Các câu hỏi thường gặp:

Thiền là gì?​

Thiền rất rất đơn giản​

Khoa học thiền định​

Ba điều quan trọng xảy ra​

Tất cả mọi người đều có thể thiền​

Tư thế thiền​

Thiền bao lâu là đủ?​

Trải nghiệm thiền​

Chia sẻ trải nghiệm​

Lợi ích của thiền​

Tâm trí vui vẻ​

Tăng cường khả năng ghi nhớ​

Tăng hiệu quả công việc​

Giảm thời gian ngủ​

Sức mạnh tư tưởng​

Đúng và sai​

Từ bỏ thói quen xấu​

Chữa lành xảy ra một cách tự nhiên

Chất lượng các mối quan hệ​

Mục tiêu cuộc đời​

Thiền và sự khai sáng​

Chỉ thiền thôi có đủ không?​

Lưu ý bổ sung cho thiền định​

Tăng thêm sức mạnh thiền định​

Năng lượng kim tự tháp​

Tác dụng của kim tự tháp​

Thiền kim tự tháp​

Tâm trí kỳ diệu​

Tâm trí = Cuộc đời​

Thoát khỏi tâm trí trẻ thơ​

Các kiểu tâm trí khác nhau​

Tâm trí thảm họa​

Tâm trí tiêu cực​

Tâm trí tích cực​

Tâm trí kỳ diệu​

Luồng sống sẽ đi theo mục tiêu được thiết lập​

Mục tiêu kỳ diệu​

Ăn thực vật​

Giới thiệu sách tâm linh trong kỷ nguyên mới​

Những quan niệm sai lầm về thiền​

Quan niệm sai lầm số 1:  “Thiền rất khó” – Sự thật số 1​

Quan niệm sai lầm số 2:  “Muốn thiền thành công, phải để tâm trí yên lặng” – Sự thật số 2​

Quan niệm sai lầm số 3: “Phải mất nhiều năm luyện tập, mới có thể gặt hái được những lợi ích từ thiền” –  Sự thật số 3​

Quan niệm sai lầm số 4: “Thiền là sự trốn tránh thực tại” – Sự thật số 4​

Quan niệm sai lầm số 5: “Tôi không có thời gian để thiền” – Sự thật số 5​

Quan niệm sai lầm số 6:​

“Muốn thiền cần phải có niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh” – Sự thật số 6​

Quan niệm sai lầm số 7: “Tôi cần phải có những trải nghiệm vi diệu trong lúc thiền” – Sự thật số 7​

“ Thiền là CÁNH CỔNG tới Thiên Đàng!

Thiền không phải là niệm chú. Thiền không phải là cầu nguyện.

Thiền là làm cho TÂM TRÍ trống rỗng và giữ ở trạng thái đó.

Thiền bắt đầu bằng việc mang TÂM TRÍ  hoà vào HƠI THỞ”

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Minh Sư PATRIJI trả lời:

Thiền là gì?

Nói một cách đơn giản, thiền là “hoàn toàn dừng lại hoặc chấm dứt những dòng suy nghĩ bồn chồn, vô ích, không cần thiết”. Khi đạt tới trạng thái thoát khỏi những dòng suy nghĩ miêng mang, thiền là cánh cổng lớn giúp đón nhận năng lượng và trí tuệ vũ trụ tồn tại quanh chúng ta.

Thiền có nghĩa là làm cho tâm trí trở nên “trống rỗng hơn”. Khi tâm trí trống rỗng hơn, chúng ta có thể nhận thêm nhiều năng lượng vũ trụ và thông tin vũ trụ xung quanh ta. Nhờ đó ta có sức khỏe tốt hơn và nhận thức rõ ràng hơn, hướng tới cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Thiền là cánh cổng dẫn đến Vương quốc của Trí tuệ Tâm linh và là một cuộc cải cách cho sự trưởng thành tâm thức của chúng ta.

Với việc thực hành thiền sâu và đều đặn, chúng ta sẽ tiến tới những trạng thái tâm thức hay tần số rung động cao hơn và trải nghiệm sự phúc lạc tự nhiên.

Mọi người đều có thể thực hành thiền mà không cần theo một tôn giáo hay triết lý huyền bí nào.

 

Thiền rất rất đơn giản

Thiền vô cùng dễ thực hành, không khó chút nào cả, thậm chí nó còn rất rất đơn giản.

Ta nên bắt đầu ngay bằng việc thực hành thiền “Anapanasati”, theo đó ta chỉ mang ý thức  hoà vào hơi thở tự nhiên của mình.

Trong tiếng Pali,

“Ana” nghĩa là “Hơi thở vào”

“Apana” nghĩa là “Hơi thở ra”

“Sati” nghĩa là “Quan sát”

Đây chính là kỹ thuật thiền nguyên thuỷ mà Đức Phật Thích Ca đã dạy từ hai ngàn năm trăm năm trước.

Trong “Anapanasati”, ta cần duy trì hơi thở bình thường, tự nhiên. Thở nhẹ nhàng! Kỹ thuật ở đây là quan sát, dõi theo, đồng hành cùng hơi thở tự nhiên.

Hơi thở cần diễn ra tự nhiên, không có bất kỳ sự cố gắng thở nào. Không giữ hơi thở hay nín thở. Bất cứ khi nào tâm trí đi lang thang, ta cần chủ động cắt đứt dòng suy nghĩ vẩn vơ đó và quay trở lại với nhịp điệu tự nhiên của hơi thở. Thư giãn, và trở thành người quan sát hơi thở vĩ đại!

Chú tâm vào quá trình thở tự nhiên đồng nghĩa với việc không cho bất kỳ một suy nghĩ vẩn vơ nào được xuất hiện trong tâm trí, bởi chúng làm sao nhãng và tổn hao năng lượng của tinh thần

Suy nghĩ lan man nên được dừng lại ngay khi nó khởi phát. “Quan sát” nghĩa là ta không tác động đến hơi thở bằng bất kỳ giác quan vật lý hay suy nghĩ nào; ta chỉ đơn giản là quan sát nó mà thôi.

Khoa học thiền định

Khoa học của thiền định là khoa học của tối đa hoá năng lượng và khoa học của sự kích hoạt các “giác quan bên trong” của chúng ta.

Thiền định khi bắt đầu sẽ làm tâm trí lăng xăng lắng xuống. Ngay lập tức, ta đạt được trạng thái tinh thần nghỉ ngơi sâu. Khi những tạp niệm được thay dần bởi phần nào trống rỗng thì một lượng lớn năng lượng vũ trụ bắt đầu tràn vào cơ thể vật lý. Khi chúng ta tiếp tục thiền định, những trải nghiệm mới dựa trên những kinh nghiệm sâu sắc sẽ bao trùm chúng ta và ta sẽ kết nối trở lại với tâm thức vũ trụ. Thiền nghĩa là đi vào một thế giới đầy ngạc nhiên chờ ta trải nghiệm. Duy trì thực hành thiền định càng nhiều, ta càng dễ dàng nhận biết những điều này.

