Ít ai biết đến rằng, để Phật Giáo và Thiền Tông phát triển mạnh mẽ như ngày nay tại Việt Nam là nhờ công rất lớn của Thiền sư Thích Thanh Từ. Người đã vực dậy nền móng cho Phật Giáo và Thiền Tông vào giai đoạn Việt Nam đang khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Không những vậy, người còn là một dịch giả nổi tiếng, nhà hoằng pháp lớn và là một tác gia nổi tiếng trong Phật học.
Tản mạn về Thiền sư Thích Thanh Từ
Nói về Thiền sư Thích Thanh Từ thì có rất nhiều điều để kể về cuộc đời của người. Từ tuổi thơ, công danh, sự nghiệp đến duyên số của người vào công cuộc phục hưng Thiền tông và truyền bá đạo Phật.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Nét đẹp giản dị của vị Thiền sư
Cuộc đời thuở nhỏ của Thiền sư
Thiền sư có tên huý là Trần Hữu Phước, sinh vào ngày 24 tháng 7 năm 1924 tại Tích Khánh, làng Tích Thiện thuộc tỉnh Cần Thơ (nay trực thuộc Vĩnh Long). Cha của Thiền sư có tên huý là Trần Văn Mão là một nhà Nho yêu nước nhưng thân phụ lúc đó có đạo Cao Đài. Mẹ của Thiền sư có tên huý là Nguyễn Thị Đủ quê cũng ở Cần Thơ với một dáng vẻ chân chất thật thà.
Thuở nhỏ như bao gia đình nhà nông khác, nhà của Thiền sư thật sự nghèo túng. Ngoài phụ giúp gia đình lúc rãnh rỗi, Thiền sư được biết đến là một người rất ít nói, đam mê đọc sách, có chí hướng rất lớn và đặc biệt hiếu thảo với cha mẹ cũng như những người thân khác trong gia đình.
Đỉnh điểm cho thiên phú của người về khả năng học cao hiểu rộng phải nói đến bài thơ mà người đã đọc vào năm 10 tuổi trên đường thọ tang người bác thứ 3. Nguyên văn bài thơ được ghi chép lại là
Non đảnh là nơi thú lắm ai,
Ðó cảnh nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!
Khi đó người đang ở sân chùa Sân Tiên để cúng cầu siêu cho người Bác. Khi nghe tiếng chuông chùa ngân dài, gió thổi lá bay, không gian tĩnh mạch trầm lặng và với dáng vẻ nghiêm trang của sân chùa Thiền sư xuất khẩu thành thơ khiến mọi người đều ngạc nhiên tỏ vẻ thán phục.
Giai đoạn trưởng thành của Thiền sư
Sinh ra vào thời đất nước còn loạn lạc chiến tranh triền miên, nhận thấy con đường cứu nạn chúng sanh chính là cửa Phật. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1949 sau 3 tháng công quả thì Thiền sư đã chính thức xuất gia với pháp danh là Thanh Từ.
Thiền sư tại một biểu giảng Phật giáo
Trải qua nhiều khổ nạn, dày công học hỏi nghiên cứu Phật giáo trôi qua trong khoảng 10 năm. Lúc này, Thiền sư đã trở thành một Giảng sư được sự quý mến của các phật tử xa gần. Trong giai đoạn này, Thiền sư đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo Việt Nam và cả Thiền tông.
Giai đoạn huy hoàng nhất phải kể đến ngày 8 tháng 12, Thiền sư chính thức tuyên bố ra thất trong niềm hân hoan và mong mỏi của các Phật tử xa gần. Từ đó đánh dấu bước phát triển mạnh của Phật giáo trong giai đoạn thế kỉ 20. Sau này, Thiền sư Thích Thanh Từ ngày càng lập nhiều Thiền viện làm nơi giảng Phật pháp và lấy nơi tu hành.
Các thành tựu nổi bật của Thiền sư
Trải qua các thăng trầm trong từng giai đoạn khác nhau, thiền sư Thích Thanh Từ đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo Việt Nam:
- Trùng tu lại các chùa, miếu, đền lớn tại Vĩnh Long và các tỉnh lân cận
- Viếng thăm và học hỏi hơn 10 quốc gia khác nhau có nền Phật giáo phát triển
- Số phật tử quy y theo người là: 84.860 ( người ngoài nước là: 9.600 người)
- Xây dựng hơn 20 thiền viện khác nhau
- Đặt nền móng cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất vào giai đoạn thế kỉ 20
Thiền sư rất gần gũi và xây dựng nhiều thiền viện để giảng Pháp
Trên đây là các thông tin về cuộc đời, đạo hạnh và công lao cao cả của vị Thiền sư Thích Thanh Từ. Có thể nói người đã góp công rất lớn trong việc truyền bá và đưa Phật giáo trở lại mạnh mẽ vào thời kì chiến tranh đó. Không những là chỗ dựa tinh thần mà còn là nơi để nhân dân ta ngồi lại cầu mong về một tương lai, một đất nước vẹn toàn.