Thiền Định và chánh niệm có khác nhau hay không? Và liệu có thể kết hợp cả hai để rèn luyện tâm trí, điều hoà cảm xúc và trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được làm sáng tỏ với những chia sẻ từ Thiền Kim Tự Tháp.

Phân biệt giữa Thiền Định và chánh niệm

Thiền Định, chánh niệm và Thiền Định chánh niệm là những cụm từ thường song hành với nhau. Nhưng liệu chúng có mối quan hệ nào hay không? Hãy cùng Thiền Kim Tự Tháp tìm hiểu ngay sau đây:

Thiền Tịnh là gì?

Nhắc đến Thiền, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là một tư thế ngồi, tập hít thở và thư giãn. Nhưng ý nghĩa thực sự của Thiền không chỉ bó hẹp như vậy.

Thiền là một phương pháp luyện tâm có chủ đích. Thông qua việc điều hoà và quan sát hơi thở, người tập thiền sẽ có được sự bình tĩnh, cân bằng cảm xúc và hướng tâm trí của mình vào một điểm tập trung duy nhất.

Nhờ đó mà bạn có thể nhìn thấu được những suy nghĩ của mình, biết nhận thức bản thân, loại bỏ tạp niệm để có thể trở nên vui vẻ, lạc quan hơn trong cuộc sống.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Định và chánh niệm mỗi ngày giúp tâm hồn luôn có sự an yên

Hiện nay, Thiền được thực hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng suy cho cùng, hiệu quả mà người tập Thiền mong muốn có được chính là sự thư thái trong tâm hồn và luôn tràn đầy những năng lượng tích cực.

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là sự thức tỉnh về nhận thức và không phán xét. Giúp con người chú tâm vào cuộc sống hiện tại thay vì để cho tâm trí bị xao nhãng bởi những suy nghĩ tiêu cực.

Chánh niệm cũng là một cách thực hành Thiền, đó là khi bạn tập trung tâm trí vào cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình. Để từ đó nhìn nhận bản thân một cách rõ ràng, để sống tốt hơn, sống tích cực và có ý nghĩa hơn.

Thông qua sự thức tỉnh này mà những lo toan, muộn phiền sẽ được gác lại sang một bên. Tâm trí của bạn sẽ có được sự thoải mái, bình tĩnh để giải quyết tất cả mọi vấn đề một cách đúng đắn.

Thiền chánh niệm là gì?

Nếu như chánh niệm là sự nhận thực có mục đích ở thời điểm hiện tại và không phán xét. Thiền Định lại khiến cho những tạp niệm trong tâm trí lắng xuống qua cách quan sát hơi thở.

Do đó, Thiền và chánh niệm luôn song hành cùng với nhau, bổ trợ cho nhau. Thiền có trong chánh niệm và chánh niệm cũng có trong Thiền. Và nếu như bạn có thể thực hành cả hai phương pháp này thì quả thực hết sức tuyệt vời.

Thiền chánh niệm là được nhiều người trẻ áp dụng để cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng và áp lực

Thiền chánh niệm cũng giống như Thiền Định. Đó là bạn có thể thực hành ở mọi lúc, mọi nơi. Và điều bạn cần chú ý duy nhất khi Thiền chánh niệm đó chính là phải tập trung và điểm tập trung ấy chính là bản thân bạn chứ không phải một yếu tố nào khác.

Trong cuộc sống, các bài tập Thiền chánh niệm có thể thực hiện trong bất cứ thời gian nào, trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Khi gặp phải vấn đề nào đó, hầu hết mọi người sẽ có phản ứng ngay lập tức và xử lý theo bản năng hoặc theo kinh nghiệm cá nhân. Nhưng nếu như bạn thực hành Thiền chánh niệm ngay vào khoảnh khắc đó. Thì vấn đề đó sẽ được tâm trí của bạn nhận thức và phân tích bằng tất cả các giác quan. Để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát nhất và ứng xử thật đúng đắn.

Thiền chánh niệm và những lợi ích tuyệt vời khiến bạn ngỡ ngàng

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi phút, con người có tới khoảng 3.000 ý nghĩ khác nhau. Và mỗi ngày họ dành tới 47% thời gian để lang thang trong chính tâm trí của mình.

