Thiền Tông là một trong những Thiền phái được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, Thiền phái này có nguồn gốc ra sao, việc tu tập như thế nào là đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy tham khảo ngay chia sẻ sau đây về các hướng dẫn Thiền đúng cách và chi tiết nhất từ trước đến nay.

Thông tin cơ bản về Thiền Tông

Thiền Tông hay còn được gọi với tên khác là Phật Tâm, được sinh ra từ khoảng thế kỷ 6 và 7. Hiện nay, Thiền Tông phát triển ở rất nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên hay Nhật Bản.

Thiền Tông có mục đích đưa con người ta có thể tự trực nhận được chính bản thân mình, đạt được tới giác ngộ như Phật Thích-Ca-Mâu-Ni dưới gốc cây bồ đề.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Tông đưa con người đạt được tới giác ngộ như Phật Thích-Ca-Mâu-Ni

Các Thiền sư của Thiền Tông không coi mình thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa mà là một môn phái riêng biệt. Họ không khuyên người tu tập phá bỏ kinh sách, tuy nhiên cũng không cần phải quá bó buộc vào kinh sách.

Mục đích của những người tham gia Thiền Tông là tự giác ngộ Phật tính trong bản thân mình, nhận biết và hiểu thấu được bản thân thanh tịnh, thoát khỏi kiếp luân hồi.

Chuẩn bị Thiền Tông

Để có thể tu theo Thiền Tông phái, trước tiên bạn cần có các bước chuẩn bị cơ bản sau:

Chọn vị trí Thiền Tông

Vị trí Thiền phải là nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng khí. Bạn có thể lựa chọn Thiền trong phòng hoặc hoà mình vào thiên nhiên, trên núi cao…

Vị trí Thiền phải là nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng khí

Cách ngồi Thiền Tông

Khi Thiền Tông bạn nên chọn ngồi theo thế bán già hoặc kiết gà đều được, sao cho thân thể bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hai bàn tay để trong lòng bàn chân sao cho cân bằng nhất. Nếu bạn mới bắt đầu tập mà chưa thể để cân bằng hai bàn tay, bạn có thể dùng vải kê lên sao cho bằng phẳng nhất.

Bên cạnh đó, tay trái bạn sẽ đặt nằm phía trên và tay phải nằm phía dưới, lưng đặt thẳng, chỉ mở 1/3 mắt và co lưỡi lại sao cho chạm vào phía dưới chân của 2 chiếc răng cửa trên.

Khi Thiền Tông nên chọn ngồi theo thế bán già hoặc kiết gà

Về dụng cụ Thiền Tông

Bạn nên ngồi trên bồ đoàn, nên mua bồ đoàn với độ dày vừa phải không quá dày hoặc quá mỏng. Bạn nên chọn mua ở những nơi bán bồ đoàn chuyên dụng hoặc ở các Thiền viện.

Để đỡ bị tê trên khi ngồi Thiền, bồ đoàn nên có phía sau cao hơn phía trước từ 1cm đến 2cm. Đối với những người mới ngồi tập, nếu ngồi khoảng 15 đến 20 phút bạn sẽ có cảm giác tê chân, tuy nhiên bạn nên tiếp tục kiên trì ngồi tập, máu sẽ tự tìm đường và đẩy lưu thông các mạch.

Thực hiện bài Thiền Tông bằng cách điều hòa hơi thở

Khi quyết định theo Thiền Tông học, bạn cần phải biết các bước điều tiết hơi thở cơ bản và thực hành liên tục mới có thể mang lại hiệu quả.

3 hơi thở giúp thông huyệt đạo

Thở làm sao để giúp khai thông tất cả các huyệt đạo trong cơ thể. Hơi thở thứ nhất, hít một hơi thật sâu, bạn sẽ thở vào những tinh hoa của thiên nhiên bao la, của vũ trụ và trời đất. Hơi thở ra từ từ và nhẹ nhàng, đẩy hết những xui xẻo, bệnh tật, ốm đau, những ngu si, mê muội, bẩn thỉu…

Điều hòa hơi thở để giúp khai thông tất cả các huyệt đạo trong cơ thể

Hơi thở thứ 2, lại tiếp tục hít một hơi thật sâu sao cho mang vào những vận hành tự nhiên của vũ trụ, của Tam giới. Để cho cơ thể bạn bắt kịp và hoà cùng vào những vận hành cùng tam giới. Hơi thở ra từ từ tống bỏ những u mê, tống bỏ sự trì trệ và tăm tối…

Hơi thở thứ 3, là hơi thở giúp bạn tiếp nhận và mang vào những lời vàng, ý ngọc mà phật Thích ca mâu ni đã từng chỉ dạy và dẫn dắt chúng sinh. Hơi thở ra từ từ và tống bỏ tất cả những tham lam, những sai lầm trong quá khứ để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

6 hơi thở thông đường Âm – Dương

Tiếp đến bạn sẽ học cách điều khiển 6 hơi thở tiếp theo để giúp cân bằng Âm Dương.

Để thông đường Âm lên đường Dương, bạn tập trung hơi thở từ hậu môn, đẩy chạy dọc theo sống lưng và đẩy thoát ra khỏi mũi. Ngược lại, để thông đường Dương xuống đường Âm, bạn tập trung hơi thở ở mũi, hít một hơi thật sâu vào, chạy dọc theo sống lưng và cho thoát ra ở hậu môn.

Điều khiển hơi thở để giúp cân bằng Âm Dương.

Cứ như thế bạn luyện tập đều đặn 3 lần lên xuống liên tục và xen kẽ vào nhau được gọi là thông đường Âm Dương hay với tên gọi khác là “Nhị thông, lục chuyển”.

3 hơi thở mở đường giải thoát

Cuối cùng là ba hơi thở mở đường giải thoát. Tập trung khí từ tim, đẩy khí lên đỉnh đầu và giải thoát ra ngoài một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không bám theo hơi thở ra, mà để nó tự nhiên lan toả vào không trung bao la. Điều này gọi là Tam môn giải thoát.

Xả Thiền Tông

Sau khi ngồi Thiền được khoảng 2 giờ đồng hồ, bạn tiến hành xả Thiền. Trước tiên, bạn cử động nhẹ đầu, sau đó đến hai vai, rồi đến thân, hai tay và cuối cùng là hai chân. Tiếp đến dùng tay bóp nhẹ hai chân để giúp lưu thông khí huyết.

Thực hiện Thiền kinh hành để giúp khai thông tốt hơn

Cuối cùng, đứng dậy và thực hiện Thiền kinh hành từ 10 đến 15 phút để giúp khai thông tốt hơn. Chú ý là trong lúc kinh hành vẫn phải để đầu óc trống rỗng, không lo toan hay suy nghĩ.

Trên đây là những chia sẻ về Thiền Tông và hướng dẫn cách tu tập và điều khiển hơi thở một cách chi tiết nhất. Chúc các bạn có một buổi tập thật nhiều sức khoẻ. Để việc tu tập đạt kết quả tốt nhất, các bạn nên luyện tập đều đặn và thường xuyên.

Trả lời