Không cần phải tới bất cứ « thiền viện », « đất thiêng» nào hay rời bỏ hoạt động thường ngày để trở thành một người hành thiền quan sát hơi thở Anapanasati.

Ta phải tiếp tục với cuộc sống hàng ngày của mình trong điều kiện thường nhật và quan sát cách mà sức mạnh thiền định chuyển hoá và giúp ta tốt hơn thế nào trong mọi khía cạnh.

Khi bắt đầu, sẽ rất hữu ích khi thiền cùng những bạn thiền có kinh nghiệm bởi họ có mức năng lượng cao hơn, và dòng năng lượng sẽ chảy từ họ sang những người mới – người có mức năng lượng thấp hơn.

Nhưng khi đã học « Kỹ thuật thiền Anapanasati » thì không cần thiết phải có mặt của các vị thầy, hay « Guru ». Chúng ta có thể tự thực hành khi muốn. Tuy nhiên, điều cơ bản là cần thực hành một cách  đều đặn. Đầu tiên chúng ta sẽ gặp phải một số sự kháng cự như khó khăn để chế ngự “tâm trí con khỉ”, nhưng nó sẽ dễ dàng và dễ dàng hơn khi nỗ lực lặp lại hàng ngày.

Ta có thể thiền bất cứ khi nào thuận tiện. Tuy nhiên cần nhắc lại là quan trọng vẫn là thực hành đều đặn hàng ngày … và đó là tất cả những gì cần thiết.

Quan trọng là hãy chỉ thiền mà đừng chất vấn “làm thế nào” hay “tại sao” ! Mọi thứ khác sẽ về đúng chỗ của nó khi ta bắt đầu thực hành phương pháp cổ xưa này – phương pháp của tất cả những vị thầy trong quá khứ và hiện tại.

Thiền là một món quà vĩ đại nhất ta có thể đem đến cho cuộc sống của chính mình bằng nỗ lực của bản thân. Sức khoẻ tinh thần rất quan trọng và là phần không thể thiếu của Sức khoẻ toàn diện của loài người. Sức khoẻ tinh thần là gốc và Sức khoẻ thể chất là quả.

Ba điều quan trọng xảy ra

Khi một người bắt đầu quá trình thiền định, họ sẽ có thể quan sát được suy nghĩ của mình và sự thật một cách khách quan

Người đó sẽ bắt đầu di chuyển từ sự thật thô sơ tới chân lý tinh tế và cuối cùng là chứng nghiệm được Chân Lý Tối Thượng. Hành trình lớn lao trong tâm thức này chỉ có thể thực hiện bởi sự khám phá sự thật bên trong mỗi người.

Các giai đoạn khác nhau trong thiền định không thể nhận biết được một cách rõ ràng hay có ranh giới dứt khoát nào, với hiểu biết của chúng tôi, đây là “ba trạng thái” hoặc “ba điều quan trọng xảy ra”:

Điều thứ nhất xảy ra: Khi chúng ta hoà vào dòng chảy tự nhiên và thông thường của hơi thở, tâm trí sẽ trở lên gần như trống rỗng.

Điều thứ hai xảy ra: Khi tâm tri gần như trống rỗng, một lượng lớn năng lượng vũ trụ sẽ tràn vào cơ thể vật lý.

Điều thứ ba xảy ra: Khi đủ một lượng năng lượng vũ trụ vào cơ thể vật lý, kết quả sẽ là sự kích hoạt các giác quan bên trong phát triển phù hợp với mức năng lượng người đó nhận được.

Kết quả đỉnh cao trong thiền định là sự kích hoạt của những “giác quan bên trong” hoặc “khả năng ngoại cảm” hoặc “con mắt thứ ba” của chúng ta.

Tất cả mọi người đều có thể thiền

Thực tế, trẻ nhỏ thiền dễ dàng và nhanh chóng hơn người trưởng thành vì trẻ nhỏ có một tâm trí đơn giản hơn.

Khi ngồi xuống thiền, sự chú tâm đến với trẻ nhỏ dễ dàng hơn. Người lớn sẽ phải cố gắng hơn một chút để làm chủ “tâm trí con khỉ” của mình bởi nó liên tục nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác.

Thiền không phân biệt tín ngưỡng, màu da hay tôn giáo, mỗi người đều nên thực hành nghệ thuật của vũ trụ này … hàng ngày … vào bất kỳ lúc nào thuận tiện.

Bất kỳ ai cũng có thể thực hành thiền không cần phải nắm giữ bất kỳ một tín ngưỡng hay triết lý huyền bí nào

Tư thế thiền

Chúng ta có thể ngồi ở mọi tư thế để thiền, miễn là thoải mái. Chân nên khoanh lại hoặc đan chéo nhau; tay nên đan lại với nhau. Mắt nên nhắm … bởi tám mươi phần trăm sự kích thích não đến từ đôi mắt. Vì vậy khi nhắm mắt lại, bạn sẽ hạn chế được tới tám mươi phần trăm năng lượng của cơ thể bị thất thoát ra bên ngoài.

Mục đích của thiền là dừng lại những tâm trí lang thang vô ích theo thói quen. Đơn giản là quan sát hơi thở, thay cho việc dành quá nhiều thời gian để nghĩ về “cái này hay cái kia”, và hãy bắt đầu cuộc hành trình của bạn.

Thiền là khả năng để có sự rõ ràng, sẽ không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, thái độ, ký ức, suy nghĩ tiêu cực … khi chúng ta không cho phép những suy nghĩ không cần thiết vào tâm trí. Khi điều đó  xảy ra, chúng ta làm chủ được suy nghĩ của mình và chúng ta sẽ vững vàng trên con đường phát triển sức mạnh tinh thần theo ý muốn!

Thiền bao lâu là đủ?

Một câu hỏi rất tự nhiên là: « Một người ngồi thiền bao lâu là đủ? Có nguyên tắc căn bản nào áp dụng cho tất cả mọi người không ? » Có đấy … nó đây:

Bạn hãy thiền số phút tương ứng với số tuổi của mình. Nghĩa là nếu bạn hai mươi tuổi, hãy bắt đầu với hai mươi phút một ngày; nếu bạn bốn mươi tuổi hãy thiền bốn mươi phút một ngày … và nếu bạn sáu mươi tuổi thì thiền sáu mươi phút một ngày là phù hợp.

Ta có thể thiền bất cứ lúc nào thuận tiện. Nếu một người năm mươi tuổi muốn chia thời gian thiền của mình thành hai lần, mỗi lần hai nhăm phút thì chỉ nên làm khi mới bắt đầu tập.

