Bạn có tiềm hiểu và biết Thiền có rất nhiều loại: Thiền Định, Thiền chánh niệm, Thiền tập trung, Thiền chuyển động, Thiền tâm từ… Bạn biết rất nhiều người đang tập và nghe Thiền Định nhưng không biết đây là loại Thiền gì? Hay ý nghĩa của Thiền Định ra sao cũng như các cấp độ Thiền như thế nào. Hãy cùng nhau giải đáp những thắc mắc ấy và lựa chọn được cách Thiền Định phù hợp nhất với mình.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Giải mã ý nghĩa của Thiền Định và các cấp độ
Thiền Định là gì? Ý nghĩa của Thiền Định
Là một người mới có ý định tập Thiền nhằm giúp tâm thanh tịnh, nhìn nhận lại sâu trong bản thân và điều hòa, quan sát hơi thở. Bạn nghe nói Thiền Định có thể giúp bạn thực hiện những việc ấy hiệu quả.
Thiền Định theo tiếng Phạm còn có nghĩa là Thiền na, Tĩnh lự hoặc là Samadhi – Tam muội. Đây là một là tu Thiền tư duy. Tức khi thiền người Thiền sẽ tu tập bằng hình thức suy nghiệm, nghiên cứu về những đối tượng, sự việc xảy ra của tâm thức. Thiền Định là dùng tâm của cơ thể khi yên lặng để quan sát, nhìn nhận lại các vấn đề của đạo Phật nói riêng hay các vấn đề trong cuộc sống nói chung.
Ý nghĩa của Thiền Định
Thiền Định giúp người Thiền chỉ tập trung tâm ý vào 1 chỗ duy nhất, không để tâm tán loạn. Như vậy thì người Thiền mới có thể hợp nhất 2 chữ Thiền và định tức là sẽ để tâm lặng để có thể suy ngẫm, nghiệm ra được sâu trong bản thân cũng như chân lý tìm kiếm lâu này mà chỉ có bản thân mới trả lời được.
Các cấp độ của Thiền Định
Như đã chia sẻ, Thiền Định là trạng thái tâm lý ở Tĩnh lự – ở trạng thái song dục giới. Do Thiền thuộc về sắc giới còn định là ở vô sắc giới. Như vậy ở mỗi cấp bậc của Thiền và Định đều có 4 cấp bậc từ thấp đến cao. Nên Thiền Định có 4 bậc nói chung hoặc chia làm tứ Thiền, tứ định nói riêng.
Để đạt được cấp cao nhất của Thiền Định – Tứ Thiền, tứ Định thì người luyện tập cần phải gieo trồng thiện căn, tu tập Thiền Định từ tâm cho đến hành vi cuộc sống. Như vậy người Thiền Định mới có thể đạt được đến trạng tháng Tĩnh lưỡng – đạt được đến sự thoát ly tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nếu không người tu, người Thiền chỉ quẩn quanh và đạt được đến Tứ Định là cao nhất.
Thiền Định được chia làm 4 cấp độ
Giai đoạn 1: Thế gian Thiền – Sơ Thiền
Trong thế gian Thiền còn được chia làm 2 loại nhỏ gồm căn bản tịnh Thiền và căn bản vị Thiền. Đây là bước đầu tiên ăn bản nhất gồm 12 phẩm phân làm 3 loại: Tứ Thiền, Tứ không và Tứ vô lượng.
Ở giai đoạn đầu dành cho những người chán nản với sự tranh giành, tán loạn của Dục giới (các sự vật sự việc đấu đá trong cuộc sống…) thì việc tu dưỡng Tứ Thiền rồi đến Tứ không vô lượng và cuối cùng và Tứ không.
Bởi khi tu Thiền này người nhập môn sẽ nhìn nhận lại vấn đề, đặt mình vào trong câu chuyện để hiểu hơn tại sao con người ta lại tham sân si đến như vậy. Đồng thời sơ Thiền cũng giúp người tu Thiền có cái nhìn khái quát, bao dung hơn với 12 phẩm.
