Thiền rửa chân hay còn được hiểu là một nghi lễ rửa chân, với ý niệm là để báo hiếu cha mẹ và cảm ơn công lao sinh thành dưỡng dục. Vậy nghi lễ này được thực hiện như thế nào? Lịch sử và ý nghĩa của nghi thức này? Những điều cần lưu ý khi thực hiện?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thông tin liên quan đến thiền rửa chân

Thiền rửa chân là gì?

Như đã nhắc ở trên, thiền rửa chân là nghi thức báo hiệu cha mẹ của các con, các cháu. Thông thường nghi lễ này sẽ được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết tại một số ngôi chùa. Đây là một buổi tổ chức của các nhà chùa để tạo điều kiện cho các con, các cháu trong gia đình bày tỏ lòng hiếu thuận với ông bà cha mẹ trong độ tuổi từ 60 đổ lên.

Thiền rửa chân là gì?

Thiền rửa chân được tổ chức như thế nào?

Ngày tổ chức thiền rửa chân được xem như một ngày lễ rất trọng đại tại Việt Nam. Các cụ sẽ được mặc áo tân thời màu vàng, đội khăn xếp ngồi trên ghế.Các con, các cháu sẽ phải tự tay chuẩn bị  tự mình đun nước ấm, một chiếc chậu mới, chuẩn bị khăn lau, tất ấm.

Trước khi bắt đầu rửa chân tay cho cha mẹ, một người đại diện cho toàn thể con cháu sẽ tiến đến trước mặt đấng sinh thành và lạy. Đây là cái này thể hiện sự biết ơn những hy sinh, công lao khó nhọc mà cả cuộc đời cha mẹ đã hy sinh cho cái, là cái lạy bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, hứa sẽ yêu thương và chăm sóc cha mẹ những ngày tháng tuổi xế chiều.

Sau đó, sẽ quỳ tới bên chiếc chậu, pha nước ấm vào chậu, kính cẩn dùng khăn tay đã chuẩn bị lau tay và chân cho cha mẹ. Tiếp theo là lau khô và mang tất, đỡ cha mẹ đứng dậy và tự tay tặng chữ Hiếu cho cha mẹ, cầu cho cha mẹ những ngày tháng tiếp theo luôn an yên tuổi già. Sau buổi rửa chân, nhà chùa sẽ tổ chức một giờ ngồi thiền, tịnh tâm và nghe giáo lý của Phật.

Cách thức tổ chức nghi lễ rửa chân

Những điều cần lưu ý khi thực hiện thiền rửa chân?

Tất cả các con cháu khi tham gia buổi lễ rửa chân phải lưu ý như sau:

  • Luôn giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm và thể hiện lòng biết ơn từ tận đáy lòng.
  • Tất cả từ nước ấm, chậu, khăn và tất đều là đồ mới và nên tự tay chuẩn bị để thể hiện lòng thành kính và hiếu thảo của phận làm con, làm cháu.
  • Nên tham gia buổi tịnh tâm ở cuối để cầu sức khỏe, trường thọ cho ông bà cha mẹ.
  • Phải tự hứa với lòng sẽ luôn phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ đến khi các ngài nhắm mắt xuôi tay, an yên nơi cửa Phật.

Ý nghĩa của nghi thức thiền rửa chân

Thiền rửa chân có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe

  • Đối với các nhà chùa: Đây là một dịp rất đặc biệt để kết nối những người làm cha làm mẹ và những người trong bổn phận làm con cháu. Đây cũng là buổi công đức để tất cả con cháu có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và hiếu thảo.
  • Đối với các bậc cha mẹ: Nghi lễ rửa chân giúp họ hiểu hơn được sự thảo kính của các con các cháu, giúp họ yên tâm dưỡng già và là cơ hội để họ lui đến cửa Phật tìm sự bình yên trong tuổi xế chiều.
  • Đối với người trong bổn phận làm con cháu: Đây chắc chắn là một dịp mà mọi người nên đặc biệt tham gia bởi không chỉ là cách bày tỏ sự kính trọng và biết ơn với công lao trời biển của ông bà cha mẹ mà còn là dịp để nhìn nhận lại và trân quý hơn tình cảm gia đình.

Bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin liên quan đến thiền rửa chân. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm về nghi lễ này cũng như là cách để ý thức hơn bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.

Trả lời