Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu là một trong những cuốn sách rất nổi tiếng của sư ông Làng Mai và thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách có tất cả 16 phép quán niệm hơi thở trong đó có 3 phép quán niệm đầu là nổi tiếng hơn cả. Bởi nó được xem là chìa khóa chính để người tập có thể mở ra những chân trời mới về thiền căn bản. Từ đó giúp bản thân có thể sống hạnh phúc và sống khỏe hơn. Vậy 3 phép quán niệm đó là gì? Nó có gì đặc biệt.

Hơi thở thứ nhất: Nhận diện hơi thở

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Phép quán niệm thứ nhất nhận diện hơi thở

Người xưa thường nói con người sống trong thất niệm, tức là tâm ở một nơi và thân ở một ngả. Chính vì thế, bản thân chúng ta thường không được sống sâu sắc và trọn vẹn với mọi phút giây ở hiện tại. Vì thế, điều đầu tiên chúng ta cần học trong hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu chính là nhận diện hơi thở. Bởi chỉ có khi nhận diện được hơi thở bạn mới có thể tìm ra chìa khóa đưa tâm trở về với thân. Từ đó, khiến chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc với những màu nhiệm của sự sống đang ở bên trong mình cũng như xung quanh ta.

Thông thường để thực hành hơi thở thứ nhất, điều đầu tiên cần làm chính là nhận diện được hơi thở của chính mình. Tức là, khi thở vào bạn biết là mình đang thở vào, khi thở ra bạn biết là mình đang thở ra. Bởi chỉ có khi chúng ta nhận diện được đây là hơi thở vào, hay thở ra của mình, thì tâm mới bám lấy hơi thở, “tâm của mình có mặt với thân”. Từ đó không còn lo nghĩ về chuyện quá khứ hay tương lai.

Với bài tập này bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh: khi rửa tay, khi lái xe, khi rửa bát… Chỉ cần biết được bản thân mình đang thở ra hay thở vào, đem tâm trở về với thân để thực sự sống trọn vẹn phút giây đó là bạn đã thành công rồi.

Bài tập thứ hai: Đi theo hơi thở.

Hơi thở cũng giống như sinh mạng, có chiều dài, có điểm bắt đầu và điểm chấm dứt. Chính vì thế, khi đã học được cách đem tâm bám vào thân ở hơi thở đầu, thì hơi thở thứ 2 chúng ta cần học đó là bám lấy hơi thở, đi theo hơi thở hay còn gọi tùy tức.

Phép quán niệm thứ 2: Đi theo hơi thở

Trong bài tập này, bạn sẽ thấy rõ niệm và định của chính mình. Đồng thời cũng phải đảm bảo niệm, định vững chãi và sâu sắc hơn. Bởi chỉ có như thế, thì mình mới có thể tiếp xúc với những màu nhiệm của sự sống sâu sắc hơn, bản thân mình mới đang thực sự sống đời mình.

Ví dụ: Khi đứng trước cảnh đẹp hoàng hôn nếu cái tâm của mình không ở đó, bạn không giữ được niệm và định mà để cho tâm của mình trôi dạt nghĩ về quá khứ hay tương lai thì sẽ không cảm nhận hết vẻ đẹp đó. Trong khi cùng khung cảnh đó, người bên cạnh lại cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp hùng vĩ đang diễn ra trước mắt.

Mặc dù hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu có tất cả 16 phép quán niệm khác nhau, nhưng phép quán niệm 1 và 2 vẫn luôn là bài tập quan trọng nhất. Bởi chỉ khi đem tâm mình trở về để nó bám với hiện tại thì ta mới sống một cách trọn vẹn nhất, sống như một người sống. Chính vì vậy, trước khi đi vào thực hành những phép quán niệm tiếp theo bạn nhất định phải thành thục 2 phép quán niệm trên.

Trả lời