Và rồi các con lại chia “Giờ” thành “Phút”. Các con nói rằng mỗi giờ sẽ chứa 60 đơn vị nhỏ hơn, gọi là “phút” – và mỗi phút lại chứa đựng 60 đơn vị nhỏ hơn nữa gọi là “Giây”.
Đến một ngày, các con đã để ý rằng Trái Đất không chỉ quay trên trục mà nó còn đang bay! Các con đã thấy nó chuyển động xuyên không gian quanh Mặt Trời.
Các con đã cẩn thận tính toán rằng cần 365 ngày để Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng quanh Mặt Trời. Số vòng quay này của Trái Đất thì được các con gọi là một “Năm”.
Mọi thứ trở nên lộn xộn khi các con quyết định muốn chia một “năm” thành những đơn vị nhỏ hơn một “năm” nhưng lớn hơn một “ngày”.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Các con đã không tìm được cách chia mọt con số lẻ của ngày (365) bằng con số chẵn của tháng “12” nên bạn đã quyết định vài tháng sẽ có số ngày khác với những tháng còn lại!
Các con đã cảm thấy cần phải có 12 tháng trong 1 năm bởi đó là con số linh thiêng, đó là con số của Chu kỳ Mặt Trăng, điều mà các con đã quan sát xuyên qua chuyển động của Mặt Trăng trong một “Năm”. Bằng việc hài hòa 3 yếu tố quan trọng – Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Trái Đất tự quay quanh chính nó và chu kỳ của Mặt Trăng – Các con đã đơn giản điều chỉnh số lượng của “Ngày” trong mỗi “Tháng”.
Thậm chí những thiết bị này không thể giải quyết được mọi vấn đề bởi vì những phát minh sớm hơn đã “Xây dựng” về “Thời gian” khi các con không biết phải làm sao với nó. Vì thế nên các con quyết định rằng cứ sau chu kỳ 4 năm thì sẽ phải thêm 1 ngày sau đó, và các gọi đó là Năm Nhuận để rồi luôn trêu đùa về điều đó nhưng các con đã thật sự sống trong cấu trúc như vậy – Và cuối cùng các con nói rằng lời giải thích của Ta về thời gian là “Không thể tin được!”
Chúng ta có thể nhận ra rằng không có gì gọi là thời gian “Trôi qua” cả. mà là có những đối tượng đã đi qua rồi di chuyển quanh đó, một điện trường mà chúng ta gọi là không gian. “Thời gian chỉ đơn thuần là cách các con đong đếm chuyển động!
Những nhà khoa học đã thấu hiểu khá sâu về sự kết nối này và gọi đó là “Sự tiếp diễn liên tục giữa Không gian – Thời gian.”. Tiến sĩ Einstein và vài người khác đã nhận ra thời gian là một kiến trúc tinh thần, khái niệm về mối tương giao. “Thời gian” có mối quan hệ mật thiết với không gian vốn tồn tại ở giữa những đối tượng! (Nếu vũ trụ mở rộng ra thì sẽ cần thêm nhiều thời gian để Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Và sẽ có thêm nhiều “Không gian” hơn nữa).
Sẽ cần thêm nhiều phút , giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ và thế kỷ hơn nữa trong chu kỳ hiện tại so với năm 1492 (Khi đó “Ngày” sẽ không còn là “Ngày” và “Năm” sẽ không còn là “Năm”).
Lý thuyết của Einstein cho rằng nếu không có “Thời gian” thì một người sẽ di chuyển xuyên không gian theo 1 tỷ lệ nhất định, tất cả những gì anh ấy phải làm là thay đổi lượng không gian giữa các điểm – hoặc thay đổi tỷ lệ tốc độ để anh ấy có thể di chuyển xuyên không gian từ điểm này đến điểm khác.
Đó là Thuyết Tương Đối Tổng Quát mở rộng sự hiểu biết cho thế giới hiện đại về mối tương giao giữa thời gian và không gian.
Bây giờ con có thể bắt đầu hiểu tại sao khi con có một chuyến du hành xuyên không gian và rồi quay trở lại, con sẽ chỉ 10 tuổi trong khi bạn bè trên Trái Đất đã 30! Con càng đi xa thì bao nhiêu thì con sẽ càng làm bẻ cong mối tương giao giữa Không gian và thời gian bấy nhiêu và con càng có ít cơ hội để gặp lại những người đã tiễn con lên phi thuyền khi con hạ cánh trở về nhà.
Tuy nhiên, nếu những nhà khoa học “Tương lai” phát triển đến chóng mặt thì họ có thể “Gian lận” vũ trụ và đồng bộ hóa với “Thời gian thật” trên Trái Đất, quay trở lại để nhận biết thời gian trên Trái Đất giống hệt thời gian trên Tàu vũ trụ.
Hiển nhiên là nếu có thêm lực đẩy, anh ta có thể quay trở lại Trái Đất trước cả khi cất cánh! Có thể nói rằng thời gian trên Trái Đất chậm hơn so với thời gian trên tài vũ trụ. Các con có thể quay trở lại trong 10 năm theo “Tuổi“ của các con trong khi Trái Đất mới chỉ 4 “tuổi”! Tăng tốc độ lên, và 10 năm trong không gian sẽ chỉ bằng 10 phút trên Trái Đất.