Đầu tiên, các con không phải là những người có thể phán xét thế nào là một cuộc đời bị bỏ phí. Có chăng là một cuộc đời lãng phí nếu một người chẳng làm việc gì cả ngoại trừ thơ thẩn nghĩ về thơ ca trong 70 năm rồi một ngày đọc lên duy một bài thơ để mở ra cánh cửa của sự thấu hiểu và hiểu biết đến hàng ngàn người? Có chăng một cuộc đời bị bỏ phí nếu một người nói dối, lừa gạt, mưu mô, gây tổn thương, thao túng và làm hại người khác trong cả cuộc đời anh ấy nhưng rồi nhớ ra rằng có điều gì đó trong bản chất tự nhiên thật sự của mình như là kết quả của tất cả những gì đã xảy ra – và rồi tiến hóa lên Cấp Độ Kế Tiếp? Cuộc sống đó có chăng là “Lãng phí”?

Con không phải là người có thể phán xét cuộc phiêu lưu của những linh hồn khác. Mà chính con mới là người có thể quyết định CON là ai, chứ không phải là một ai khác trở thành hay thất bại trong việc trở thành một ai đó.

Thế nên nếu con hỏi rằng điều gì sẽ ngăn con người thoát khỏi sự lãng phí cuộc đời của họ, đi dạo xung quanh và thu nhặt “Chiến lợi phẩm” thì câu trả lời là: Không gì cả.

Nhưng Người có thật sự nghĩ rằng nó sẽ hoạt động? Người không nghĩ rằng những người đang đóng góp sẽ không bắt đầu cảm thấy bực bội đối với những người ăn không ngồi rồi?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Có, họ sẽ bực dọc nếu họ chưa thật sự khai sáng. Con người khai sáng sẽ nhìn vào sự không đóng góp như là lòng trắc ẩn vĩ đại chứ không phải sự oán giận.

Lòng trắc ẩn?

Đúng, bởi vì những con người có đóng góp sẽ nhận ra rằng những người không đóng góp gì cả đang bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời nhất và niềm hân hoan lớn nhất: Cơ hội để tạo nên và tận hưởng niềm vui của tầng trải nghiệm cao nhất Con Người Họ Thật Sự Là. Và những con người có đóng góp sẽ biết được rằng đó là sự trừng phạt vừa đủ cho sự lười nhác. Hình phạt đã được yêu cầu – Theo cách không được yêu cầu.

Nhưng những con người có đóng góp sẽ không được tức giận khi thành quả của họ bị trao không cho những kẻ lười biếng?

Con không đang lắng nghe. Tất cả sẽ được trao đi một lượng tối thiểu để sinh tồn. Những ai có nhiều hơn sẽ được trao một cơ hội để đóng góp 10% trên tổng thu nhập nếu có thể.

Như cách thức mà tổng thu nhập sẽ được quyết định, sàn giao dịch mở sẽ quyết định nên giá trị đóng góp của một ai đó cũng giống như những gì được thực hiện trên đất nước các con.

Nhưng rồi vẫn sẽ còn tồn tại “Người giàu” và “Người nghèo”, như chúng con của ngày hôm nay! Nó không công bằng.

Nhưng cơ hội thì ngang bằng. Bởi tất cả sẽ có được cơ hội để sống một cuộc đời có đủ nhu cầu cơ bản mà không lo âu về sự sống còn. Và tất cả mọi người sẽ nhận được cơ hội ngang nhau để nhận lấy kiến thức, phát triển kỹ năng, và sử dụng năng khiếu tự nhiên trong Thế giới của những Niềm vui.

Thế giới của những Niềm vui?

“Nơi làm việc” sẽ được gọi như vậy.

Nhưng vẫn còn sự đố kỵ chứ?

Đố kỵ, đúng. Ghen ghét, không. Đố kỵ là một cảm xúc khát khao tự nhiên để con phấn đấu có được nhiều hơn. Đó là đứa bé 2 tuổi khao khát và thúc giục chính bản thân cố gắng chạm được tay nắm cửa, điều mà anh trai đứa bé có thể làm được. Không có gì sai trong điều đó cả. Không có gì sai với sự đố kỵ. Đó là một động lực để thúc tiến. Đó là khát khao thuần túy. Nó sản sinh điều vĩ đại.

Ghen ghét, theo một nghĩa ngược lại, là một cảm xúc bị dẫn dắt bởi sự sợ hãi, khiến một người sẵn sàng làm mọi điều để người khác nhận được ít hơn. Nó là một cảm xúc thường dựa trên sự oán thù. Nó là tiến trình bắt đầu bằng sự giận dữ và dẫn tới sự giận dữ. Và nó sẽ giết chết. Sự ghen ghét có thể giết chết. Những người từng ở trong tam giác của sự ghen ghét biết điều đó.

Trả lời