Não bộ của con người cho phép thực hiện điều này một cách vô cùng tự nhiên. Và thậm chí nó xảy ra ở tất cả mọi người – những người có nhận thức. Thế nhưng, nếu như dành tới gần nửa thời gian trong ngày để làm điều như vậy thì quả thực là thật lãng phí vô ích.

Tuy nhiên tin vui là có nhiều người họ ý thức được điều đó và thực hành Thiền chánh niệm để tránh bị kéo đi quá xa trong những suy nghĩ tiêu cực và tưởng tượng. Thay vào đó, họ sử dụng tâm trí để tập trung hết sức vào cảm xúc, suy nghĩ để hoàn thiện mục đích sống mà họ theo đuổi.

Nhờ vậy mà cuộc sống của họ luôn tràn ngập năng lượng tích cực, tư duy tích cực và có được sự thành công trên nhiều lĩnh vực.

Không chỉ có như vậy, việc thực hành Thiền chánh niệm mỗi ngày còn mang tới những lợi ích hết sức tuyệt vời như:

Tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ một cách chính xác

Việc duy trì các bài tập Thiền chánh niệm mỗi ngày là cách để khiến cho não bộ làm việc một cách có chủ đích. Thay vì mơ màng và có nhiều suy nghĩ mông lung.

Theo đó, sự chú ý của não bộ sẽ trở nên có chọn lọc hơn và dốc toàn bộ tâm sức để suy nghĩ về một sự việc theo chiều hướng tích cực.

Ngoài ra, khi rèn luyện được khả năng tập trung cao độ mà không bị phân tâm. Lúc đó bạn sẽ có thể ghi nhớ một cách chuẩn xác và tỉ mỉ từng sự vật, sự việc đã và đang diễn ra.

Điều này thực sự có ích với bất cứ một ai khi sống và làm việc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Do đó, hãy thực hành phương pháp này nếu bạn muốn có sự phát triển bản thân và công việc.

Giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống

Nhịp sống hiện đại mang tới cho con người rất nhiều áp lực, mệt mỏi. Nếu sự căng thẳng này kéo dài, cơ thể dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,… Thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử.

Vui vẻ và lạc quan hơn nhờ Thiền chánh niệm mỗi ngày

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi “mớ hỗn độn” này khi thực hành Thiền Định và chánh niệm. Các bài tập sẽ giúp bạn giảm căng thẳng một cách đáng kể và kiểm soát tâm trọng tốt hơn.

Điều hoà cảm xúc cá nhân

Nghiên cứu cho thấy, những người thực hành chánh niệm thường có khả năng tiết chế, điều hoà cảm xúc tốt hơn nhiều lần so với thông thường.

Họ tập trung vào thực tại, thẳng thắn đối diện với vấn đề mà không phán xét. Nhờ vậy mà họ tìm ra hướng xử lý đúng đắn hoặc có tâm lý chấp nhận để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực.

Đây là kỹ năng thích ứng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt là với người trẻ, họ có cái “tôi” rất cao và thường không ngại thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Nhưng nếu như họ điều hoà được cảm xúc của mình và đưa ra ứng xử thông minh. Công việc và cuộc sống của họ sẽ gặp rất nhiều thuận lợi.

Nuôi dưỡng sự giàu có từ trong tâm hồn

Trí tuệ và cảm xúc vẫn luôn được cho là hai phạm trù tách rời và khác biệt. Tuy nhiên nhận định này không hẳn là như vậy.

Bởi việc một người để cho cảm xúc tự do bộc phát và thả trôi nó theo tự nhiên. Nó hoàn toàn khác với một người nhận thức được sự việc và điều hướng cảm xúc một cách đúng đắn. Khả năng này không tự nhiên sinh ra mà nó được nuôi dưỡng và vun đắp mỗi ngày từ việc thực hành Thiền chánh niệm.

Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhiều màu sắc hơn khi bạn có thể trở thành một người có chánh niệm

Nhờ các bài tập Thiền và chánh niệm mỗi ngày, kỹ năng quản lý. Tâm trạng của bạn sẽ được nâng lên và trở thành một người có trí tuệ cảm xúc. Đó là khi bạn có những cư xử đúng mực, khéo léo, là những phản xạ tự nhiên chứ không phải một thứ cảm xúc giả tạo.

