Tôi đã ăn thực vật được mười tám năm.

Nhìn thoáng qua, trở thành người ăn thực vật hay ăn thịt chỉ là việc chọn lựa thức ăn và thói quen. Rất nhiều người trong xã hội là những ngươi ăn thịt và chỉ một số ít lựa chọn ăn thực vật.

Một người ăn thực vật sẽ thấy những điều bất tiện vào các ngày lễ, ngày nghỉ trong xã hội, đôi khi còn có những tình huống khó xử.

Sau khi trở thành người ăn thực vật đã lâu, nghiên cứu bệnh ung thư được mười năm, và thực hành Phật pháp, tôi nhận ra việc lựa chọn thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như chiến tranh và hòa bình. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh của con người.

Việc chọn thức ăn không chỉ giới hạn ở bụng và miệng. Khi tôi ăn thực vật nhiều hơn, tôi đi du lịch thế giới nhiều hơn, tôi hân hoan trong sự may mắn của những ai đang ăn thực vật.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Một người ăn thực vật không chỉ có thể tận hưởng sức khỏe và cuộc sống dài lâu, tránh được những cái chết bất ngờ và những xung đột do chiến tranh mà còn gia tăng tình yêu, và lòng trắc ẩn vĩ đại có thể đưa người đó đến sự tự do giải thoát.

Có rất nhiều bằng chứng rõ rang về y học, dinh dưỡng đã chỉ ra rằng một chế độ ăn dựa trên thực vật gia tăng sức khỏe. Nếu có người nào không đồng ý, đó là bởi vì kiến thức khoa học của họ đã lỗi thời.

Trong trải nghiệm của bản thân tôi, gia đình và bè bạn, sự thay đổi khi có chế độ ăn thực vật mang đến sự cải thiện về sức khỏe.

Tôi sống trong dãy Himalaya ở Ấn Độ trong sáu tháng, tôi ăn rau quả, trái cây, ngũ cốc, đậu và vừng trong khoảng thời gian đó. Thỉnh thoảng, tôi có ăn sữa chua. Không có sự bổ sung vitamin, thức ăn giàu dinh dưỡng, và rất ít dầu. So sánh với khoảng thời gian ở Mỹ thì bây giờ tôi khỏe hơn và còn tăng cân.

Một chế độ ăn thực vật có thể ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, dị ứng và bệnh do kí sinh trùng.

Mọi thực thể sống đều sợ cái chết. Nếu những người trong chúng ta ăn thịt thì hãy đi đến những lò giết mổ và chứng kiến nguồn gốc của những miếng thịt chúng ta ăn hằng ngày, sau đó sẽ có rất nhiều người trong chúng ta chọn chế độ ăn thực vật.

Tất cả chúng ta đều có lòng trắc ẩn bẩm sinh. Những đấu tranh và khổ đau lúc chết là giống nhau đối với bất kì cá thể sống nào. Con vật cũng như con người, chúng sản sinh lòng thù hận vào khoảnh khắc chúng bị giết chết. những ‘linh hồn’ của những con vật này quanh quẩn tìm cách trả thù. Đó cũng là một trong những lí do khiến việc ăn thịt mang lại bệnh tật và chết bất đắc kỳ tử.

Chicago là trung tâm của các lò giết mổ động vật. ESP đã nói rằng có một tần số linh hồn động vật dày đặc đang bao trùm lấy thành phố này, tạo nên một vùng tối trùm lấy thành phố. Mức phạm tội ở Chicago là rất cao, hoàn toàn không phải là một thành phố bình yên.

New Zealand được biết đến với ngành xuất khẩu thịt. Theo như một số Tibetan Lamas, bởi vì việc giết mổ, nó rất khó để phát triển Phật pháp tại đây. Dù cho họ đã thử rất nhiều lần để thành lập các trung tâm Phật pháp, thì cũng rất khó để tiếp tục.

Căn nghiệp của việc sát sinh- nếu quá nặng – sẽ phá hủy cội rễ của lòng trắc ẩn, dễ dàng mất kết với sự giải thoát của Phật pháp. Ngược lại, những người đã chuyển từ ăn mặn thành ăn thực vật sẽ tận hưởng niềm hân hoan, ánh sáng của con tim. Lí do rất là đơn giản: linh hồn của các con vật sẽ không còn đến để đòi nợ nữa.

Một cách tự nhiên, chúng ta quan sát động vật ăn cỏ thì rất yên bình và thanh thản. Những con ăn thịt thì rất dữ và hung hang. Tới một ngày, khi tất cả con người trên Trái Đất chấm dứt sát sinh vì thức ăn, thì ngày đó hòa bình trên thế giới sẽ đến.

Nếu chúng ta tự nguyện trở thành những người ăn thực vật, chúng ta sẽ được thảnh thơi, thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta sẽ được sinh ra trong những nơi có cây trồng phong phú, những cơn mưa tốt lành, và không có chiến tranh.

Nếu đã có quá nhiều lợi ích của những người ăn thực vật, tại sao chúng ta không ta không trở thành một trong số họ?

Ai cũng mưu cầu hạnh phúc, những cơ hội tốt, cuộc sống dài lâu và sức khỏe. Điều này có thể đạt được dễ dàng. Trở thành một người ăn thực vật là chìa khóa quý giá nhất có thể mở ra cánh cửa kho báu của cuộc sống.

Nguồn: “The Pursuit of Life” 
Tác giả: Chiu-Nan Lai
Người dịch: Nguyễn Trần Quyết và Huỳnh Trần Nhật Vi

Để lại một bình luận