Thiền là bước đầu hướng tới việc làm chủ tâm trí và các giác quan bên ngoài. Khi thiền sâu thời gian trôi đi rất nhanh vì vậy đừng ngạc nhiên nếu thiền mười phút hoặc ba mươi phút mà như mới ngồi năm phút.

Việc cố gắng để nhắm mắt và không suy nghĩ chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu. Khi đã thiền sâu hơn, bạn mất cảm giác về thời gian … chỉ trong thế giới vật chất chúng ta mới có cảm giác về thời gian mà thôi. Trong thiền định linh hồn/bản thân ta sẽ kết nối tới phi thời gian.

Theo trí tuệ cổ xưa, ta có thể tự tái nạp năng lượng sống vào tất cả các tế bào thông qua thiền định và với việc thực hành tinh tấn sẽ gõ được  cánh cửa cội nguồn năng lượng vũ trụ.

Trải nghiệm thiền

Tuỳ thuộc vào mức độ chuyên cần cho thiền định và mức độ tiến hoá cụ thể của mỗi cá nhân, ban đầu, chúng ta sẽ trải qua rất nhiều trải nghiệm mang tính cá nhân. Ví dụ một người mới hành thiền có thể trải nghiệm một hoặc nhiều điều sau đây:

– Cảm thấy cơ thể vật lý nhẹ bẫng … dường như nó không tồn tại vậy.

– Cảm giác nặng đầu hoặc một phần nào đó của cơ thể

– Có thể nhìn thấy màu sắc, một hoặc nhiều màu

– Cảm giác đau từ nhẹ đến nặng … đặc biệt ở vùng thắt lưng

– Cảm giác quay tít từ bên trong

– Cảm giác như mình đang trôi nổi trong không trung hay bay như một con chim

– Nhìn một cách rõ ràng và sống động một phong cảnh tự nhiên hoặc nơi linh thiêng hoặc các vị thần hoặc các vị thầy … Những thứ đó được hiểu là cái nhìn của con mắt thứ ba.

Chia sẻ trải nghiệm

Tất cả các trải nghiệm trong thiền nên được chia sẻ với các bạn thiền. Chúng ta không được phán xét, diễu cợt hay nghi ngờ những trải nghiệm thiền đó.

Khi chúng ta tiến xa hơn trên hành tình tâm thức thông qua việc hành thiền nhiều và nhiều hơn một cách đều đặn, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu một và tất cả các trải nhiệm và điều đó sẽ dẫn tới sự chuyển hoá lớn hơn từ bên trong.

Chúng ta cũng có thể tự đánh giá quá trình của bản thân thông qua việc chia sẻ trải nghiệm với những người hành thiền có kinh nghiệm. Tất cả đều có lợi từ việc hành thiền “Anapanasati” – một nghệ thuật và khoa học cổ xưa đơn giản mà đầy sức mạnh.

Biết lắng nghe trải nghiệm của bạn thiền để nhận biết trải nghiệm của chính mình mà không nên dính mắc hoặc kỳ vọng. ( khi kỳ vọng hoặc mong đợi trải nghiệm tức tâm trí bạn làm việc , nghĩa là bạn không ở trạng thái thiền)

Lợi ích của thiền

Lợi ích chính của thiền có thể kể ra như :

− Tâm trí luôn luôn ở trạng thái bình yên và vui vẻ …

− Tăng khả năng nhớ…

− Hoàn thành công việc với hiệu quả cao hơn …

− Nhu cầu ngủ giảm đi trong khi hoàn toàn khỏe mạnh …

− Năng lực suy nghĩ được thúc đẩy mạnh mẽ. Có khả năng phân biệt “đúng” “sai” một cách sắc bén …

− Các thói quen xấu tự ra đi …

− Sự chữa lành cho cơ thể vật lý và xoá đi những tắc nghẽn thể cảm xúc được diễn ra tự nhiên

− Các mối quan hệ trở nên có ý nghĩa và trọn vẹn hơn nhờ vào sự thấu hiểu

− Hiểu rõ mục tiêu cuộc đời do tâm trí sáng

Tâm trí vui vẻ

Cuộc sống có thể đem đến những điều thất bại, khổ sở và đau đớn dù bất kỳ là ai. Tuy nhiên một người có hiểu biết tâm linh và năng lượng tâm linh, cuộc sống sẽ trở nên luôn luôn bình yên và vui vẻ … dù tất cả những điều đó vẫn diễn ra.

Tăng cường khả năng ghi nhớ

Năng lượng vũ trụ dồi dào nhận được khi thiền sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn và tối đa hoá khả năng của nó. Thiền tăng cường khả năng ghi nhớ một cách mạnh mẽ. Thiền là đặc biệt cần thiết cho học sinh và sinh viên mọi lứa tuổi.

Tăng hiệu quả công việc

Với sự hiện diện của năng lượng và trí tuệ tâm linh dồi dào, mọi công việc cả thể chất và tinh thần đều được hoàn thành với hiệu quả cao hơn.

Giảm thời gian ngủ

Năng lượng nhận được khi thiền định rất dồi dào trong khi chỉ một lượng nhỏ nhận được lúc ngủ. Nửa tiếng thiền sâu có tác dụng bằng 6 tiếng ngủ sâu ở phương diện nghỉ ngơi của cơ thể và năng lượng được nạp vào.

Sức mạnh tư tưởng

Tư tưởng cần năng lượng để hiện thực hóa. Trong trạng thái tâm trí bồn chồn, tư tưởng sinh ra thiếu sức mạnh, bởi vậy nó không thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên trong trạng thái tâm trí được thư giãn, tư tưởng có nhiều sức mạnh hơn để đạt được mục tiêu.

Đúng và sai

Với một người trưởng thành về tâm linh, sẽ không có sự khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Từ bỏ thói quen xấu

Có một số thói quen xấu như ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều, nói quá nhiều, nghĩ quá nhiều, uống quá nhiều … với năng lượng và trí tuệ tâm linh nhận được trong quá trình thiền định, tất cả những thói quen xấu sẽ ra đi một cách tự nhiên.

Chữa lành xảy ra một cách tự nhiên

Tất cả sự đau đớn thể xác là do sự lo lắng của tinh thần. Toàn bộ những lo lắng tinh thần tồn tại phần lớn bởi sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ tồn tại bởi thiếu năng lượng và trí tuệ tâm linh.

Một lần nữa, tất cả bệnh tật tồn tại phần lớn bởi những nghiệp tiêu cực. Chừng nào các nghiệp tiêu cực chưa được hoá giải thì bệnh tật sẽ không tan biến. Không thuốc men nào có thể giúp xoá bỏ nghiệp tiêu cực. Thông qua thiền định, ta sẽ tiếp nhận một lượng lớn  năng lượng và trí tuệ tâm linh khiến sự trưởng thành về trí tuệ và tâm linh tự động diễn ra. Nhờ vậy, tất cả lo lắng tinh thần sẽ dừng lại và tất cả những đau đớn về thể xác cũng sẽ tan biến. Thiền định là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật từ gốc.

