Nếu bạn có nghiên cứu sơ lược về y học cổ truyền chắc chắn đã được nghe tới từ Huyệt Đạo. Dựa theo đó thì bên trong cơ thể con người sẽ có một luồng khí huyết giúp nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên để khi huyết được lưu thông tốt thì cần phải có một hệ thống gọi là kinh lạc, khi nhắc tới kinh lạc đương nhiên phải có sự góp mặt của huyệt đạo, hay còn gọi là huyệt vị.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Cơ thể của còn người bao gồm rất nhiều huyệt đạo và đảm nhiệm chức năng riêng

Huyệt đạo là thế nào:

Có nhiều cách gọi khác nhau về huyệt đạo, chẳng hạn như huyệt vị – du huyệt – khổng huyệt – … Trên cơ thể của còn người bao gồm rất nhiều huyệt đạo và đảm nhiệm chức năng riêng.

Ngày từ thời xa xưa con người đã biết đến huyệt đạo trong việc điều trị bệnh, trong đó sẽ có những huyệt đạo đặc biệt quan trọng, được xem là huyệt đạo chính trên cơ thể. Bao gồm: huyệt bách hội – huyệt hợp cốc – huyệt đản trung – huyệt cao hoang – huyệt quan nguyên – huyện mệnh môn – huyệt túc tam lý – huyệt dũng tuyền.

Huyệt dũng tuyền:

Vị trí xác định huyệt dũng tuyền là nằm dưới lòng bàn chân, ngay vị trí khe lòng bàn chân. Bởi vì hình dáng của chúng giống như một con suối mang sức mạnh to lớn nên mới có tên này.

Khi tác động vào huyệt dũng tuyền bằng cách thức châm cứu hoặc bấm huyệt sẽ có tác dụng tốt với việc mất ngủ – đau đầu – đau bụng – nôn ói – chân tay lạnh hoặc nóng – ho kéo dài.

Huyệt túc tam lý:

Để tìm được huyệt túc tam lý thì chúng ta nên ngồi ở một chiếc ghế cao, để cho phần chân được thẳng, đồng thời hình thành một góc vuông từ cẳng chân tới đùi. Tại vị trí chỗ lõm phía trước ngoài của đầu gối nhìn xuống ba thốn và các xương chày một khoát tay.

Huyệt túc tam lý có tác dụng trong việc chữa bệnh về bao tử, tiêu hóa không tốt, chán ăn, nắc, ợ, đau chân, đau gối, suy nhược.

Huyệt mệnh môn:

Huyệt mệnh môn nằm ở phần lõm dưới đầu mỏn gai đốt sống thắt lưng hai.

Huyệt có công dụng để ổn định huyết khí, bổ thận, đau lưng, di mộng tinh, liệt dương, tiếu buốt – rát – khó – gắt – đêm, người lạnh.

Huyệt quan nguyên:

Dùng ba thốn tay đặt từ phần rốn chở xuống, điểm tiếp xúc với ngón thứ ba thẳng với rốn là huyệt quan nguyên.

Dùng để điều trị bệnh đau bụng dưới, đầy hơi, liệt dương, suy nhược toàn thân, biểu bí, lạnh bụng, bồi bổ toàn thân.

Huyệt cao hoang:

Huyệt cao hoang nằm ở phía dưới đốt sống lưng thứ 4, dùng ba thốn tay để đo.

Công dụng để chữa bệnh đau lưng phía trên, khó thở, viêm phế quản, bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược.

Huyệt đản trung:

Vị trí nằm ở điểm tiếp xúc của đương thẳng giữa xương ức với đường thẳng qua hai núm vú đối với phái nam, hoặc ngang bờ trên hai khớp xương ức thứ 5 đối với phái nữ.

Dùng để điều trị đau ngực, đau tim, nắc, hồi hộp, …

Vị trí của huyệt Dũng Tuyền

Huyệt hợp cốc:

Huyệt hợp cốc nằm giữa xương đốt bàn tay số 1 và số 2 mặt mu bàn tay. Dùng tay để vuốt dọc theo xương đốt bàn tay hai đến điểm mắc chính là huyệt hợp cốc.

Dùng để điều trị bàn tay tê, cánh tay liệt, liệt mặt, miệng méo, đau đầu, nhức răng, đau mắt, nghẹt mũi, sốt, ho, viêm họng.

Huyệt bách hội:

Huyệt sẽ nằm ở giữa đỉnh đầu.

Dùng để hỗ trợ nhức đầu, mất ngủ, nghẹt mũi, hoa mắt chóng mặt, tai ù, động kinh, mau quên.

Để lại một bình luận