Nguyên tử cũng được tạo thành từ các khối cầu. Nếu bạn nhìn vào nguyên tử Hydro, Proton bị nén chặt ở trung tâm và Electron đang quay quanh Proton. Nếu Proton có kích thước bằng một quả bóng đánh gôn thì Electron sẽ có kích thước bằng một quả bóng đá, và electron đó đang di chuyển với một tốc độ cực nhanh! Tôi nhớ rằng khi còn học vật lý, tôi không thể tin rằng Electron nhỏ bé này, một điểm nhỏ đến nỗi mà bạn thậm chí không thể nhìn thấy, đang di chuyển xung quanh trong một không gian vi mô nào đó đạt 9/10 tốc độ của ánh sáng. Điều đó có nghĩa là Electron di chuyển xung quanh Proton khoảng 170.000 dặm/giây, quay xung quanh một cái gì đó mà bạn thậm chí không thể nhìn thấy! Tôi đã thật sự sốc về điều này! Tôi về nhà, nằm trên giường và nhìn chằm chằm vào trần trong một thời gian dài. Điều đó thật không thể tưởng tượng được đối với tôi.

Electron nhỏ bé chuyển động nhanh đến mức nó xuất hiện như một đám mây. Trên thực tế, họ gọi nó là đám mây Electron. Chỉ có một Electron, nhưng nó chuyển động nhanh đến mức dường như tạo thành một quả cầu xung quanh Proton trung tâm. Nó giống như một cái màn hình TV – Nơi chỉ có một chùm Electron di chuyển trên màn hình bất kỳ lúc nào, di chuyển cẩn thận và có chủ ý tiến xuống màn hình theo hình Zigzac cho đến khi tất cả xuống dưới đáy, sau đó thực hiện lại quy trình thêm một lần nữa..

Vì vậy, hình cầu là nguyên tố nguyên thủy của Thực Tại mà chúng ta đang trải nghiệm. Mặc dù quỹ đạo của Electron hiển thị dạng hình cầu, nó cũng có thể hiển thị dưới những mô hình khác, chẳng hạn như hình số tám. Các nhà vật lý chỉ có thể tính toán đối với Hydro và chỉ phỏng đoán những thứ còn lại. Nguyên tử được gọi là Ion nếu nó có quá nhiều hoặc quá ít Electron và có một điện tích dương hoặc một điện tích âm. Vì vậy, các đặc điểm cơ bản của một nguyên tử là nó lớn như thế nào và điện tích của nó là gì (Hình.6-30). Có nhiều yếu tố khác liên quan, nhưng kích thước và điện tích vẫn là thành phần chính.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Hình.6-30

Hình 6-31 cho thấy các nguyên tử kết hợp với nhau như thế nào. Đây là những mô hình cơ bản được biết từ rất lâu, cho đến khi họ phát hiện ra các tinh thể. Các nguyên tử trên biểu đồ này có một số dạng. A cho thấy một mô hình tuyến tính với một nguyên tử nhỏ hơn ở giữa. B cho thấy một mô hình tam giác một nguyên tử nhỏ ở giữa. Những nguyên tử nhỏ có thể ở đó hoặc không có ở đó. C cho thấy một mô hình tứ diện, với một nguyên tử ở giữa, hoặc có thể không. D cho thấy một hình bát diện và E cho một hình lập phương. Hiện nay, vì đã có sự cập nhật mới, chúng ta có thể thêm các mô hình thập nhị diện đều và nhị thập diện đều.

Hình.6-31

Các nguyên tử luôn xếp hàng theo những cách cụ thể khi chúng kết tinh (Hình.6- 32). Ví dụ như, chúng tạo thành một khối lập phương, và sau đó khối lập phương được đặt bên cạnh một khối lập phương khác và một khối lập phương khác nữa, và bạn sẽ sớm nhận được một khối kết nối chung, lần lượt kết nối với nhau và cứ thế tạo thành cái gọi là mạng tinh thể. Các phân tử được tạo thành luôn gắn liền với hình học linh thiêng và năm khối đa diện Platon. Nó khiến cho bạn tự hỏi làm thế nào mà những nguyên tử nhỏ bé đó lại biết rằng chỉ nên đi vào những địa điểm nhất định, đặc biệt là khi chúng rất, rất phức tạp!