Chất lượng các mối quan hệ

Sự thiếu hụt trí tuệ tâm linh là nguyên nhân duy nhất khiến các mối quan hệ thiếu sự gắn bó và không trọn vẹn. Sự hiện diện của trí tuệ tâm linh khiến mọi mối quan hệ trở nên có ý nghĩa và trọn vẹn hơn nhờ vào sự thấu hiểu và tình yêu.

Mục tiêu cuộc đời

Mỗi chúng ta sinh ra đều có một mục đích riêng, một nhiệm vụ riêng, một thiết kế riêng và một kế hoạch riêng. Chỉ những người trưởng thành về tâm linh mới có thể hiểu và ý thức được mục tiêu, nhiệm vụ, thiết kế và kế hoạch riêng của họ trong cuộc đời này.

Trong thiền định … chúng ta sẽ phá vỡ cái kén của sự vô minh. Hành thiền nhiều hơn sẽ dẫn tới những trải nghiệm cá nhân mới hơn và sự hiểu biết lớn lao về thực tại bao la vô hạn của vũ trụ. Đó chính là “khai sáng”. Tất cả mọi người đều có thể thiền. Sự thực hành quan trọng nhất này là dành cho tất cả mọi người từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người trưởng thành.

Thiền và sự khai sáng

Khai sáng là “sự nhận biết” rằng tất cả mọi người đều là thiêng liêng và vô hạn

Bạn là vị thầy của chính mình; không ai có thể khai sáng bạn…. và bạn cũng không thể đem sự khai sáng cho người khác.

Mỗi người chúng ta đều phải tự đi trên con đường này… cho chính bản thân mình. Ta được sinh ra trên trái đất này nhằm mục đích duy nhất là để phát triển tâm thức của mình. Bởi vậy sự lựa chọn tâm linh do người đó tạo ra có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Bằng sự thực hành đều đặn thiền Anapanasati … và bằng sự thanh lọc và tinh chỉnh liên tục trí tuệ của chúng ta thông qua việc đọc hiểu sách tâm linh đúng đắn và tham gia vào các tổ chức tâm linh đúng đắn, ta có thể dễ dàng tự nhận ra sự thật tối hậu trong từng khoảnh khắc sống.

Chỉ thiền thôi có đủ không?

Bằng việc thiền, người hành thiền sẽ được khai sáng cơ bản … nhưng chỉ riêng điều đó là chưa bao giờ đủ. Bên cạnh thiền định, “nghiên cứu sách tâm linh” cùng với  “tham gia đồng hành cùng với các bậc thầy đã được khai sáng” là điều phải làm!

“Nghiên cứu sách tâm linh“ bao gồm đọc tất cả những cuốn sách tâm linh được viết bởi tất cả các bậc thầy vĩ đại, điều đó đưa chúng ta đến những nhận thức thông thái cho phép chúng ta đạt được sức mạnh của sự phân định rõ ràng.  Trí tuệ của chúng ta sẽ được nuôi dưỡng vô cùng lớn bởi việc đọc sách khoa học tâm thức đúng đắn và có ý nghĩa.

Tham gia những tổ chức tâm linh đúng đắn có hữu ích theo nhiều cách. Ta học từ kinh nghiệm khai sáng của các vị thầy và đẩy nhanh quá trình phát triển bản thân trên con đường phát triển tâm thức.

“Tham gia vào các tổ chức tâm linh” không chỉ đơn thuần là mở rộng gia đình tâm linh để thoát khỏi sự đơn điệu của cuộc sống hàng ngày, nó còn giúp ta chắt lọc được những viên ngọc trí tuệ quý báu được đúc kết từ mọi thành viên.

Thiền định chuẩn bị cho một người bước đến đọc sách tâm linh đúng đắn và tham gia vào các tổ chức tâm linh đúng đắn, và đến lượt chúng đóng vai trò như một con đập ngăn bạn khỏi những làn sóng của đại dương vô minh ngoài kia.

Lưu ý bổ sung cho thiền định

Để tạo điều kiện tốt và phù hợp cho thiền định, ta có thể tham khảo một số lưu ý sau:

∗ Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi ngồi thiền

∗ Ngồi ở nơi yên tĩnh, ấm cúng

∗ Nên uống một ít nước trước khi ngồi thiền, với một số người thiền khoảng nửa giờ sau khi ăn sẽ dễ chịu hơn.

∗ Làm cho chỗ thiền tối nhất có thể… tắt đèn, kéo rèm … tránh sự kích thích không cần thiết.

∗ Tháo bỏ kính nếu bạn đang đeo

∗ Nên bắt chéo chân trừ khi bạn ngồi trên sofa hoặc trên ghế. Năng lượng sẽ không bị gián đoạn khi ta duy trì tư thế , hai mắt nhắm lại, các ngón tay đan vào nhau và chân bắt chéo.

∗ Sẽ rất tốt nếu chúng ta ngồi thiền tại cùng một nơi, cùng một thời gian, mọi ngày.

∗ Để đạt kết quả tốt nhất… ban đầu hãy giữ một lịch trình thiền cố định nhất có thể.

∗ Thiền cùng với tinh thể khi thiền cũng rất tốt; tinh thể có khả năng nhận và phát tán năng lượng vũ trụ.

Tăng thêm sức mạnh thiền định

∗ “Thiền nhóm” cho năng lượng mạnh hơn gấp ba lần so với “thiền một mình”, và còn tốt hơn nếu trong nhóm có những người hành thiền nhiều năm

∗ “Thiền trăng” (thiền trong những ngày trăng tròn) cho năng lượng mạnh hơn gấp ba lần so với thiền trong ngày thường.

∗ Thiền thiên nhiên (có núi, rừng, sông, hồ, suối… bao quanh) cho năng lượng mạnh hơn gấp ba lần so với “thiền trong bốn bức tường”.

∗ Thiền với âm nhạc một lần nữa cũng cho năng lượng mạnh hơn gấp ba lần. Bạn có thể nghe âm thanh của những nhạc cụ cổ điển yêu thích của riêng mình.

∗ Thiền kim tự tháp (hành thiền trong kim tự tháp) cho năng lượng mạnh gấp ba lần thiền không sử dụng kim tự tháp.

Năng lượng kim tự tháp

Kim tự tháp là cấu trúc chắc chắn nhất và cho phép tiếp nhận nhiều năng lượng vũ trụ nhất trên Hành tinh Trái Đất.

