Thiền giới định tuệ là tam học quan trọng với người tu. Mọi hàng đệ tử xuất gia và tại gia đang cố gắng gìn giữ, trau dồi và khiến điều này tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa để nhằm đạt được mục đích tối hậu là giải thoát đau khổ khỏi kiếp luân hồi.
Giới – Định – Tuệ được hiểu như thế nào?
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Mối quan hệ trong Thiền giới định tuệ
Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến lợi ích lớn. Tuệ mà cùng tu với Định cũng đưa đến một quả vị lớn. Tâm tu cùng với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát các món lậu (tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu)
Khái niệm chung
Giới được xem là nền tảng đạo đức của các hàng đệ tử Như Lai. Việc tu luôn phải có giới luật thì mới có thể tạo dựng được nền tảng vững chắc để định năng sanh khởi. Khi ấy, giới được giữ gìn trang nghiêm và thanh tịnh phối hợp với hành Thiền sẽ giúp trí tuệ phát sinh.
Sức mạnh của trí tuệ phát sinh do sự tụ tập sẽ là một lưỡi gươm sắc bén để đoạn trừ những phiền não và khổ đau hiện hữu nơi tâm thức. Điều này giúp cho những ai đang tinh tấn hành trì theo Pháp bảo sẽ giải thoát khỏi các pháp làm phiền não nảy sinh và khiến tâm si mê từ đó phải tái sinh trong sinh tử luân hồi.
Vậy nên khi Thiền giới – định – tuệ sẽ mang đến nhiều lợi ích cực kỳ to lớn cho những ai đang đi trên đạo lộ Bát Chánh nhằm đoạn giảm khổ đau.
Mối quan hệ trong Thiền giới định tuệ
Thiền giới định tuệ – Nền tảng của an lạc và giải thoát
Ba pháp này là nơi phát sinh ra mọi công đức, mang lại an lạc và niết bàn cho hành giả. Được hiểu như một cái kiềng ba chân nên chỉ cần thiếu đi một trụ thì mọi điều sẽ không còn ý nghĩa. Khi tu theo giáo pháp của Phật Đà, ta cần lưu tâm vào Tam vô lậu học này để thăng hoa trên lộ trình tìm về bến giác.
Tại sao cần có mối quan hệ giới – định – tuệ?
Nước trong biển luôn chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Phật cũng chỉ thuần một hương vị giải thoát. Tùy theo căn cơ mỗi chúng sinh mà mỗi pháp môn sẽ tu tập cho phù hợp nhất.
Chúng sinh đa bệnh, Phật pháp thì đa phương vì thế giữa tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi chúng sinh lại tu tập theo một dạng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là để chuyển hóa nội tâm, dứt trừ phiền não khổ đau và chứng nhập Niết-bàn an lạc. Thế nhưng để dứt trừ điều ác, giữ tâm trong sạch và thành tựu các hạnh lành thì buộc phải dựa vào Tam vô lậu học là giới – định – tuệ. Cụ thể:
Khi nói về Giới
Giữ tịnh Giới để phát sinh định và tuệ
Tịnh giới là đức Thầy cao cả của các Thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy. Giới là căn bản của sự giải thoát nên Như Lai mệnh danh Ba-la-đề-mộc-xoa. Nhờ Giới Nhờ mà phát sinh Thiền Định và trí tuệ (hủy diệt thống khổ).
Ai giữ tịnh Giới thì người đó có thiện pháp và không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó tịnh Giới là chỗ yên ổn nhất cũng như làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.
Về Định
Nhắc đến Định, Phật có dạy rằng tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong Thiền Định và khi ấy sẽ thấu triệt mọi trạng thái chuyển biến của vũ trụ. Vì thế thầy luôn luôn thiền định để tâm hết tán loạn.
Về trí tuệ
Tuệ trong Giới – Định – Tuệ thực chất là gì?
Khi thuyết minh về trí tuệ, Thế Tôn dạy rằng có trí tuệ thì sẽ luôn tự thức tỉnh và dò xét khi hết đam mê và không bao giờ để lầm lỗi. Trí tuệ chân thực chính là chiếc thuyền đưa ta vượt biển sinh lão bệnh tử và là ngọn đèn sáng nhất cũng như “chiếc búa sắt chặt đi cây phiền nào”.
Vì thế, dùng tuệ văn – tư – tu để tự tăng tiến lợi ích. Có trí tuệ thì dù bịt mắt vẫn thấy rõ được mọi thứ.
Thiền giới định tuệ mặc dù vẫn còn khá trừu tượng đối với chúng ta. Tuy nhiên hãy hiểu rằng giới – định – tuệ luôn xoay xung quanh nhau và cần người tu tập vận hành, áp dụng và nhuần nhuyễn chúng để có được một tâm thức tốt nhất.