Thiền tĩnh tâm là phương pháp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu lại băn khoăn không biết cách thực hiện ngồi Thiền thế nào là đúng? Dưới đây là những gợi ý cơ bản để bạn có thể tập Thiền đơn giản.

Gợi ý thực hiện các tư thế ngồi Thiền đúng cách

Cách ngồi Thiền đúng cách là khi bạn chú ý quan sát hơi thở và lắng nghe chuyển động của cơ thể. Khi mới lần đầu tập Thiền, có thể  tư thế ngồi còn mới lạ. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thể tập trung được.

Thế nhưng, nếu nắm bắt được những điều đơn giản dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ vượt qua được những khó khăn đó và cảm thấy hứng thú với bộ môn này.

Cách điều chỉnh tư thế ngồi Thiền tĩnh tâm

Tư thế ngồi Thiền được áp dụng khá đơn giản ở bất cứ không gian, thời gian nào. Chỉ cần bạn cảm thấy yên tĩnh và thoải mái thì rất đơn giản. Có thể ngồi trên một tấm đệm, gối, bồ đàm hoặc ghế để Thiền.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Tư thế ngồi Thiền đúng cách sẽ mang lại sự hiệu quả cho sức khỏe

Thiền tĩnh tâm đúng cách không dành cho những ai đang trong lúc lái xe, vận hành máy móc và thiết bị. Chỉ thực hiện khi bạn thật sự thoải mái và có sự tập trung 100%. Để có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tốt thì bạn tham khảo các lưu ý sau:

  • Tập trung hơi thở và nhận thức đến từng bộ phận cơ thể để có được cảm nhận tích cực. Không chỉ làm giảm căng thẳng, mà còn tăng sức đề kháng.
  • Hãy bắt đầu ngay bằng cách làm cho mình cảm thấy rất thoải mái tìm một vị trí ngồi trên ghế. Dáng ngồi lưng, đầu, cổ, cột sống thẳng hàng nhau.
  • Tạo tư thế cho phép lưng thẳng đứng, với 2 chân nằm trên mặt đất. Hai tay để một cách buông thư trên đầu gối hoặc trên đùi. Hoặc bạn cũng có thể nằm xuống, để khuỷu và bàn tay được đặt nhẹ nhàng trong lòng hoặc ở ngay bên cạnh.
  • Cũng có thể chọn cách ngồi linh hoạt theo phần hông. Có nghĩa là ngồi kiết già hoặc bán già. Hay còn được gọi là tư thế hoa sen.
  • Bắt đầu cho phép cơ thể và tâm trí của bạn tập trung vào hiện tại bất cứ khi nào sẵn sàng.

Điều chỉnh cột sống để có tư thế thiền tĩnh tâm đúng cách

Cột sống phải đảm bảo thẳng nhất có thể. Khi ngồi Thiền thỉnh thoảng điều chỉnh cơ thể và cảm nhận lưng bằng cách nâng cơ thể để kéo dài cột sống. Tạo tư thế ngồi sao cho ngực mở rộng hướng trần.

Mỗi lần hít vào thật sâu, thở ra nhẹ nhàng, nhận thức rõ dòng năng lượng đi từ gốc cột sống và lan tỏa dần đến đỉnh đầu.

Tay buông thư

Bằng cách đặt tay lên đùi để lòng bàn tay hướng xuống trong khi ngồi Thiền là tìm lại sự an tịnh cho tâm hồn tĩnh lặng. Hoặc cũng có thể đặt tay phải trên bàn tay trái. Chạm nhẹ 2 ngón cái và lòng bàn tay hướng lên. Mục đích của việc này giúp bạn tập trung và thư giãn dòng năng lượng cho cơ thể.

Hãy cho phép bản thân được cảm nhận nhận cảm giác không cảm thấy điều gì khi bạn đã sẵn sàng. Cho phép bản thân hòa tan trong tâm trí. Chuyển sự chú ý lên tới các ngón tay, đầu ngón tay và quan sát những cảm giác của bạn đang có.

