Thiền Nguyên Thủy được nhắc đến nhiều hơn khi tu luyện Phật pháp. Bạn có biết hình thức này là gì hay không? Một số kiến thức sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về pháp Thiền quen thuộc này. Đặc biệt, bài viết còn giới thiệu đến bạn 2 pháp Thiền phổ biến nhất trong môn phái này.
Thiền Nguyên Thủy là gì?
Thiền Nguyên Thuỷ hay Thiền Nam Công, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Nhị Thừa là 1 trong 3 môn phái chính trong Thiền Phật giáo. Theo lời Phật dạy trong kinh điển Tiểu thừa, pháp Thiền này áp dụng Thanh văn thừa và Duyên giác thừa nên còn được gọi là Thiền Như Lai.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Thiền Nguyên Thủy là 1 trong 3 môn phái chính trong Thiền Phật giáo
Vì Thiền Nguyên thủy căn cứ theo những lời Phật dạy trong các kinh điển nên phương pháp tu rất đa dạng như: Thập nhứt thế xứ quán, Ngũ đình tâm quán, Bát thắng xứ quán, Bát bối xả, Lục diệu pháp môn, Tứ vô lượng tâm, Thông minh Thiền, Thập tướng, Siêu việt tam muội v.v… Trong đó, 2 pháp phổ biến nhất là: Thiền Anapanasati (niệm hơi thở) và Thiền Vipassana (quán).
Căn bản của Thiền Nguyên thủy là Satipatthana Sutta. Trong đó, sati là tâm niệm, chú niệm (mindfulness), còn patthana là căn bản. Như vậy, kinh Satipatthana Sutta là chỉ dẫn căn bản của sự chú niệm. Chính vì thế mà nó còn được gọi là Kinh Niệm Xứ hay Tứ Niệm Xứ. Nội dung Tứ Niệm Xứ rất dài và uyên thâm nhưng bao gồm 4 đề tài chính (4 quán niệm chính).
Hai pháp Thiền nguyên thuỷ phổ biến nhất
Một số thông tin về 2 pháp Thiền sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về Thiền Nguyên thuỷ.
Thiền Anapanasati (niệm hơi thở)
Pháp Thiền Anapanasati được Phật giảng dạy trong nhiều kinh thư và chỉ dẫn đầy đủ nhất trong kinh Anapanasati. Vì hành Thiền của nó chú tâm vào việc hằng chú niệm hơi thở nên còn được gọi là Thiền niệm hơi thở. Theo cuốn “Hành Thiền” của hòa thượng Thích Minh Châu, Thiền Anapanasati được dịch là “Thiền niệm hơi thở vô hơi thở ra”.
Pháp Thiền niệm hơi thở chú tâm vào việc hằng chú niệm hơi thở
Pháp môn Anapanasati dễ áp dụng và được ghi rõ trong kinh niệm chú như: “1. Thở vô dài, tôi biết rõ tôi thở vô dài./Thở ra dài, tôi biết rõ tôi thở ra dài./ 2. Thở vô ngắn, tôi biết rõ tôi thở vô ngắn./ Thở ra ngắn, tôi biết rõ tôi thở ra ngắn./ 3. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô./ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra….”
Để thực hành Thiền Anapanasati, điều kiện cần thiết đầu tiên là giữ giới, sống trong sạch và lành mạnh. Địa điểm hành Thiền là thanh vắng, yên tĩnh, có nệm ngồi thoải mái.
Trước khi Thiền, cần quán tưởng đoạn trừ 5 chướng ngại (ngũ triền cái): Tham dục, sân hận, hôn trầm, hối tiếc và nghi ngờ nêu rõ trong cuốn “Hành Thiền”. Chỉ khi giải được những chướng ngại đó thì tâm mới tĩnh khi đi trên đường Thiền.
Sau phần quán tưởng có thể bắt đầu hành Thiền tu theo pháp Chỉ bằng cách ngồi nghiêm chỉnh, chú ý tới hơi thở. Chúng ta chỉ theo dõi để thấy rõ hơi thở ra vào chứ không điều khiển hơi thở như khi tập thể dục. Tiếp đó, người Thiền suy nghĩ về những đề tài khác nhau theo pháp Quán. Có 16 đề tài được chia thành 1 phần chính là: Quán về thân, quán về về thọ, quán về tâm và quán về pháp.
