Giờ đây thì có rất nhiều người đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì là nguyên nhân tạo nên sự dịch chuyển các điểm cực. Điều gì đã tác động lên nó? Nguyên nhân nào đã khiến điều đó xảy ra? Có một quyển sách của John White – Một người ủng hộ Edgar Cayce – Người đã góp nhặt mọi thông tin về chủ đề này trên toàn thế giới mặc dù ông ấy chưa từng đề cập đến điều đó. Và tôi tin rằng, một thông tin cụ thể là về vị trí của sự dịch chuyển cuối cùng của điểm cực nằm ở Hawail. Quyển sách mang tên là “Sự chuyển hướng của các điểm cực”, dĩ nhiên rồi. Đó là một quyển sách rất khoa học và đầy thú vị. Nếu như đọc nó, bạn sẽ có được một sự hiểu biết thật trọn vẹn về chủ đề này, thật đáng kinh ngạc.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Có 2 lý thuyết chính tồn tại trong thời điểm này về nguyên nhân tạo nên sự dịch chuyển giữa các điểm cực. Một điều là hiển nhiên còn một điều thật sự tinh tế. Điều hiển nhiên được gọi là lý thuyết Brown, được đặt theo cái tên Hugh Auchincloss – người đã nhận thức được điều đó. Lý thuyết của Brown cho rằng vì một lý do nào đó, cực nam đã bắt đầu lệch tâm và đã tích tụ vào điểm cuối của vòng tròn cho đến một ngày, nó thoát tự do ra khỏi cực ly tâm trong chuyển động quay của Trái Đất. Nó giống như bất kỳ đối tượng quay nào. Khi có một cái gì đó lệch ra khỏi tâm, nó sẽ ném toàn bộ đối tượng đó ra khỏi trung tâm và buộc chính vật thể phải đi tìm một trạng thái cân bằng mới. Nếu như trọng lượng của tảng băng ngày càng tăng, càng tăng thì một điều gì đó sẽ thật sự xảy ra. Trái Đất không thể quay theo quỹ đạo như bây giờ. Nó sẽ tìm cho mình một điểm cực ở trung tâm. Nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng khối lượng của những tảng băng ở cực Nam không đủ để là nguyên nhân tạo nên sự dịch chuyển một điểm cực.
Sự thật là ở vài nơi tại điểm Cực Nam, có những lớp băng sâu hơn 3 mile và tiếp tục được bồi đắp thêm, và tiến trình đó đã diễn ra nhanh hơn nhiều trong hơn 20 năm qua, nhanh hơn những gì từng được kỳ vọng, và nguyên nhân chính là ảnh hưởng từ hiệu ứng nhà kính. Để rồi giờ đây, có 3 ngọn núi lửa cực lớn nằm bên dưới lớp băng tuyết mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ vệ tinh. Nó làm tan chảy bề mặt dưới của tảng băng và những dòng sông khổng lồ đang chảy từ bên trong tại một thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Có lẽ thực tế này không được đưa vào phương trình bởi những nhà khoa học hay nghi ngờ. Nếu tảng băng đó – Có kích thước gấp đôi Hoa Kỳ bị phá vỡ thì theo tính toán, nó sẽ di chuyển về phía xích đạo khoảng tầm 1700 dặm/ giờ để kiếm tìm sự cân bằng (Theo như John White). Hiển nhiên điều đó sẽ là nguyên nhân của rất nhiều những rắc rối cho nhân loại. Thuyết của Brown thật sự mô tả đúng những gì đang xảy ra nhưng đây không phải là thuyết duy nhất.
