằng đơn giản nhưng thực chất còn rất nhiều ý nghĩa mà giới nghiên cứu vẫn đang đi tìm, khám phá từng ngày.

Sử dụng cát và sỏi làm nguyên liệu chính

Trước hết, nguyên liệu chính để tạo vườn Thiền chính là cát, sỏi và cây cỏ bụi. Đây là những nguyên liệu tĩnh, không chuyển động mà bất biến để tạo nên một không gian tĩnh lặng, yên bình. Những nguyên liệu này phải được chọn lọc kỹ càng và kích thước nhỏ chứ không lớn – mang đến cảm giác bình yên, nhỏ bé. Ngoài hai nguyên liệu chính này vườn Thiền garden còn sử dụng thêm rêu xanh, cây cảnh, thảm cỏ hay một số yếu tố khác để tô điểm cho khung vườn.

Mô hình vườn Thiền được thiết kế mô phỏng hình dạng núi với các dòng chảy sông lượn lờ, uốn éo, quanh co bao quanh. Núi không phải là núi mà do các hòn sỏi chồng lên nhau tạo nên dòng chảy của sông không dùng đến nước mà dùng cát và cào lên bề mặt để tạo nên dòng chảy. Như vậy các yếu tố sơn, thủy trong vườn Thiền được tạo nên bằng các yếu tố biểu trưng, giúp cho người Thiền phá bỏ những khuôn khổ kiến thức mà đi tới những suy nghĩ vượt qua vẻ bề ngoài của chúng.

Vườn Thiền được thiết kế với khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co khắp cả vườn. Việc thiết kế không gian này cũng chính là tượng cho từng giai đoạn cuộc đời con người: lúc thành công rực rỡ, lúc hạn hẹp, khúc khuỷu,…

Ý nghĩa của Vườn Thiền garden

Vườn Thiền Garden theo quan niệm của người Nhật đó là tinh hoa kết tinh hoa từ vườn cảnh Nhật Bản và thấm nhuần tư tưởng, đạo lý, dấu ấn của Thần Đạo, Phật giáo, thiền tông, cụ thể là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Ý nghĩa của Vườn Thiền garden

Vườn Thiền Garden đối với người Nhật nói riêng và đối với người Thiền nói chung nó mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau cả về giáo lý, sức khỏe, tinh thần. Một số ý nghĩa quan trọng của loại hình nghệ thuật này như:

Trước hết, trong tiếng Nhật thì “niwa” có nghĩa là “khu vườn”, theo ngày nay thì còn hiểu là một không gian nghi lễ trong thời cổ đại, mang ý nghĩa linh thiêng để các nhà sư có thể tu học hằng ngày hiệu quả nhất. Với không gian này các nhà sư có thể chiêm ngưỡng thiên nhiên cũng như có thể kiếm tìm được sự tự do trong tâm trí, tư tưởng để không vướng bận lo toan, đấu đá.

Tiếp theo, nguyên liệu chính để tạo nên Vườn Thiền garden chính là cát và đá. Đá là biểu tượng cho núi, cho cây và cho động vật. Còn cát với những đường vẽ tinh tế gợi lên dòng chảy của nước. Như vậy, vườn Thiền hội tụ đầy đủ các yếu tố của tự nhiên, con người sử dụng các yếu tố đó để thanh lọc cơ thể. Như vậy, mang ý nghĩa biểu trưng tức là thao túng, chiếm hữu, chinh phục thiên nhiên, con người nhìn nhận được bản chất thực sự của tự nhiên và hơn hết sẽ hiểu được những điều vượt qua vẻ bề ngoài đơn giản của chúng.

Cuối cùng, cát trong vườn không được rải bằng phẳng và được cào để tạo thành từng dòng chảy của nước. Việc cào cát không phải để tạo nên tính thẩm mỹ cao cho khu vườn mà để rèn luyện suy nghĩ của người Thiền. Theo cách hiểu hay từ ngữ dùng trong Thiền thì đó là hình thức Thiền Định di chuyển ngầm.

Bên cạnh những ý nghĩa cơ bản trên thì còn rất nhiều ý nghĩa mà chúng ta bên ngoài không thể nhìn nhận được, mà chỉ người thiền trong không gian Thiền garden mới cảm nhận, thấu hiểu và chiêm nghiệm được.

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất về Vườn Thiền garden – một loại hình nghệ thuật nổi tiếng của Nhật. Với người Thiền thì mô hình này chính là một không gian để Thiền lý tưởng nhất. Nếu bạn còn băn khoăn về lợi ích của thiền trong loại hình vườn Thiền thì hãy đến ngay Vườn Thiền garden gần nhất để chiêm nghiệm sự tự do tối đa nhất trong tâm trí người Thiền.

Trả lời