Con người khi sống luôn nhớ về những chuyện trong quá khứ, hay bộn bề lo lắng cho tương lai nhưng lại không hiểu rằng, quá khứ đã qua đi không thể lấy lại và tương lai thì không ai có thể biết trước được. Dù là thế, nhưng thật khó để có thể chỉ để tâm trí vào hiện tại. Chính vì thế, dòng Thiền Quán Niệm Hơi Thở hay Thiền Quan Sát Hơi Thở ra đời, để giúp chúng ta hướng về hiện tại nhiều hơn và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn thực tập chi tiết nhất ngay sau đây.

Các bước chuẩn bị cho bài Thiền quán niệm hơi thở

Để có thể Thiền quan sát hơi thở một cách trọn vẹn nhất, các bạn cần chuẩn bị những vấn đề như sau:

Chuẩn bị tư thế Thiền quán niệm hơi thở

Các bạn có thể ngồi xếp bằng thoải mái hoặc nếu bạn chưa quen với việc ngồi nhiều có thể bị tê chân, bạn có thể kết hợp với việc ngồi trên ghế và thả buông hai chân xuống dưới. Hai tay đặt lên nhau hoặc đặt đan các ngón tay lại với nhau một cách tự nhiên, người thả lỏng, sao cho lưng phải thẳng.

Xem thêm Phương pháp Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Lựa chọn tư thế ngồi Thiền giúp bạn thoải mái nhất

Về tâm lý khi Thiền quan sát hơi thở

Khi bắt đầu Thiền, bạn phải bỏ ra ngoài tất cả những vướng bận trong đầu, các suy nghĩ hay lo toan của mình của mình vào cuộc sống mà chỉ chú ý vào đường thở ở mũi và chỉ trên cánh mũi.

Khi Thiền bạn phải bỏ ra ngoài tất cả những vướng bận trong đầu

Nếu trong quá trình tập luyện bạn có bị hướng sang những suy nghĩ khá trong cuộc sống, hãy cố gắng quay lại với nhịp thở của mình ngay lập tức sau khi nhận ra suy nghĩ. Điều này sẽ giúp bạn quay lại với bài tập một cách dễ dàng hơn.

Chuẩn bị về hơi thở khi Thiền quán niệm hơi thở

Khi Thiền quan sát hơi thở, bạn không nên cố tạo ra các đường thở ra hay thở vào dài hoặc ngắn. Việc cần làm của bạn là thả lỏng cơ thể và thở một cách tự nhiên nhất, bám theo đường thở của bạn. Hơi Thở luôn luôn ra vào một cách tự nhiên…

Bạn có thể hoàn toàn nắm rõ điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở, bạn biết được rằng mình đang thở vào hay thở ra và luôn chỉ bám theo đường thở của mình.

Bài tập Thiền quán niệm hơi thở đơn giản tự tập tại nhà

Để có thể tự Thiền quan sát hơi thở tại nhà mỗi ngày, bạn có thể thực hiện bài tập thở qua 3 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thực hành Thiền

Bạn chuẩn bị các bước như được hướng dẫn ở phía trên, chọn 1 địa điểm yên tĩnh và thoáng mát trong lành để thực hiện Thiền. Tốt nhất là ở một nơi cao ráo, có thể là trên núi hoặc sườn núi hoặc một nơi thoáng mát trong nhà.

Tiếp đến bạn để lưng thoải mái, vai buông tự nhiên, cằm hơi cúi và mắt hoàn toàn nhắm lại.

Tạo cho mình một không gian Thiền phù hợp nhất

Bước 2: Bắt đầu bài tập Thiền

Khi cơ thể đã thoải mái, bạn đem toàn bộ sự chú ý của Tâm Tri về với hơi thở trên cánh mũi, luôn luôn quan sát và hòa làm một cùng hơi thở tự nhiên… Nếu có suy nghĩ đến thì bạn để suy nghĩ tự nhiên đi bằng cách quay trở về với hơi thở.

Bước 3: Xả Thiền

Sau khi ở với hơi thở được một thời gian nhất định, bạn thoát Thiền bằng cách rời 2 bàn tay và đặt 2 lòng bàn tay lên mắt trong vòng vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng rời 2 bàn tay, từ từ mở mắt và nhìn vào 2 lòng bàn tay… Cuối cùng bạn có thể vỗ tay hoặc xoa bàn tay…

Luôn thở đều và dõi theo hơi thở của mình

Một số lưu ý khi luyện Thiền quán niệm hơi thở

Khi luyện tập Thiền quán niệm hơi thở, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Biết rõ hơi thở vào, thở ra và độ dài ngắn

Việc Thiền quán niệm hơi thở hay còn được gọi là quan sát hơi thở, điều đầu tiên khi luyện tập là khi bạn thở vào, bạn biết mình đang thở vào hay khi bạn thở ra, bạn biết được là mình đang thở ra.

Ngoài ra, bạn cũng biết được là mình đang thở vào một hơi dài hoặc bạn thở ra một hơi dài. Ngược lại, bạn cũng biết được mình đang thở vào một hơi ngắn hoặc đang thở ra một hơi ngắn.

Luôn nắm rõ được hơi thở và cơ thể mình

Cảm giác được toàn bộ hơi thở

Bước tiếp theo cao hơn có nghĩa là bạn sẽ nắm bắt rõ được hơi thở của mình. Bạn biết được rằng mình đang thở vào hay thở ra, điểm đầu, điểm cuối hay điểm giữa của hơi thở. Nói tóm lại là bạn phải luôn bám sát hơi thở của mình và nắm bắt được chúng.

An tịnh thân hành

Nói theo Thiền phái học thì là an tịnh thân hành khi thở vào và an tịnh thân hành khi thở ra. Hay nói đơn giản là lúc này bạn và hơi thở đã hoà quyện vào nhau. Tâm của bạn rất an lành, tĩnh lặng, lúc này chỉ có hơi thở và bạn. Thực chất bạn vẫn đang thở bình thường, nhưng có lúc bạn cảm nhận được hơi thở lúc lại không. Trong đầu chỉ có sự yên tĩnh và an lạc.

Thiền giúp cơ thể và hơi thở đã hòa quyện vào nhau

Trên đây là những chia sẻ về Thiền quán niệm hơi thở hay Thiền quan sát hơi thở. Bên cạnh đó là những hướng dẫn về cách luyện tập chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo. Việc Thiền quan sát hơi thở không những giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn giúp bạn khai thông trí tuệ, giúp cuộc sống của bạn được ngày càng tốt đẹp hơn. Bạn nên luyện tập thường xuyên để có thể thu về những kết quả tốt nhất.

Để lại một bình luận