Hình.6-32

Ngay cả khi đi sâu vào phân tử phức tạp này (Hình.6-33) và chia nhỏ nó ra, bạn sẽ thấy các hình dạng bên trong đó, và chúng luôn luôn quay về một trong năm khối đa diện Platon, không quan trọng cấu trúc trông như thế nào. Bất kể bạn gọi nó là gì, tinh thể hay pha lê,…, bất kỳ thứ gì khác sẽ luôn tạo thành một trong năm hình dạng nguyên thủy. Tôi sẽ chỉ cho bạn nhiều ví dụ hơn khi chúng ta đi sâu hơn vào chủ đề này. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào các tinh thể. Có ít nhất một trăm nghìn kiểu tinh thể khác nhau. Nếu như đã từng đến Triển lãm Đá quý và Khoáng sản Tucson, bạn sẽ hiểu rõ điều mà tôi tôi đang muốn nói đến. Buổi triển lãm này cần đến khoảng 8-10 khách sạn, tất cả các phòng trong khách sạn đều được lấp đầy bằng những viên pha lê, nhìn vào bên trong khán phòng, bạn sẽ thấy tất cả các viên đá quý. Có rất nhiều và rất nhiều các loại tinh thể khác nhau. Và nhiều hơn nữa đang được tìm thấy; hầu như hàng năm có đến tám, chín, mười tinh thể mới tinh chưa từng được biết đến trước nay được phát hiện ra. Nhưng không quan trọng có bao nhiêu tinh thể, chúng đều có thể được xếp thành sáu loại: đẳng phương, tứ giác, lục giác, trực thoi, hệ tinh thể đơn nghiêng và hệ tinh thể tam nghiêng (Hình.6-34). Và tất cả sáu hệ thống đó được sử dụng để cấu tạo nên tất cả các tinh thể đã biết có nguồn gốc từ khối lập phương, một trong những khối đa giác đều Platon. Điều quan trọng là bạn đang nhìn khối lập phương từ góc vuông nào. Bây giờ mới là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị. Đây là những tinh thể Fluorite (Hình.6-35a và b). Fluorit được tìm thấy trong bất kỳ nhận thức về màu sắc nào mà bạn có thể tưởng tượng được, kể cả màu trong suốt. Có hai mỏ Fluorite chính trên thế giới: Một ở Hoa Kỳ và mỏ còn lại ở Trung Quốc. Fluorit được tìm thấy với hai cấu trúc nguyên tử hoàn toàn khác nhau: Một là hình bát diện và một là hình đa diện đều khác. Tinh thể Fluorite màu tím này được tạo dựng nên bởi tất cả các khối nhỏ tụ lại với nhau. Họ đã không cắt mà đã phát triển theo con đường đó. Tinh thể Fluorite trong suốt là một khối bát diện thật sự. Nó không bị cắt, nhưng trong trường hợp này, nó cũng không phát triển theo con đường đó. Nó thường có dạng tấm, và nếu bạn làm rơi hoặc va vào nó, Fluorite sẽ đứt dọc theo các liên kết yếu nhất, bởi vì các nguyên tử nằm trong một mạng lưới tinh thể bát diện. Nếu tôi thả nó xuống một bề mặt cứng, nó sẽ vỡ thành một loạt các mảnh bát diện nhỏ.

Hình.6-33

Hình.6-34. Hệ thống tinh thể

Hình.6-35a. Tinh thể Fluorite

Hình.6-35b. Tinh thể Fluorite Octahedtal

Nhưng điều đặc biệt thú vị là người ta đã phát hiện ra rằng Fluorite sẽ phát triển từ hình dạng này sang hình dạng khác, từ lập phương đến bát diện và ngược lại. Ở trạng thái tự nhiên của, với đủ thời gian cần thiết, một ngày nào đó một tinh thể lập phương sẽ trở thành một tinh thể hình bát diện. Và thêm một chút thời gian nữa, một tinh thể Fluorite bát diện sẽ trở thành khối lập phương. Chúng dao động theo thời gian, bát diện trở thành lập phương, lập phương trở thành bát diện, chuyển đổi qua lại trong một khoảng thời gian rất dài. Các nhà địa chất đã tìm thấy một số tinh thể Fluorite trong quá trình chuyển đổi, nhưng họ không thể nào hiểu được cách mà chúng chuyển hóa.

Trả lời