Các Kim tự tháp được xây dựng theo tỉ lệ vàng của Đại kim tự tháp Ai Cập với góc lệch 51 độ 50 phút và các mặt chuẩn theo bốn hướng được cho là nhận được nhiều năng lượng vũ trụ nhất.

Đó là lý do để chúng trở thành những kho rút năng lượng vũ trụ. Sức mạnh của kim tự tháp đạt được nhờ pha trộn giữa năng lượng vũ trụ phát xạ và lực trọng trường trái đất.

Một kim tự tháp cần đặt đúng hướng Đông, Tây, Nam và Bắc. Năng lượng được tập trung nhiều nhất ở khoảng một phần ba trung tâm kim tự tháp tính từ đáy lên. Vị trí này được gọi là “Phòng nhà vua – King’s Chamber”.

Kim tự tháp là một cấu trúc hình học khuếch đại năng lượng.

Khi một vật được đặt vào trong kim tự tháp , bất kể vật được đặt vào trong kim tự tháp là gì, nó cũng sẽ được khuếch đại và nhận những thông tin mạnh mẽ về chính nó. Tần số này làm tăng thêm năng lực cho phần tử đó hoặc sạc nó.

Kim tự tháp kéo mọi thứ trở lại với chính bản thể mà nó đáng ra phải là, làm cho chúng trở nên hoàn hảo hơn.

Bất kỳ vật liệu nào cũng có thể sử dụng để làm kim tự tháp, chỉ cần ta nắm được kích thước cơ bản để xây dựng chúng.

Ta có thể tính toán các cạnh của kim tự tháp theo công thức sau:

Cạnh kim tự tháp = Cạnh đáy x 0.951

Chiều cao kim tự tháp = Cạnh đáy x 0.636

Chiều cao của Phòng nhà vua = 1/3 chiều cao kim tự tháp

Tác dụng của kim tự tháp

– Khi hấp thụ năng lượng kim tự tháp đều đặt, khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên đáng kể.

– Uống nước giữ trong kim tự tháp tối thiểu ba ngày giúp cho năng lượng vũ trụ đi vào toàn bộ cơ thể.

– Năng lực nhớ và khả năng tập trung tăng lên khi đội mũ kim tự tháp trong khi học hoặc làm việc.

– Luồng năng lượng thu vào kim tự tháp là liên tục. Mọi người đều nhận được năng lượng như nhau trong kim tự tháp bất kể số lượng là bao nhiêu người.

– Năng lực ý chí của ta (hay những điều ta nghĩ) được làm mạnh lên trong/dưới kim tự tháp.

– Chất lượng giấc ngủ cải thiện, giấc mơ rõ ràng hơn khi ngủ trong kim tự tháp.

Thiền kim tự tháp

Thiền bên trong hay dưới kim tự tháp gọi là “Thiền kim tư tháp”.

Hầu hết mọi người đã trải nghiệm với “Thiền kim tự tháp”đã mô tả về trải nghiệm của họ, là cơ thể hoàn toàn thư giãn, kèm theo đó là ngăn toàn bộ những suy nghĩ không thích hợp và không liên quan từ bên ngoài, cuối cùng đạt được trạng thái thay đổi tâm thức cho phép họ đi sâu hơn vào bên trong ở mức độ cao hơn.

Thiền trong kim tự tháp cho sức mạnh gấp ba lần so với thiền không kim tự tháp.

Kim tự tháp cung cấp môi trường năng lượng cao hiệu quả nhất cho người mới thực hành thiền định.

Kim tự tháp giúp giảm căng thẳng và áp lực của cơ thể vật lý. Trải nghiệm ngoài thân xác dễ đạt được hơn khi thiền trong kim tự tháp. Giấc mơ trở nên rõ ràng hơn và chúng có tác dụng như trạng thái thức tỉnh.

Sử dụng kim tự tháp trong thiền sẽ tăng tốc tiến trình thư giãn, đem đến cảm giác tĩnh lặng, khỏe mạnh và thái độ sống cởi mở, tích cực. Nhiều người dùng đã chứng thực rằng nó giúp tăng khả năng nhớ, có cái nhìn rõ nét về tiền kiếp, tăng khả năng giao tiếp bằng thần giao cách cảm và  thức tỉnh trong từng khoảnh khắc.

Tâm trí kỳ diệu

Tâm trí = Cuộc đời

“TÂM TRÍ” là tổ hợp của sự đan kết phức tạp những dòng suy nghĩ/ mong muốn/ nỗ lực/ mục tiêu/ mục đích khổng lồ.

Bất kỳ một nỗ lực bên trong nào cũng được hiện thực hóa ra dưới dạng một tình huống trong cuộc sống bên ngoài.

“TÂM TRÍ” là “hạt giống”, “CUỘC SỐNG” là “cây” – Gieo gì, gặt nấy.

“CUỘC SỐNG” là cái cây vĩ đại của tạo hóa được hiển lộ ra ngoài từ hạt mầm “TÂM TRÍ”.

Chúng ta là những ĐẤNG SÁNG TẠO với tất cả những gì đang diễn ra cho chính mình. Khi liên tục giữ vững những ý niệm nhất định, ta trở thành người duy trì hoặc phá hủy những mô thức suy nghĩ nào đó trong tâm trí.

Trong bất kỳ khoảnh khắc nào, ta đều có thể nói “không” với những khuôn mẫu suy tưởng tiêu cực nhen nhóm trong cái trí … để cho ra đời những khuôn mẫu tư tưởng tích cực. Quả bóng đi về đâu là do ta chọn.

Thoát khỏi tâm trí cũ

Khi còn nhỏ, môi trường xã hội hoặc cha mẹ cho đứa trẻ những khuôn mẫu suy nghĩ trẻ thơ tùy theo hiểu biết, văn hóa, dự định, … của họ. Rồi khi đứa trẻ trưởng thành, trách nhiệm của nó là cho ra đời những cách thức suy nghĩ tích cực mới. Đặc biệt với các bạn trẻ, đây chính là thời điểm để lựa chọn một cách có ý thức những khuôn mẫu tâm trí hữu dụng.

Các kiểu tâm trí khác nhau 

Có nhiều kiểu suy nghĩ khác nhau trong tâm trí và sẽ là khôn ngoan khi chọn kiểu mẫu tốt nhất. Về cơ bản có bốn kiểu suy nghĩ trong tâm lý con người.

Tâm trí thảm họa

Giả sử một người lần đầu lái xe ô tô hoặc xe máy, và anh ta đang đi vào thị trấn.

Nếu anh ta hoặc cô ta sở hữu loại khuôn mẫu suy nghĩ “thảm họa”, anh ta/cô ta sẽ nói:

“Đây là lần đầu tôi lái xe vào thị trấn, nên tôi rất sợ rằng có lẽ sẽ gây ra tai nạn”

Với tâm trí có khuôn mẫu suy nghĩ như vậy, nếu anh ta lái xe, tai nạn dĩ nhiên xảy ra bởi anh ta đã tự mình nói “có lẽ sẽ gây ra tai nạn”.

