Không chỉ là một nhà sư, Thiền sư Nhất Hạnh còn là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và đặc biệt là người vận động cho hòa bình. Ông là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn tại các nước phương Tây trong việc thúc đẩy hòa bình. Chính bởi vậy mà ông được ví như mạch nguồn nuôi dưỡng của sự lan tỏa và sự tiếp nối trong thế giới.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được ví như mạch nguồn của sự lan tỏa

Thiền sư Nhất Hạnh trong mắt các học giả thế giới

Với học giả thế giới, Thiền sư Nhất Hạnh là cái tên vô cùng quen thuộc. Bởi ông chính là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” nằm trong cuốn “Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa”. Theo như lời giải thích của ông thì Phật giáo dấn thân có nghĩa là khi bom dội lên chúng sinh, bạn không thể nào chỉ ngồi trong Thiền viện. Bởi thiền chính là nhận thức về những gì đang xảy ra, nó không chỉ ở bên trong cơ thể mà nó còn nằm ở xung quanh và cảm xúc.

Với Thiền sư, Phật giáo không hề tách biệt mà nó gắn liền với cuộc sống thường nhật, với những nỗi đau của con người. Bạn không chỉ phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở Chánh niệm, mà bạn còn phải luôn giữ cho bản thân mình không bị lạc lối trong hành động. Bởi hành động luôn phải đi cùng với Thiền.

Thiền sư gắn liền với hàng loạt chức vụ trong hội Phật giáo Việt Nam như: làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam (năm 1956; tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất); là người thành lập trường Thanh niên Phụng sự Xã Hội (vào những năm thập niên 1960). Đây là một tổ chức từ thiện trong việc giúp đỡ dựng lại các làng bị đánh bom, hỗ trợ việc xây lại trường học, trạm xá hay những gia đình trở thành vô gia cư sau chiến tranh.

Cuộc đời ông luôn đấu tranh vì sự hòa bình

Thiền sư cũng nằm trong những người thành lập Đại học Vạn Hành. Đây là một trường tư thục danh tiếng chuyên tập trung vào việc nghiên cứu Phật giáo cũng như văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Đặc biệt ông đã từng rất nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu cũng như diễn thuyết kêu gọi hòa bình. Đến năm 1966, Thiền sư Nhất Hạnh lập ra dòng tu Tiếp Hiện cùng trung tâm thực hành và nhiều Thiền viện trải dài trên khắp thế giới.

Thiền sư Nhất Hạnh với sự tu hành và dấn thân

Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, bởi vậy mà lời dạy của Thiền sư cũng như phương pháp Thiền của ông luôn nhận được sự quan tâm của nhiều thành phần. Họ đến từ các quan điểm tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Nhưng đều có chung một mục đích là Thiền Định.

Các thực hành chánh niệm mà Thiền sư đưa ra thường sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tri giác phương Tây. Chánh niệm ở đây chính là sự nắm bắt những gì đang có mặt hay đang xảy ra quanh chúng ta; là thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức.

Khi mà cuộc sống ngày càng bận rộn, chúng ta luôn có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Bài Thiền này sẽ giúp ta tập thành thói quen chỉ làm một việc một. Trong cuốn “Quyền lực đích thực” của Thiền sư, thầy đã viết rằng thực hành Chánh niệm chính là cách tốt nhất giúp chúng ta nhận diện niềm đau khổ và thực hiện chuyển hóa chúng.

Thực hành Chánh niệm là cách giúp chúng ta chuyển hóa niềm đau

Cuộc đời của ông gắn liền với sự đấu tranh vì hòa bình cùng với hơn 100 đầu sách do tự ông sáng tác. Với Thiền sư, chìa khóa để hòa giải chính là sự lắng nghe. Hiện tại Thiền sư Nhất Hạnh đang ngụ tại tổ đình Từ Hiếu ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế để an dưỡng. Đây là nơi ông đã thọ giới xuất gia năm 16 tuổi. Và để tìm hiểu thêm về các vị Thiền sư nổi tiếng khác, hãy truy cập địa chỉ website: kimtuthap.org.

Trả lời