Chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể có được một sức khỏe tốt, thế nhưng chế độ này là như thế nào, làm sao để có được chế độ ăn uống phù hợp. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về vitamin B đối với cơ thể sẽ có tác dụng như thế nào, và cách để cung cấp đủ cho cơ thể, cũng như biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Thiếu vitamin M có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, lo lắng, sợ hãi
Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin B:
Vitamin B được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó mỗi một loại sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau hoặc tương tự nhau. Nếu bạn muốn bổ sung loại vitamin B nào thì sẽ sử dụng thực phẩm tương ứng.
Cơ thể bị thiếu vitamin B sẽ ảnh hưởng xấu, xuất hiện một số vấn đề không tốt cho sức khỏe. Nếu nghiêm trọng thì cần có sự can thiệp của bác sỹ, đưa ra chuẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.
Rất nhiều đối tượng thường bị thiếu hụt vitamin B như: người cao tuổi, người phụ nữ đang trong thai kỳ.
Vitamin B12:
Chiếm vị trí quan trọng trong việc tạo nên tế bào hồng cầu, điều chỉnh hệ thống thần kinh trung ương.
Để bổ sung lượng vitamin B12 thì nên sử dụng: trứng – thịt đỏ – phô mai – thận – sữa – gan – cá – động vật có vỏ.
Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ cảm thấy ngứa ở bàn tay và bàn chân, mệt mỏi, nóng tính, trầm cảm.
Vitamin B6:
Tham gia vào quá trình biến lượng thức ăn được nạp vào thành nguồn năng lượng cho cơ thể, giúp chống lại sự nhiễm trùng.
Bổ sung vitamin B6 bằng: khoai tây – cá hồi – đậu xanh – cá ngừ – dưa hấu – ức gà – ngũ cốc – rau bina.
Cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ có biểu hiện thiếu máu, phát ban, lo lắng, lú lẫn, dễ bị nhiễm trùng, mắc ói.
Vitamin B1 và B2:
Cũng tham gia vào quá trình chuyển hòa năng lượng cho cơ thể.
Muốn bổ sung vitamin B1 và B2 chúng ta nên ăn thực phẩm như ngũ cốc – rau có màu xanh thẫm – trứng – sữa.
Vitamin B3:
Sẽ tham gia vào việc chuyển thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể có cảm giác muốn ăn.
Vitamin B3 được bổ sung thông qua thịt đỏ – thịt gà – gan – cá – ngũ cốc – đậu phộng.
Vitamin B9:
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào hồng cầu, đặc biệt khi phụ nữ mang thai mà thiếu vitamin B9 sẽ rất dễ sinh con bị dị tật.
Nên cung cấp vitamin B9 cho cơ thể bằng: gan – thận – thịt – rau có lá xanh – củ cải – đậu – trái cây có múi – cá.
Chống việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin B:
Chúng ta sẽ bổ sung vitamin B thông qua các loại thực phẩm là đủ, không cần phải sử dụng những loại thực phẩm chức năng bên ngoài.
Đối với những trường hợp đặc biệt bị thiếu vitamin B như phụ nữ trong thai kỳ, thì nên bổ sung dựa trên lời khuyên từ các bác sỹ.
Để xác định bản thân có thiếu vitamin B hay không thì cần phải thông qua sự chẩn đoán từ các cơ sở y tế.