Nói đến thiền, chúng ta không thể bỏ qua Thiền phái Thảo Đường là một trong những phái Thiền mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần và trí tuệ cho người Thiền. Chắc hẳn nhiều người khi nhập môn phái Thảo Đường sẽ không khỏi bỡ ngỡ với những thông tin mới và cũng chưa tiếp nhận kịp những thông tin hữu ích để thiền cho đúng. Sau đây là một số thông tin về Thiền phái Thảo Đường khi cần nhập môn.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Thảo Đường mang lại lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho người thiền

Nguồn gốc của Thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường du nhập vào Việt Nam năm 1069 khi vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và trong số những tù binh trong cuộc chinh phạt ấy có một Thiền sư gốc Trung Hoa tên là Thảo Đường. Biết được vị Thiền sư này đang trên đường truyền bá đạo thì bị bắt cũng như khâm phục đạo đức và sức học của Thảo Đường, vua Lý Thánh Tông phong cho Thiền sư làm quốc sư và thành lập Thiền phái lấy tên của ông là phái Thảo Đường.

Phái Thảo Đường được sáng lập và truyền thừa qua năm đời trong khoảng thời gian từ 1069 đến năm 1205. Vì không có nhiều tài liệu và sách ghi chép về Thiền phái Thảo Đường cùng những quy định về Thiền phái này nên người đời sau không lĩnh hội được nhiều về tư tưởng của phái này. Trong cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” có ghi lại tên tuổi của một số người thuộc phái Thảo Đường nhưng chỉ là những thông tin về cái tên ngoài ra không còn gì cả.

Các thế hệ và ảnh hưởng của phái Thiền Thảo Đường

Phái Thảo Đường có sáu thế hệ trong đó thế hệ đầu tiên là Thảo Đường. Thế hệ thứ hai là ba người Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá. Thế hệ thứ ba là Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Định Giác. Thế hệ thứ 4 có Đỗ Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đỗ Đông. Thế hệ thứ năm có Trương Tam Tạng, Đỗ Thường, Chân Huyền. Đến thế hệ thứ sáu thì có Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Phạm Phụng Thự và Nguyễn Thức.

Thiền phái Thảo Đường du nhập vào nước ta năm 1069

Trong những thế hệ thuộc Thiền của phái Thảo Đường, có tới 9 vị cư sĩ đều là vua và quan bao gồm vua Lý Thánh Tông, vua Lý Anh Tông và vua Lý Thái Tông, quan tham chính Ngô Ích, quan thái phó Đỗ Vũ, quan quản giáp Nguyễn Thức, v.v. Đây là lý do mà Thiền phái Thảo Đường chưa đủ sức sáng tạo để tạo nên một truyền thống sinh hoạt độc lập theo tăng viện và lưu truyền cho đời sau.

Thiền Thảo Đường và những lợi ích cho sức khỏe

Tuy rằng không có nhiều tài liệu và sách ghi chép về Thiền phái này nhưng Thiền của phái Thảo Đường cũng như các Thiền phái khác đều mang đến cho người ngồi Thiền những lợi ích nhất định về sức khỏe cũng như trí tuệ và tinh thần:

  • Ngồi Thiền giúp cho giảm cholesterol trong máu và giảm huyết áp
  • Người tập Thiền sẽ có tinh thần minh mẫn hơn, hạn chế mất ngủ, hạn chế mệt mỏi và căng cơ.
  • Hệ miễn dịch được cải thiện, năng động và trở nên nhanh nhẹn hơn.
  • Cải thiện lại nguồn năng lượng vốn có, tâm thế tự tin và thoải mái

Luyện tập Thiền của phái Thảo Đường thường xuyên có thể giúp chúng ta có một bộ óc minh mẫn và tỉnh táo. Khi tinh thần thoải mái, có nhiều năng lượng tích cực thì chúng ta sẽ giảm thiểu được các suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. Qua đó, Thiền Thảo Đường cũng giúp người tập thay đổi nhận thức nhận thức và thế giới quan để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Luyện tập Thiền thường xuyên giúp chúng ta có bộ óc minh mẫn và tỉnh táo

Trên đây là một số thông tin cần biết cho những ai muốn nhập môn về Thiền phái Thảo Đường. Không thể phủ nhận việc ngồi Thiền giúp chúng ta có nhiều sáng tạo, suy nghĩ và tư duy tích cực. Từ đó, cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Trả lời