Có người đã đề nghị một lý thuyết khác, một lý thuyết mà thậm chí ngay cả Albert Einstein cũng đã xem xét một cách nghiêm túc. Người đàn ông đó tên là Charles Hapgood. Charles và những nhà khoa học làm việc vùng ông ấy đã khám phá ra rằng có ít nhất 2 lớp đá bất thường nằm bên dưới vỏ Trái Đất hóa lỏng trong một số điều kiện nhất định. Các nhà khoa học đã chứng minh được điều này trong phòng thí nghiệm khi tạo nên một Trái Đất thu nhỏ để rồi từ đó họ khám phá ra rằng bề mặt hoặc lớp vỏ sẽ trượt ra khỏi Trái Đất và nó sẽ tiếp tục quay như thể không có gì xảy ra cả. Đây là sự thật nhưng dĩ nhiên là chúng ta không biết liệu nó có thật sự xảy ra trong thời gian thực hay không. Họ không biết chi tiết cụ thể của quá trình này – Chẳng hạn như tác động nào thúc đẩy sự dịch chuyển. Charles Hapgood đã viết nên 2 quyển sách: Sự chuyển dịch của lớp vỏ Trái Đất và Hướng đi của các điểm cực, và 2 quyển sách ấy sẽ thật sự thay đổi cái nhìn của chúng ta về hệ thống niềm tin đã được xây dựng bấy lâu.
Albert Einstein đã viết trong phần mở đầu của quyển sách đầu tiên: Sự chuyển dịch của lớp vỏ Trái Đất. Và tôi cảm thấy rằng thật sự quan trọng để các bạn có thể đọc được những dòng này:
Tôi thường nhận được những cuộc gọi từ những nhà khoa học muốn hỏi ý kiến của tôi về công trình chưa được công bố của họ. Không cần phải nói ra thì ai cũng biết rằng chúng rất hiếm khi có giá trị về mặt khoa học. Tuy nhiên, điều thú vị lại nằm trong cuộc gọi từ Hapgood khi tôi nhận ra rằng ý tưởng của anh ấy thật thuần túy, giản dị và có tầm quan trọng rất lớn để tìm hiểu lịch sử bề mặt Trái Đất.
Tác giả đã không tự giới hạn mình trong sự trình bày đơn giản về ý tưởng này. Ông ấy đã khởi xướng một cách thận trọng và toàn diện nguồn tài liệu rất phong phú để hỗ trợ cho lý thuyết của mình. Tôi nghĩ rằng ý tưởng này thật sự thú vị và đáng kinh ngạc và nó xứng đáng với bất kỳ sự chú ý nghiêm túc nào quan tâm đến sự phát triển của Trái Đất.
Đây là những lời được nói ra từ Albert Einstein – Một trong những con người vĩ đại nhất từng xuất hiện trên hành tinh này, nhưng cũng có rất ít những nhà địa chất tin tưởng vào một lý thuyết như vậy. Chỉ trong thời gian gần đây mới xuất hiện thêm nhiều bằng chứng để khẳng định điều đó là sự thật. Chính giới khoa học cũng không tin Albert Einstein khi ông nói rằng có một nguồn năng lượng cực lớn nằm trong một lượng vật chất cực nhỏ.
Tôi tin rằng yếu tố để kích hoạt sự dịch chuyển địa cực được kết nối với từ tính địa lý trên Trái Đất. Điều này sẽ cần đến một thời gian rất dài để giải thích và tôi thì sẽ không thực hiện điều đó vào thời điểm này. Điều được biết là trong 500 năm vừa qua, từ trường của Trái Đất đã liên tục suy yếu và trong vài năm gần đây, nó đã hoạt động theo một phương thức rất lạ. Theo như Gregg Braden trong Thức tỉnh đến điểm Zero, từ trường của Trái Đất bắt đầu yếu dần khoảng 2000 năm về trước. Để rồi trong khoảng 500 năm gần đây nhất, từ trường suy yếu mạnh hơn bao giờ hết (Có thể nào là 520 năm trước? Nó sẽ phù hợp với Lịch của người Maya, đã tiên đoán rằng có một sự thay đổi rất lớn xảy ra tại thời điểm này). Và ngay tại thời điểm hiện tại, từ trường đang tạo nên những sự thay đổi chưa từng có tiền lệ.