Thiền Lâm Bảo Huấn Tế là bộ sách nhà Phật do hai ngài Diệu Hỷ và Trúc Am cùng biên soạn. Bộ sách chính là những lời dạy bảo vô cùng quý báu của các vị chư Tổ dành cho các hậu bối. Mỗi một câu văn trong bộ sách đều là những lời vàng, ý ngọc răn dạy về cách tu tâm, xử thế. Những người tu Phật nên nỗ lực học hỏi và bắt chước theo.

Giới thiệu về bộ sách Thiền Lâm Bảo Huấn Tế

Thiền Lâm Bảo Huấn Tế một bộ sách nhà Phật, bộ sách được biên soạn bởi 2 vị sư tổ là Diệu Hỷ và Trúc Am. Bộ sách được viết trong thời gian hai ngài sống trong một am cỏ tại chùa Vân Môn tỉnh Giang Tây. Nội dung chính của bộ sách chính là những lời răn dạy của các vị Chư Tổ về cách tu tâm xử thế. Kinh nghiệm về cách trụ trì, hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng.

Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Lâm Bảo Huấn sách hay nhà Phật

Bộ sách gồm có 4 quyển có độ dài 300 thiên. Các thiên đều được lựa chọn mà sắp xếp có trước có sau chứ không hề theo lần lượt xưa và nay. Ý nghĩa và lời văn của bộ sách đều rất bình dị, không hề mông lung, mơ hồ hay dối trá rất giúp ích cho những người học đạo.

Tại Việt Nam sách Thiền Lâm Bảo Huấn được lưu truyền ở 3 bản khác nhau.

  • Bản Thiền Lâm Bảo Huấn thứ nhất được khắc vào năm mậu thân, Cảnh Trị năm thứ 6 đời nhà Lê. Bản này được lưu giữ ở chùa Khánh Sơn thành Thăng Long.
  • Bản Thiền Lâm Bảo Huấn thứ 2 được khắc vào năm Quý Sửu. Bản này được lưu trữ tại chùa Xuân Áng huyện Lương Tài
  • Bản Thiền Lâm Bảo Huấn thứ 3 được khắc vào năm Mậu Ngọ, Tự Đức năm thứ 11. Bản này được lưu giữ tại chùa Linh Thiền, núi Long Đội tỉnh Hà Nam.

Theo Sách Thiền Lâm Bảo Huấn trụ trì là vô cùng quan trọng trong sự tồn vong của Phật pháp

Hai bản thứ nhất và bản thứ 2 chỉ có phần chính văn mà không có phần chú thích. Bản thứ 3 thì có cả phần chính văn và phần chú thích của Văn Thê Kiến Sư. Điểm chung là cả ba bản trên đều viết bằng Hán văn và được lưu truyền tại Việt Nam qua nhiều thời đại.

Đạo làm trụ trì theo Thiền Lâm Bảo Huấn tế

Theo sách Thiền Lâm Bảo Huấn thì trụ trì đóng một vai trò vô cùng quan trọng có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong của Phật pháp. Trụ trì là người hướng dẫn các Tăng Ni, Phật tử tu học sống theo đạo đức, đúng với Chánh Pháp và lợi lạc an vui trong Chánh Pháp. Trụ trì có trách nhiệm kế thừa và tiếp dẫn hậu lai, hoằng dương Phật pháp lợi lạc chúng sinh. Bởi thế người trụ trì cần phải có những đức tính như:

Trụ trì theo Thiên Lâm Bảo Huấn là người phải có nhân, minh, dũng

  • Trụ trì phải là người có nhân: Nhân ở đây là việc thực hành đạo đức và phát triển việc giáo, làm đẹp lòng người, an trên hòa dưới.
  • Trụ trì phải có Minh: Minh chính là việc giữ lễ nghĩa, nhận biết an nguy, xét hiểu hiền ngu, phân minh phải trái.
  • Trụ trì phải có Dũng: Dũng ở đây chính là phải quả cảm với công việc, biết đứng ra để trừ kẻ gian và loại bỏ kẻ xu nịnh.

Một trụ trì nếu có đủ cả 3 đức tính đó thì tòng lâm sẽ hưng thịnh. Theo sách Thiền Lâm Bảo Huấn thì nếu vị trụ trì thiếu một trong 3 đức tính trên thì tòng lâm tất suy, thiếu 2 thì tất nguy nếu thiếu cả thì đạo trụ trì tất hỏng.

Có thể nói Thiền Lâm Bảo Huấn tế là một bộ sách hay mà bất kể một người trụ trì nào cũng nên tìm hiểu nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Bởi mỗi một lời văn trong đó đều rất ý nghĩa rất quý báu với đạo tu hành, đạo trụ trì. Sự tu tâm dưỡng tính luôn là điều cần thiết để trở thành một trụ trì tốt.

Trả lời