Con người là sự tồn tại cả về vật lý lẫn tâm linh. Hai khía cạnh này được liên kết với nhau. Là một thực thể vật lý, lối sống của chúng ta có thể thúc đẩy được sự phát triển ở bên trong và cũng được thúc đẩy bởi sức mạnh nội tại đó. Là một thực thể tâm linh, chúng ta được nuôi dưỡng bởi thiền định và những trải nghiệm nội tại.

            Câu hỏi: Điều này có nghĩa là có điều gì đó vô cùng quan trọng về mặt bản chất và tâm linh trong việc lựa chọn thức ăn của ta? Dù sao đi nữa, chúng ta cũng cần phải ăn. Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết rằng cam kết của mình với chế độ ăn từ bi báo hiệu một sự phát triển tâm linh ngày càng tăng không?

            Lòng trắc ẩn giống như cơ bắp phải được kéo gập để trở nên mạnh hơn. Sự cam kết hằng ngày của chúng ta với một chế độ ăn uống từ bi là rất quan trọng với việc thực hành này. Nó củng cố sự phát triển của chúng theo chiều hướng tiến hóa tâm linh. Phát triển và thực hành từ bi là đòi hỏi quan trọng để tìm kiếm thành công cả trong cuộc sống vật chất và tinh thần. Chúng ta có thể nói rằng sự phát triển lòng trắc ẩn là bản chất của việc tìm kiếm bình an.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

            “Ahimsa – Phi Bạo Lực” là một định nghĩa phi tôn giáo ủng hộ bất bạo động và sự tôn trọng với mọi sinh linh. Ahimsa trong tiếng Sanskrit là “tránh bạo lực hay tổn thương”. Nó thường được giải thích với nghĩa bình an và lòng tôn kính đến mọi chúng sinh.

            “Ahimsa” hay không đau đớn, đề cập đến việc kiêng cử không chỉ đơn thuần hành động bạo lực vật lý mà còn bao hàm cả việc kiểm soát lời nói cũng như suy nghĩ. Thực hành Ahimsa khiến chúng ta mạnh mẽ hơn và cho chúng ta sức mạnh chịu dựng khi gặp phải điều thử thách.

            “Ahimsa” được giới thiệu đến phương Tây nhờ Mahatma Gandhi. Được truyền cảm hứng bởi hành động của ông, phong trào quyền công dân Tây phương, được lãnh đạo bởi những người như Martin Luther King Jr.  đã tham gia vào các cuộc biểu tình bất bạo động.

            Gandhi đã rất rõ ràng về sự cần thiết của chế độ ăn uống từ bi trong sự phát triển nhân loại. Ở phương Tây, Martin Luthur King cũng có cùng một suy nghĩ. Kể cả ngày nay vợ của ông – Coretta Scott King và con trai cũng là người ăn thực vật.

            Nhà triết học xuất sắc Immanuel Kant cũng nói rất rõ về việc con người cần ăn chay như sau:

” Nếu con người không phải tìm cách kiềm chế cảm xúc của mình, họ sẽ thực hiện sự tử tế với động vật, những người tàn nhẫn với động vật thì cũng trở nên khó khăn trong việc thỏa thuận với người khác. Chúng ta có thể đánh giá trái tim một người thông qua việc anh ta đối đãi động vật.” – Immanuel Kant

            Chừng nào chúng ta ngưng việc ăn thịt các loài vô tội, chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với cuộc sống xung quanh mình. Chúng ta nhận ra hầu hết nỗi đau xung quanh đều xuất phát từ việc tham gia vào tạo ra nỗi đau tàn sát các loài vật. Ta bắt đầu thoáng thấy sự thật cao hơn rằng mọi sự sống đều kết nối với nhau.

            Chế độ ăn uống từ bi có thể được phân thành các loại hạt, ngũ cốc, rau củ hay trái cây. Y học truyền thống Ayurvedic gọi những thực phẩm này là satvic. Chế độ ăn satvic là nguyên chất, nó tạo ra sự bình an và quân bình.

            Theo lịch sử, những bậc hiền triết và các vị giác ngộ thích loại thức ăn này hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho thiền định. Thực phẩm satvic và lối sống giản dị sẽ dẫn đến sự phát triển nền văn minh và văn hóa vượt bậc nhất.

            Sự ưu tiên của chúng ta nên là thực phẩm vì con người, không phải con người vì thức ăn. Nếu ta muốn tạo ra cảm hứng cho những điều cao hơn trong cuộc sống, có thể ta nên nhớ lại rằng ăn để sống, không phải sống để ăn. Theo tiến trình này, cùng với việc chọn một đời sống đạo đức sẽ dẫn dắt chúng ta trên hành trình hướng tới sự tự hiểu biết và sự thông thái của Đấng Tạo Hóa.

( Nguồn: Vegspirit)
Người dịch: Nguyễn Trần Quyết và Huỳnh Trần Nhật Vi

Để lại một bình luận