Giai đoạn 2: Xuất thế gian Thiền – Nhị Thiền
Sau khi người tu Thiền thuần thục sơ Thiền thì có thể nhập xuất dễ dàng, không phải bám víu trong Thiền để tĩnh tâm thì nhị Thiền giúp người tu hạnh học thêm được 3 điều: lạc, hỷ và nhất tâm. Ở bước này, người tu Thiền sẽ lấy các pháp hữu vi để đi đến kết quả nhờ việc tự suy ngẫm mà rút ra được ly dục hay những vô lậu trí trong cuộc sống.
Giai đoạn 2 của Thiền Định là – Xuất thế gian Thiền
Giai đoạn 3: Xuất thế gian thượng Thiền – Tam Thiền
Ở nhị Thiền khi tu hành, Thiền đạo cũng không đảm bảo được sự bền vững do nó dễ bị phá hoại bởi “hỷ”. Tam Thiền giúp hạnh giả tu được thái độ dửng dưng, tăng cường sự tác ý đến lạc và nhất tâm trong giai đoạn 2. Trong tam Thiền được giải về 9 môn đại Thiền, khi hạnh giả đạt được 9 môn sẽ đạt được tháp Thiền giúp tâm ý hoàn toàn thanh tịnh, đạt được Tịnh bạo đại Bồ đề.
- Tự tánh Thiền – môn 1: giúp người hạnh đạo quan sát bên trong tâm mà không cần những tác động từ môi trường bên ngoài hoặc các đối tượng ngoại cảnh.
- Nhất thiết Thiền – môn thứ 2 giúp người tu Thiền có khả năng tự hóa tha.
- Nan Thiền giúp người tu hành tránh được sự thâm diệu khó tu trong Thiền Định – đây còn gọi là Thiền gian nan – môn thứ 3.
- Môn thứ 4 là nhất thiết môn thiền tức là các pháp Thiền Định đều ở cửa này mà phát xuất.
- Thiện thân Thiền là môn thứ 5 – những người hạnh đạo có đại thiện căn cùng tu sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Nhất thiết hạnh Thiền là môn thứ 6. Ở môn thứ 6 này bao gồm tất cả hạnh pháp do Đại thừa truyền đạo.
- Môn thứ 7 – Trừ não Thiền: người Thiền Định loại bỏ phiền não, khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn những người khác.
- Thử thế tha thế lạc Thiền là môn thứ 8, người hạnh đạo khi vượt qua được môn này sẽ giúp cho mình và mọi người an lạc không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai.
- Môn thứ 9 – Thanh tịnh tịnh Thiền – khi vượt qua được môn này người hạnh đạo có khả năng đoạn trừ hoàn thành các đoạn nghiệp của mình và chúng sinh. Người hạnh đạo sẽ được Tịnh báo đại Bồ đề chứng tức tâm hoàn toàn thanh tịnh.
Giai đoạn 4 – Tứ Thiền
Đây là giai đoạn cuối cùng, người Thiền có thể đi thẳng vào định mà không cần phải qua tầm, hỷ, lạc hay tứ nữa. Tới đây thì ý niệm thiện hay ác đều không còn nữa. Tâm của hạnh giả sẽ sáng trong không tỳ vết như ngọc lưu ly – thanh tịnh và thuần khiết nhất.
Khi người hạnh đạo tu Thiền được đến giai đoạn cuối cùng sẽ có tâm sáng trong như ngọc lưu ly
Phía trên là tổng hợp những thông tin về Thiền Định, ý nghĩa của Thiền Định mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn có được những thông tin hữu ích về Thiền Định cũng như hãy luyện tập từng bước 1. Bởi Thiền là từ tâm và hành động không thể nóng vội mới đạt được hiệu quả.