Tâm trí tiêu cực

Giờ là kiểu người thứ hai, đó là kiểu người tâm trí khá tiêu cực, anh ta sẽ có thể nói rằng:

“Đây là lần đầu tôi lái xe vào thị trấn. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra… có thể tôi sẽ gây tai nạn, cũng có thể không. Tôi chẳng biết nữa”.

Như vậy với kiểu tâm trí này, bằng cách nào đó anh ta có thể ngăn chặn được một thảm họa. Nhưng rồi anh ta sẽ lại gặp vấn đề khác, như đỗ xe sai chỗ, đi sai làn, … Thế nên trong tình huống này không có “thảm họa” nhưng chắc chắn sẽ có “vấn đề”.

Tâm trí tích cực

Đến kiểu người thứ ba … một người có tâm trí tích cực, anh ta sẽ nói rằng:

“Dù đây là lần đầu tôi lái xe vào thị trấn, nhưng nó sẽ hoàn toàn tốt đẹp. Không điều gì không mong muốn xảy ra cả”.

Dù là lần đầu, nhưng anh ta đã lái rất khéo léo và trở về an toàn. Không có bất kỳ một tai nạn nào và cũng không có “vấn đề” gì hết, như là đi sai làn chẳng hạn.

Những ngôn từ khác nhau phát ra từ miệng bắt nguồn từ những khuôn mẫu tâm trí khác nhau. Linh hồn ở những tầng thứ tiến hóa khác nhau tất nhiên sẽ có những khuôn mẫu tâm trí suy nghĩ khác nhau.

Tâm trí kỳ diệu

Cuối cùng là kiểu người thứ tư … một “Vị Thầy”, là người duy trì kiểu mẫu tâm trí hoàn hảo, gọi là “kỳ diệu”. Anh ta cũng lái xe vào thị trấn lần đầu, nhưng sẽ vượt lên để nói rằng:

“Tôi sẽ tới nơi một cách thuận tiện và trở về trong vòng hai mươi phút nữa”.

Vậy là dù lần đầu tiên nhưng anh ta vẫn đặt ra một mục tiêu … một thử thách cho chính mình. Đó là trạng thái bất biến của tâm trí kì diệu – tâm trí của một vị Thầy.

Ví dụ tâm trí của Đức Jesus hay của Đức Phật, bạn không thể đơn thuần gọi nó là “tâm trí tích cực” được, mà chúng là “tâm trí kỳ diệu”.

Luồng sống sẽ đi theo mục tiêu được thiết lập

Khi ta đặt mục tiêu của mình ở cấp độ tâm trí, tức là ta đưa ra những định hướng cụ thể cho cuộc sống của mình. Nếu không đặt những mục tiêu cụ thể, cuộc sống của ta sẽ tự nhiên rơi vào những vòng xoáy và trôi đi vô định. Nếu ta không thiết lập cái đích cụ thể, thì CUỘC SỐNG không thể biết nó phải đi về đâu và lớn lên thế nào. Do đó, cuộc sống sẽ không thể đi đến đâu hết.

Do vậy chúng ta phải luôn đưa ra những định hướng cụ thể cho cuộc sống của mình qua việc duy trì khuôn mẫu tâm trí cụ thể, tối thiểu cũng phải là “tâm trí tích cực” và tối đa là “tâm trí kỳ diệu”.

Mục tiêu kỳ diệu

Nếu ta muốn cuộc sống của mình trở nên kỳ điệu, ta phải gặt hái được “tâm trí kỳ diệu” và phải thiết lập mục tiêu kỳ diệu!

Nếu ta có tâm trí thảm họa, thì một cuộc đời thảm họa sẽ tự động đi theo nó. Nếu ta có tâm trí tiêu cực, một cuộc đời tiêu cực sẽ đi theo. Nếu ta sở hữu tâm trí tích cực thì cuộc sống tích cực tự động đến. Và nếu ta tiếp tục gặt hái một tâm trí kỳ diệu, thì một lần nữa, cuộc sống kỳ diệu sẽ tự động đến.

Tâm trí của một người thế nào thì cuộc sống của họ thế đó.

Duy trì thiền thực hành Anapanasati sẽ giúp chúng ta đạt được trạng thái tâm trí kỳ diệu khi ta đặt mục tiêu vào đó.

Ăn thực vật

“Thức ăn thực vật cho ta ấn tượng sâu sắc về bản thể tự nhiên của chính mình. Nếu toàn thể thế giới đều chọn ăn thực vật thì nó có thể thay đổi vận mệnh của loài người”

Albert Einstein

“Ta càng nỗ lực đem sự tử tế và bảo vệ tới tất cả những sự sống thì càng trở nên vĩ đại hơn trong thế giới này”.

Ching Hai

“Bạn có thể nhìn vào đôi mắt của một con vật và nói với nó rằng … “Việc thèm ăn của tôi quan trọng hơn nỗi khổ của bạn” không?

Moby

“Không bạo lực dẫn tới chuẩn mực đạo đức cao nhất, đó là cái đích của tất cả những sự tiến hóa. Chừng nào ta chưa ngừng làm hại những sự sống khác, chừng đó ta vẫn còn ở cấp độ dã man”

Thomas A. Edison

“Ăn thực vật là một nỗ lực có ý thức, một nỗ lực chủ ý để thoát khỏi những sự nặng nề đã buộc bạn vào Trái Đất, nhờ đó bạn có thể bay lên, nhờ đó chuyến bay của mình với chính mình là có thể.”

Osho

“Ăn thực vật không phải là từ bỏ hay mất đi cái gì, nó chính là việc đạt được sự bình an bên trong nhờ bất bạo lực và từ chối tham gia những hoạt động gây tổn thương”.

Gary L. Francione

“Động vật không “cho” ta sự sống của chúng như những lời nói dối bọc đường thường có. Không, ta đã lấy đi sự sống của chúng. Chúng đấu tranh và chống lại đến hơi thở cuối cùng, cũng giống như chúng ta vậy nếu lâm vào hoàn cảnh như thế.”

John Robbins

“Sự sống là đáng quý đối với cả những sinh vật câm lặng cũng như con người vậy. Nếu ai đó muốn hạnh phúc, sự đau đớn, ai đó muốn được sống chứ không phải chết, thì những sinh vật khác cũng vậy.”

Đạt Lai Lạt Ma

“Con người ăn thịt và nghĩ rằng họ sẽ trở nên mạnh mẽ như một con bò mà quên rằng con bò là loài ăn cỏ”.

