Hiện nay khoa học tìm hiểu về con người không còn quá mới mẻ nữa, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi: con người nghĩa là như thế nào, tuy nhiên đối tượng được nghiên cứu ở đây là con người có sự khác biệt về yếu tố tiếp cận so với động vật hay thực vật.

Trong từng lĩnh vực thì con người được nghiên cứu theo phương hướng khác nhau, trong đó có thể kể đến như tìm hiểu về cấu tạo sinh học – tâm lý – mối quan hệ – phương thức hoạt động – nhận thức – … Được gom lại thành một số lĩnh vực chủ yếu là Tâm lý – xã hội – giáo dục.

Con người là một phần cấu tạo nên tự nhiên. Dưới sự phân tích từ các nhà khoa học, con người tiến hóa hơn những loài độc vật khác, điều này được biểu hiện ở hệ thống xương khớp và não bộ phát triển hơn. Nhờ đó mà con người có ngôn ngữ, chữ viết, tư duy và ý thức.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Con người vẫn luôn là câu hỏi khiến cho nhiều nhà khoa học phải đau đầu

Cấu tạo cơ thể theo sinh học:

Theo ngành sinh học nghiên cứu và phân tích, cơ thể con người được cấu tạo từ ba thành phần chính, bao gồm phần đầu – phần thân – phần chi.

Bên cạnh đó còn có các khoang dùng để ngăn cách các phần cơ thể với nhau, trong đó có khoang ngực – khoang bụng.

Phía trong của khoang ngực sẽ bao gồm một số cơ quan như phổi và tim. Còn khoang bụng thì chứa bao tử, thận, bóng đái, ruột, gan, tụy, cơ quan sinh dục.

Hệ thống cơ quan của con người:

Cơ thể con người sẽ tồn tại nhiều hệ cơ quan khác nhau, chúng sẽ được kết hợp để hỗ trợ và tương tác cùng hoạt động, giúp cho chức năng của cơ thể được ổn định. Bao gồm hệ thần kinh – hệ bài tiết – hệ vận động – hệ tiêu hóa – hệ hô hấp – hệ tuần hoàn.

Hệ thần kinh có vai trò hết sức quan trọng

Hệ thần kinh được xem là hệ thống trung ương của toàn bộ cơ thể, chức năng chính là kiểm soát và điều khiển hoạt động của mọi cơ quan trên cơ thể, hỗ trợ để giúp cơ thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Hệ vận động với chức năng giúp cho cơ thể vận động, di chuyển, hoạt động thường ngày được tốt và linh hoạt hơn.

Hệ bài tiết sẽ lọc và thải độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài.

Hệ tiêu hóa sẽ biến đổi nguồn thức ăn đi vào từ miệng xuống bao tử thành nguồn dưỡng chất phù hợp với cơ thể.

Hệ hô hấp tạo cho cơ thể dễ dàng trao đổi nguồn khí với môi trường.

Hệ tuần hoàn sẽ đảm nhiệm chức năng là vận chuyển nguồn dưỡng chất và nguồn khí đến mọi tế bào của cơ thể.

Mặc dù có sự phân tách ra thành nhiều cơ quan và hệ cơ quan, thế nhưng chúng sẽ có sự kết hợp vô cùng mật thiết với nhau mới tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh, đồng thời giúp cho cơ thể sống. Nếu như một cơ quan nào có gặp vấn đề thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu thông báo, thông thường đó chính là triệu chứng có bệnh.

Trả lời