Pháp môn Anapanasati dễ áp dụng và được ghi rõ trong kinh niệm chú
Nếu mới thực hành, việc quán về 16 điều cùng lúc có thể gặp khó khăn. Khi đó, nên tập trung quán về đề tài mình cảm thấy rồi dần dần mở rộng thêm những đề tài khác. Trong quá trình chú tâm vào hơi thở, pháp tu Anapanasati giúp gạn lọc các tâm tư không thích hợp (tu về định). Không những thế, suy tư và quán tưởng trong quá trình Thiền chính là tu về huệ.
Thiền Vipassana (Thiền Quán)
Vì từ Vipassana nghĩa là quán nên Thiền Vipassana (Insight Meditation) còn được gọi là Thiền Quán hay Thiền Minh Sát; phiên âm là Tỳ bà xá na. Pháp Thiền này không có kinh riêng mà được đặt trong kinh Tứ Niệm Xứ. Bởi nội dung của kinh rất cao sâu, tổng quát, khó thực hành nên về sau, những pháp thực dụng dễ thực được đề ra trong Thiền Vipassana.
Phương pháp hành Thiền Vipassana được chỉ dẫn trong sách của nhiều vị tăng Miến Điện, Thái Lan. Theo Mahasi Sayadaw – vị tăng nổi tiếng tại Miến Điện, lúc mới khởi tu nên quán về thân, quán về hơi thở ở bụng. Cụ thể, cần chú niệm vào bụng: Khi hít vào, thấy bụng phồng lên, hành giả niệm “Phồng”; khi thở ra, bụng xẹp xuống thì niệm “Xẹp”. Ở đây, chúng ta chú ý tới cảm giác do cử động của bụng, chứ không chú ý đến hình dáng của bụng.
Thiền Quán không có kinh riêng mà được đặt trong kinh Tứ Niệm Xứ
Thiền Vipassana giúp người mới tu dễ dàng tập trung sự chú ý.
Khi hành Thiền, nếu xuất hiện suy nghĩ thì niệm “Suy nghĩ”, khi ý nghĩ đó tan mất thì trở lại niệm ” Phồng”, “Xẹp” theo hơi thở. Nếu cảm thấy khát nước ta niệm “Khát”.
Khi muốn đứng dậy để uống nước thì niệm “Muốn”. Trong lúc bước đi đi niệm “Bước”. Từng bước chân cũng có thể niệm tương ứng như: “Trái” (bước chân trái), “Mặt” (bước chân mặt). Nếu ngồi hoặc nằm thấy mỏi, đau, ngứa thì hướng vào vị trí cảm thấy mỏi, đau, ngứa và niệm “Mỏi”, Đau” hoặc “Ngứa”….
Tất cả những điều đó nghe qua thì có thể khá kỳ lạ nhưng lại áp dụng rất đúng việc chú niệm để trong Kinh Niệm Xứ. Nếu như Anapanasati chỉ theo dõi hơi thở thì Vipassana lại theo dõi toàn diện con người với tất cả hoạt động của toàn thân, cảm thọ, tâm và những đối tượng của tâm – tức là theo cả 2 phương diện thân và tâm.
Chính vì lẽ đó, Vipassana được áp dụng mọi lúc, mọi nơi từ đi, đứng, ngồi, nằm cho đến các hoạt động bình thường như: Nghe, nói, ăn, uống,… Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ là 1 gợi ý vì Thiền Vipassana không được chỉ rõ trong kinh. Nếu muốn tu theo Thiền Vipassana thì người tu cần tìm hiểu kỹ kinh Tứ Niệm Xứ.
Trên đây là một số chia sẻ về Thiền Nguyên Thủy. Có lẽ nội dung này sẽ được những ai theo đạo Phật tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, dễ nhận thấy, những nội dung này không quá khó hiểu và xa vời. Rất mong bạn đọc sẽ cảm thấy bài viết này thật sự hữu ích, hiểu thêm về Thiền trong Phật pháp và có định hướng tìm hiểu cho đúng.