Pino Caruso

Những quan niệm sai lầm về thiền

Trong xã hội hiện đại, thiền đã trở nên vô cùng phổ biến, thậm chí còn được các bác sĩ kê đơn như một liều thuốc. Không chỉ là các thầy tu, nhiều tầng lớp cũng đến với thiền: từ các nhà khoa học, các lãnh đạo trong kinh doanh, nghệ sĩ, sinh viên, giáo viên, đến quân nhân, và hứa hẹn trong tương lai, có cả các chính trị gia.

Dù thiền không còn xa lạ, rào cản đưa thiền đến với nhiều người là những quan niệm sai lầm. Hãy cùng vạch trần 7 quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về thiền.

Quan niệm sai lầm số 1:

“Thiền rất khó” – Sự thật số 1

Quan niệm này bắt nguồn từ hình ảnh thiền hay gắn liền với các thầy tu, các vị thánh, các bậc cao tăng, như là một sự tu tập khắc khổ. Thực ra, với sự hướng dẫn từ một giáo viên giàu kinh nghiệm, thiền trở nên vô cùng dễ dàng và thú vị.

Kĩ thuật thiền có thể rất đơn giản, như là chú ý vào từng hơi thở.

Lí do khiến cho thiền có vẻ khó đó là chúng ta thường cố tập trung một cách thái quá, chăm chăm vào việc đạt được mục tiêu, hoặc là lo lắng về việc có đang làm đúng hay không.

Người hướng dẫn sẽ giúp bạn hiểu trải nghiệm của mình, vượt qua khó khăn thường gặp, và hình thành thói quen luyện tập hằng ngày.

Quan niệm sai lầm số 2:

“Muốn thiền thành công, phải để tâm trí yên lặng” – Sự thật số 2

Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất về thiền và cũng là lí do khiến nhiều người bỏ cuộc vì mất kiên nhẫn. Thiền không có nghĩa là dừng hẳn mọi suy nghĩ hay cố là cho tâm trí trở nên trống rỗng… cả hai phương pháp này sẽ chỉ tạo thêm nhiều áp lực và những suy nghĩ lộn xộn mà thôi.

Chúng ta không thể chấm dứt hay kiểm soát những suy nghĩ, nhưng có thể quyết định sự chú ý của mình vào chúng. Dù ta không thể làm cho tâm trí trở nên tĩnh lặng, thiền giúp chúng ta tìm thấy không gian tĩnh lặng giữa những dòng suy nghĩ.

Không gian này chính là sự tĩnh lặng thuần khiết, sự bình yên thuần khiết, sự thông tuệ thuần khiết. Khi thiền, ta mang sự chú ý của mình vào một đối tượng quán chiếu, ví dụ như hơi thở. Điều này sẽ giúp tâm trí ta thả lỏng để hoà vào dòng nhận thức.

Khi những suy nghĩ khởi lên… như lẽ tất yếu… ta không cần phải phán xét hay cố gắng xua chúng ra khỏi đầu. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng đưa sự chú ý của mình về với đối tượng quán chiếu.

Khi thiền, sẽ có những khoảnh khắc, có thể chỉ kéo dài vài mili giây, tâm trí chìm vào không gian tĩnh lặng và trải nghiệm sự tinh khôi của tỉnh thức. Thiền càng thường xuyên, trạng thái tỉnh thức này càng kéo dài.

Quan niệm sai lầm số 3:

“Phải mất nhiều năm luyện tập, mới có thể gặt hái được những lợi ích từ thiền” –

Sự thật số 3

Từ những người mới tập đến những người tập lâu năm, đều có thể thu được những lợi ích rõ rệt của thiền.

Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt ngay từ lần thiền đầu tiên hay trong những ngày đầu tiên tập luyện. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thiền có ảnh hưởng sâu sắc đến thể trạng tâm lý và vật lý chỉ sau vài tuần đầu tiên.

Theo một nghiên cứu của trường đại học Havard và bệnh viện Massauchusetts, 8 tuần tập thiền không chỉ giúp con người giảm lo âu, mà còn phát triển những vùng trong não liên quan đến trí nhớ, khả năng thấu cảm, sự tự nhận thức bản thân, và cơ chế quản lý căng thẳng.

Quan niệm sai lầm số 4: “Thiền là sự trốn tránh thực tại” – Sự thật số 4

Mục đích thực sự của thiền không phải là để chạy trốn khỏi các vấn đề, mà là trở về với chính mình… phần nguyên bản và bất biến của mình, dù hoàn cảnh bên ngoài có ra sao.

Trong lúc thiền, bạn sẽ đi xuyên qua phần tâm trí huyên náo – luôn ngập trong những suy nghĩ về quá khứ và tương lai, để tiếp chạm với sự thông tuệ thuần khiết. Trong trạng thái tỉnh thức này, bạn sẽ buông bỏ tất cả những giới hạn và định nghĩa về bản thân mà bạn tự đặt ra… để lĩnh hội sự thật rằng bạn là một linh hồn không giới hạn.

Với sự luyện tập thường xuyên, bạn sẽ lau sạch cánh cửa nhận thức và mở rộng sự thông tuệ.

Dù có một vài người sử dụng thiền như một cách để trốn tránh thực tại… né tránh những cảm xúc cá nhân.. phương pháp này đi ngược lại với mục đích thực sự của thiền. Trên thực tế, nhiều kĩ thuật thiền được tạo ra để giải phóng những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén.

Quan niệm sai lầm số 5: “Tôi không có thời gian để thiền” – Sự thật số 5

Đã có những giám đốc sản xuất bận rộn mà không hề bỏ lỡ một buổi thiền nào trong suốt 25 năm. Nếu coi thiền là việc ưu tiên, bạn sẽ thực hiện nó bằng mọi giá. Còn nếu cảm thấy lịch làm việc quá dày, hãy nhớ rằng vài phút thiền mỗi ngày vẫn tốt hơn là không.

Chúng tôi mong rằng bạn không tự cho mình cái cớ bỏ thiền chỉ vì trời đã muộn hay bạn cảm thấy buồn ngủ quá. Nghịch lý là, càng thiền thường xuyên, bạn càng có thêm nhiều thời gian.

Khi thiền, ta thả trôi vào dòng nhận thức không biên giới, không thời gian… trạng thái này là khởi nguồn của tất cả mọi thứ sẽ hiển thị trong vũ trụ.

Khi bạn thiền, hơi thở và nhịp tim chậm dần, huyết áp cũng giảm, cơ thể bớt tiết ra các hormone gây stress và những hoá chất thúc đẩy quá trình lão hoá.

Chúng ta sẽ ở trong một trạng thái thức tỉnh mà cực kỳ khoẻ khoắn cho cơ thể và trí não. Khi mọi người hình thành thói quen thiền vào buổi sáng, họ cũng thấy rằng mình có thể hoàn thành được nhiều việc hơn dù chỉ phải làm rất ít. Thay vì quay cuồng với hết việc này việc kia, họ dành thời gian cho một số việc trong trạng thái “dòng chảy”… để hoà hợp với nhịp điệu của vũ trụ.

