Ngồi Thiền là một trong những phương pháp giúp cho chúng ta tập luyện tâm trí, khai sáng tâm thức và thoải mái về tinh thần. Vậy có ai biết Thiền xuất phát từ đâu ? Mục đích và kỹ thuật của việc ngồi Thiền là gì? Để ngồi thiền đúng tư thế, luyện tập ngồi Thiền đúng với mục đích thì chúng ta phải trả lời được những câu hỏi ở trên.

Thiền là gì?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Ngồi Thiền yêu cầu bạn phải tập trung cao độ

Thiền là khi cơ thể đang ở một trạng thái tập trung cao độ để tâm trí xuôi chảy và không có gì ngăn trở. Trạng thái này chúng ta thường hay gọi là trạng thái tinh khiết, để cơ thể được thả lỏng và lúc này chúng ta như đắm chìm trong ý nghĩ về vũ trụ. Thiền chú trọng nhiều về bản chất hơn là những gì mắt thấy tai nghe hoặc là suy đoán chủ quan.

Yếu tố quan trọng còn được gọi là chìa khóa của Thiền chính là sự hiểu biết, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Thiền liên quan đến một sự vật sự việc mà chúng ta đang là, nhưng không có nghĩa là Thiền sẽ cố giải nghĩa sự vật sự việc đó. Có hai phương pháp phổ biến để thực hành thiền là Thiền Định và Thiền tuệ.

Thiền xuất phát từ đâu?

Từ thời xa xưa, Thiền đã được xem là phương pháp luyện tâm trí được chia sẻ bởi Đức Phật khi Ngài giác ngộ đạo. Ngài Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật đã đến gốc cây lớn và ngồi Thiền 49 ngày liên lục và đắc đạo thành Phật, Thiền từ đó cũng được ra đời và bắt đầu từ đây.

Thiền là phương pháp luyện tâm trí được chia sẻ bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Vậy tóm lại Thiền xuất phát từ đâu? Khởi nguồn của Thiền chính là hình thức pha trộn giữa Phật giáo Đại Thừa truyền thống và Đạo giáo. Những thực hành về Thiền Định phức tạp trong Phật giáo Đại Thừa gặp phải sự đơn giản của Đạo giáo và tạo ra nhánh mới gọi là Thiền tông. Dưới sự hướng dẫn của Tổ phụ Huệ Năng đời thứ 6 (638-713), Thiền đã bỏ hầu hết những thứ của Ấn Độ và được Trung Quốc hóa giống như Thiền chúng ta hay nghĩ đến hiện nay.

Mục đích và kỹ thuật của Thiền đúng cách

Biết được Thiền xuất phát từ đâu và mục đích cùng kỹ thuật của thiền sẽ giúp bạn học nhanh và hiểu sâu về Thiền. Khi tham gia vào khóa học thực hành Thiền, bạn sẽ nắm được những mục đích và kỹ thuật để Thiền cho đúng cách hơn.

Mục đích của Thiền

Thiền định nhằm mục đích đưa tâm trí chúng ta ra khỏi vòng luẩn quẩn, tập trung tâm trí để đi sâu vào trạng thái tinh thần tích cực. Từ đó người Thiền sẽ nhận thức được rõ ràng và nhận ra Phật tính tồn tại trong bản thân mình. Người thực hành Thiền là để giác ngộ qua cách sống của hộ, cách tiếp cận chân lý mà không phải thông qua tư tưởng triết học hay nỗ lực trí tuệ.

Người học Thiền phải nhận thức được rằng Thiền không phải là lý thiết hay kiến thức gì lớn lao tượng trưng cho một tinh thần hay một ý tưởng. Thiền cũng không phải là niềm tin hay tín điều của một tôn giáo mà đơn giản Thiền là kinh nghiệm thực tế và hoàn toàn dựa vào thực hành chánh niệm thông qua các tư thế và kỹ thuật Thiền.

Ngồi Thiền là một trong những phương pháp giúp cho chúng ta tập luyện tâm trí

Kỹ thuật Thiền đúng cách

Theo truyền thống, tư thế được sử dụng nhiều để ngồi Thiền hiệu quả là tư thế hoa sen hoặc bán hoa sen. Với tư thế này, chúng ta nên ngồi trên một cái đệm dày tròn để đệm có thể nâng hông của chúng ta và đầu gối bắt rễ xuống sàn nhà. Bằng cách ngồi Thiền này chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và ổn định hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tư thế bán hoa sen, nếu cảm thấy khó khăn quá thì người ngồi Thiền có thể chuyển qua tư thế ngồi trên ghế nhưng không được sử dụng ghế dựa, và cơ thể bạn phải luôn giữ ở tư thế thẳng đứng và cân bằng khi ngồi Thiền. Hiểu được cội nguồn của Thiền và Thiền đúng cách sẽ giúp bạn đạt được mục đích khi Thiền và giác ngộ được nhiều điều mới mẻ hơn.

Trả lời