Luyện bản lĩnh và tinh thần thép

Việc bạn có thể tự nhận thức chính mình chứ không phải tìm cách đổ lỗi hay phán xét một ai khác thực sự rất tuyệt vời. Điều này tạo nên bản lĩnh xử lý tình huống và cảm xúc của một con người tài giỏi. Thậm chí, việc Thiền chánh niệm còn được áp dụng trong quá trình tâm lý trị liệu và hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.

Việc ngồi Thiền, quan sát hơi thở, nhìn nhận và đối diện với chính mình sẽ giúp người tập vượt qua các chướng ngại về tâm lý. Chữa lành những tổn thương về cảm xúc trong quá khứ, chấp nhận hiện tại để hướng về tương lai tốt đẹp.

Làm thế nào để bắt đầu thực hành Thiền chánh niệm?

Thiền chánh niệm có thể áp dụng với bất cứ một ai trong cuộc sống. Ở bất cứ lứa tuổi nào, giới tính nào, nghề nghiệp gì, bạn cũng đều có thể thực hành chánh niệm mỗi ngày. Và để bắt đầu thực hành Thiền Định và chánh niệm, hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

Chọn địa điểm thực hiện và chuẩn bị tư thế

Bạn có thể thực hành Thiền chánh niệm ở bất cứ nơi nào. Có thể là ngoài phòng khách, công việc, văn phòng làm việc,… Miễn là nơi đó yên tĩnh và bạn có thể tập trung mà không bị phân tán bởi các yếu tố xung quanh.

Bạn cũng có thể Thiền ngay cả khi ăn, khi làm việc, khi lái xe, khi đang đi bộ, khi nấu ăn,… Việc bạn Thiền ở tư thế nào cũng không quá quan trọng vì khi ấy thứ duy nhất mà bạn tập trung chú ý đó chính là hơi thở và suy nghĩ của chính mình.

Bạn có thể thực hành thiền chánh niệm dù đang ở bất cứ đâu

Tuy nhiên, tư thế Thiền tốt nhất có lẽ chính là ngồi bắt chéo chân trên sàn và giữ lưng thật thẳng. Đặt bàn tay lên chân hoặc song song với thân trên. Đưa cằm nhẹ về phía trước, hơi hướng ánh mắt nhìn xuống. Mắt bạn có thể nhắm hờ, cũng có thể nhắm hoàn toàn, miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Đây chính là tư thế vững chắc, không bị gò bó và giúp bạn có thể tập trung nhất.

Thực hành Thiền chánh niệm

Trước khi thực hành chánh niệm, bạn có thể ngồi Thiền trong vài phút, thả lỏng cơ thể, điều hoà hơi thở và tập trung vào các giác quan.

Sau khi đã tĩnh tâm, hãy cảm nhận từng hơi thở của mình. Khi chúng chảy vào, lấp đầy phổi và thoát ra từ miệng và cổ hỏng. Hãy ghi nhớ rằng bạn đang hít vào thở ra. Thở từng hơi dài thật sâu để ổn định tâm trí và cơ thể được thư giãn.

Trong quá trình này, tâm trí của bạn sẽ lướt qua nhiều sự việc khác nhau. Hãy cứ để cho điều đó xảy ra một cách tự nhiên nhất có thể và nhìn nhận chúng qua các góc nhìn. Rằng bạn có thể làm điều gì đó tốt hơn hay không, bạn nên làm gì và sự việc sẽ như thế nào nếu như bạn thực hiện điều đó.

Dù hướng xử lý là gì thì việc ưu tiên vẫn là sự thoải mái, thanh thản từ sâu trong tâm trí của bạn.

Sau 3 đến 5 phút, nếu như thoải mái, bạn có thể thiền lâu hơn một chút. Để lắng nghe bản thân, cảm xúc và suy nghĩ về những điều tốt đẹp, điều tích cực bạn nên làm trong hiện tại và tương lai.

Lời kết

Như vậy, để chánh niệm trong Thiền Định và thực hiện Thiền trong chánh niệm hoàn toàn không phải điều bất khả thi. Mà chúng bổ trợ cho nhau theo cách hoàn hảo nhất để đạt tới trạng thái trí tuệ cảm xúc.

Nếu như cảm xúc của bạn đang có đầy những chất chứa và có câu chuyện. Hãy tìm đến Thiền chánh niệm để có dũng khí đối diện và khiến cho tâm trí trở nên thanh thản. Hoặc nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu và thực hành như thế nào, thì đừng ngại kết nối với Thiền Kim Tự Tháp để được hướng dẫn.

Trả lời