Thả lỏng vai

Một tư thế ngồi Thiền tĩnh tâm đúng cách là giữ cho vai được thư giãn và thoải mái. Lúc này tim của bạn được mở rộng và lưng cũng khỏe mạnh hơn. Thỉnh thoảng, hãy kiểm soát tư thế đảm bảo cột sống vẫn thẳng. Tạo cho hai vai có độ cao ngang bằng và hơi chùng xuống một cách thả lỏng.

Thoải mái cằm

Hãy để cằm thư thái tự nhiên cùng với cơ mặt, đầu, cổ mà không bị áp lực gồng ép. Khi đó khuôn mặt sẽ hoàn toàn được thư giãn, hơi thở cũng đều, sâu và không bị ngắt quãng.

Tạo tư thế Thiền tĩnh tâm thư giãn hoàn toàn nhất có thể

Thư giãn quai hàm

Một cách tạo cho quai hàm hơi mở và thoải mái khi Thiền, đó là ấn lưỡi vào vòm miệng. Hoặc cũng có thể ngáp hoặc há to miệng để duỗi hàm linh hoạt và giải phóng sự căng thẳng. Điều này sẽ giúp hạn chế tiết nước bọt khi Thiền, tạo cho hơi thở được rõ ràng hơn.

Khẽ nhắm hờ mắt

Nên giữ cho khuôn mặt, mắt và mí mắt được thư giãn nhẹ nhàng. Hãy cho phép mắt nhắm khẽ lại hoặc vẫn mở tập trung vào một điểm phía trước cách vài bước chân. Nhưng với một ánh mắt dịu dàng để nhận thấy và chấp nhận khoảnh khắc của hiện tại.

Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cho mình một cách để mắt duy nhất. Có nghĩa là hoặc nhắm mắt hoặc mở mắt để tập trung phương hướng và không làm gián đoạn quá trình Thiền của bạn.

Một số lưu ý quan trọng khi Thiền tĩnh tâm

Khi đã nắm được các yếu tố để có tư thế Thiền đúng cách rồi. Bạn chỉ cần chú ý một vài điều dưới đây để phát huy hết lợi ích nhận được cho cơ thể nhé:

  • Lựa chọn không gian Thiền: Một không gian thiền phù hợp là đảm bảo sự trong lành và yên tĩnh.
  • Thời gian Thiền: Bạn không nên áp lực bản thân Thiền tĩnh tâm quá lâu. Hãy bắt đầu tập Thiền ngắn và tăng dần lên khi cảm thấy quen và thoải mái.

Chú ý lựa chọn không gian và thời gian để Thiền mỗi ngày

Quán chiếu tâm và hơi thở

  • Tập trung quán niệm hơi thở: Hít thở thật sâu và thở ra thật chậm bằng mũi giúp bạn cảm nhận, lắng nghe cơ thể. Đây cũng là một trong những cách để cơ thể được thư giãn và giữ Thiền được lâu hơn.
  • Để tâm trí chú ý và không phán xét bất cứ điều gì: Hãy cố loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc vui, buồn. Tập trung vào hơi thở, cảm nhận để lắng nghe cơ thể mình.

Giữ Thiền hiệu quả

  • Ăn nhẹ trước khi Thiền: Những cơn đói bụng trong lúc Thiền tĩnh tâm sẽ khiến bạn mất tập trung và khó chịu. Vì vậy, hãy ăn nhẹ trước khi Thiền nhưng cũng đừng ăn quá no nhé.
  • Thực hiện Thiền mỗi ngày: Hãy bắt đầu sắp xếp thời gian Thiền ít nhất 3 phút mỗi ngày. Thời điểm Thiền tốt nhất là sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi Thiền có thể cung cấp năng lượng để bắt đầu một ngày mới năng động và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng: Kết hợp Thiền cùng một bản nhạc không lời, nhẹ nhàng tạo cho tâm thức điềm tĩnh hơn.

Thực hiện Thiền tĩnh tâm không chỉ giúp bạn có một tâm thức tuyệt vời. Mà sức khỏe cũng có khả năng đề kháng bệnh tật. Chắc chắn những thông tin trên sẽ hữu ích, để bạn có thể Thiền mỗi ngày cho cuộc sống an vui nhé!

Để lại một bình luận