Quan niệm sai lầm số 6:

“Muốn thiền cần phải có niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh” – Sự thật số 6

Thiền là một hình thức tập luyện để đưa chúng ta ra khỏi sự hỗn loạn của tâm trí và tiếp chạm sự tĩnh lặng. Thiền không đòi hỏi chúng ta phải có một niềm tin tâm linh nào đó. Rất nhiều người đến từ những tôn giáo khác nhau thực hành thiền mà không cảm thấy bất đồng với niềm tin tôn giáo của họ.

Một vài người không theo bất cứ tôn giáo nào hoặc theo chủ nghĩa vô thần nhưng vẫn thực hành thiền. Họ thiền để trải nghiệm sự tĩnh lặng trong tâm trí cũng như đạt được những lợi ích sức khoẻ.. như là giảm áp lực máu, giảm căng thẳng, và có những giấc ngủ ngon.

Quan niệm sai lầm số 7: “Tôi cần phải có những trải nghiệm vi diệu trong lúc thiền” –

Sự thật số 7

Một số người cảm thấy thất vọng khi không có những trải nghiệm như bay lên, nhìn thấy màu sắc, nghe thấy âm thanh của các thiên thần, hay chìm trong trạng thái giác ngộ. Dù thiền đem lại rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời, như là cảm giác an lạc hay hoà làm một với vạn vật, đó không phải là mục đích của việc tập thiền.

Lợi ích thực sự của thiền nằm ở việc chúng ta tiếp diễn cuộc sống hằng ngày. Sau mỗi lần thiền, cảm giác bình yên và tĩnh lặng bên trong khiến chúng ta trở nên sáng tạo, đồng cảm, yêu thương hơn trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân.

Những lợi ích thiết thực của thiền

Mục đích trước mắt của thiền là huấn luyện tâm trí và dùng nó một cách hiệu quả và hữu ích cho cuộc sống.

Những lợi ích của thiền có thể tóm tắt như sau:

  • Nếu bạn là một người bận rộn: thiền có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng và tìm thấy sự thư giản
  • Nếu bạn là người lo lắng: thiền có thể làm bạn diệu xuống và tìm thấy được sự bình an của tâm trí.
  • Nếu bạn là người luôn có vấn đề: thiền có thể giúp bạn phát triển sự dũng cảm và sức mạnh để đối diện và vượt qua vấn đề.
  • Nếu bạn thiếu sự tự tin : thiền có thể giúp bạn đạt được sự tự tin, đó là điều bí mật của cuộc sống thành công
  • Nếu bạn có nỗi sợ trong tim : thiển có thể giúp bạn hiểu bản chất thật của vấn đề mà làm cho bạn sợ….khi đó bạn sẽ vượt qua nỗi sợ trong tâm trí đó.
  • Nếu bạn luôn không hài lòng với mọi thứ và dường như chẳng có gì trong cuôc sống làm bạn thoả mãn: thiền có thể cho bạn cơ hội phát triển và duy trì sự mãn nguyện bên trong.
  • Nếu bạn là người hoài nghi và không quan tâm đến lối sống tôn giáo của mình: thiền có thể giúp bạn vượt ra khỏi chủ nghĩa hoài nghi của chính bạn và bạn thấy vài giá trị thực tế trong những hướng dẫn tôn giáo đó.
  • Nếu bạn bị thất vọng và tan nát con tim bởi thiếu sự hiểu biết về sự vô thường của cuộc sống và thế giới : thiền thực sự có thể hướng dẫn và giúp bạn hiểu về bản chất vô thường của thế gian.
  • Nếu bạn là người giàu có: thiền có thể giúp bạn nhận ra bản chất của cải của bạn và đảm bảo rằng nó không chỉ dành cho sự hạnh phúc của riêng bạn mà còn cho hạnh phúc của nhiều người khác.
  • Nếu bạn là người nghèo khó : thiền có thể giúp bạn phát triển sự mãn nguyện và không chứa chấp sự ganh tỵ với những người giàu hơn bạn.
  • Nếu bạn là một chàng trai trẻ bối rối ở ngã ba đường của cuộc đời, và bạn không biết hướng nào để đi : thiền có thể giúp bạn chọn đúng con đường để đạt được mục tiêu đã chọn.
  • Nếu bạn là một người già buồn chán với cuộc sống : thiền có thể đưa bạn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống, sự hiểu biết này đến lượt nó sẽ làm giảm sự chán nản của bạn và gia tăng niềm vui sống.
  • Nếu bạn là người nóng tính: thiền có thể giúp bạn phát triển sức mạnh nội tại để vượt qua sự yếu đuối của sự tức giận, thù hận và oán giận để trở thành một người bình tĩnh và tỉnh táo hơn.
  • Nếu bạn ganh tỵ : bạn có thể hiểu rằng thái độ tinh thần tiêu cực chẳng bao giờ đóng góp bất kỳ lợi ích gì cho bạn.
  • Nếu bạn không thể giảm những khát khao của các giác quan : bạn có thể học cách trở thành làm chủ những khát khao của các giác quan.
  • Nếu bạn là người nghiện thuốc hoặc rượu : bạn có thể vượt qua thói quen nguy hiểm mà đã thống trị bạn.
  • Nếu bạn là người có tâm trí đóng: bạn có thể phát triển sự hiểu biết để có lợi cho cả bạn, bạn bè và gia đình bạn để tránh sự hiểu lầm.
  • Nếu bạn là người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc: cảm xúc của bạn sẽ không còn cơ hội dẫn bạn sai đường .
  • Nếu bạn chịu đựng về những rối loạn như căng thẳng, sụp đổ, những quấy rối thần kinh…: thiền có thể kích hoạt những lực sống tích cực trong tâm trí và cơ thể bạn để lấy lại sức khoẻ, đặc biệt là những vấn đề tâm lý.
  • Nếu bạn là người có tâm trí yếu đuối hoặc là người duy trì sự mặc cảm tự ti: thiền có thể củng cố tâm trí của bạn để phát triền lòng can đảm, và khắc phục điểm yếu của bạn.
  • Nếu bạn là người thông thái: thiền sẽ dẫn bạn đến những trí tuệ tối cao. Sau đó bạn sẽ nhận thấy mọi thứ đúng với bản chất của nó chứ không phải như chúng có vẻ là.

Tâm trí là chìa khoá của hạnh phúc, và cũng là chìa khoá của khổ đau. Để hiểu tâm trí và sử dụng nó tốt là nhiệm vụ dẫn đến một cuộc sống yên bình và có ý nghĩa.

Trả lời