Thiền có thể được diễn tả như một lộ trình mà riêng mỗi cá nhân tự vạch ra cho chính mình khi muốn vượt ra ngoài giới hạn của tâm trí.

Khi một người thấy mình bị kéo vào thiền sâu, họ thật sự phải giằng co với những vấn đề tâm linh mà họ đối diện chứ không chỉ đơn thuần cố gắng xuôi theo một xu hướng cứng nhắc nào đó đã tồn tại trong bản chất tâm trí của mình.

Những ai thấy trực tiếp vào những quanh co nhất định của cái trí của riêng mình thì có thể ước đoán chung chung về sự phát triển của quá trình thiền tập.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Quy luật tiên quyết mà các hành giả chân chính phải nhớ là tâm trí chỉ có thể được kiểm soát và hướng dẫn trong thiền thể theo những luật lệ cố hữu trong chính bản chất của tâm trí đó, chứ không phải bằng cách ứng dụng bất kỳ một lực máy móc hay bán máy móc nào.

Phải phân biệt giữa thiền và tập trung. Thiền là giai đoạn đầu tiên của một tiến trình phát triển từ từ đưa tới sự tập trung.

Khi tập trung, tâm trí tìm cách kết hợp với một đối tượng của nó bằng tiến trình gắn chặt nó với đối tượng đó.

Sự yên tĩnh vĩ đại và sự yên lặng không xáo trộn rất cần thiết để đạt được thành công. Nhưng không cần thiết phải leo lên núi hay chui vào hang để tìm kiếm những điều kiện này.

Tuy nhiên, khi thiền đã trở thành thói quen thông qua việc thực hành liên tục, sự gắn bó với một nơi chốn, một tư thế, hoặc một thời gian cố định đều có thể được cho qua… và hành giả có thể hành thiền vào bất kỳ lúc nào dưới bất kỳ điều kiện gì.

Thiền là mang các nội dung trong tiềm thức của trí lên bề mặt của ý thức.

Nguồn: “Những lời dạy của bậc giáng thế Meher Baba”, Meher Baba
Người Dịch: Trương Đức Hiệp, Hồ Xuân Hương, Việt Khôi, Ngọc Trúc

Để lại một bình luận