Thiền Định Đại Thủ Ấn giúp con người đạt được 3 điều vô cùng quan trọng đó là sự an lạc, sáng suốt và vô niệm, giảm dần những ham muốn về vật chất và tìm được điểm đến thật sự bình yên trong tâm hồn. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về giáo pháp Đại Thủ Ấn và các loại pháp Thiền cơ bản có trong bộ giáo pháp này.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền định Đại Thủ Ấn là gì?

Thiền Định Đại Thủ Ấn là gì?

Đại Thủ Ấn hay còn được biết đến với tên gọi Mahamudra, đây là một bộ giáo pháp xuất hiện trong nhiều trường phái Phật giáo Tây Tạng. Nó bao gồm các phương pháp nhằm chứng ngộ bản tánh của tâm, đưa con người đến sự giác ngộ thực sự, tâm sáng, hướng thiện và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thiền Định Đại Thủ Ấn là một phương pháp Thiền tập trung vào tâm thức và mối quan hệ giữa tâm thức với thế giới không tướng và hiện tướng thông thường. Từ đó, giúp bạn thoát khỏi sự mê lầm và vô minh, có được sự giác ngộ và tìm thấy sự yên bình thực sự.

Tư thế chuẩn của thân và tâm trong thiền định Đại Thủ Ấn

Trong Thiền Định, tư thế ngồi đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của buổi Thiền, cùng như sức khỏe của chính hành giả. Ở đây, đầu tiên bạn nên ngồi xếp bằng theo tư thế bán kiết già hoặc kiết già nhằm tiết chế các nguồn nguyên lực đi xuống.

Tư thế ngồi Thiền chuẩn

Ngồi thẳng và giữ xương sống thẳng nhất có thể nhằm hướng các nguồn nguyên lực thuộc địa đại chảy về sạn đạo trung ương. Tiếp đó, đặt 2 bàn tay xuống phía dưới qua rốn và theo ấn Đại Định, từ từ thả lỏng và đưa hai vai về phía sau để dẫn các nguồn nguyên lực thuộc thủy đại về sạn đạo trung ương.

Cố gắng giữ cổ thẳng và thu cằm vào như dáng lưỡi câu, mắt để khép hờ 1/3 , đồng thời tập trung vào một điểm duy nhất dọc theo sống mũi. Phần môi và lưỡi thả lỏng tự nhiên hoặc để lưỡi chạm vào ổ gà.

Sau khi đã an trụ ở tư thế này, hãy cố gắng loại bỏ hết những tạp niệm và suy nghĩ trong đầu, để tâm trí được thả lỏng và đạt được trạng thái thư giãn hoàn toàn. Sau đó bắt đầu điều hòa hơi thở và tập trung vào buổi Thiền.

Những loại pháp thiền Đại Thủ Ấn cơ bản

Thiền Đại Thủ Ấn giúp con người có được sự giác ngộ thực sự

Pháp Thiền Gelug

Đây là trường phái Thiền tập trung vào bản tánh theo quy ước của tâm hành, với chánh niệm nhằm ngăn ngừa sự mất tập trung và tỉnh giác để phát hiện ra vấn đề này. Như vậy, có thể thấy Gelug nhấn mạnh pháp Thiền về “Không tính của tâm thức”.

Tâm hành ở đây có hai bản tính đó là:

– Bản tình tương đối bao gồm: quang minh tính – tâm hành tạo ra hiện tướng, xuất phát từ 6 trần cảnh: thanh, sắc, hương, vị, xúc, pháp và giác tính – tâm hành tạo ra nhận thức.

– Bản tính tuyệt đối: không có sự tồn tại độc lập của quang minh tính và giác tính, hay tức là nhận thức và hiện tướng luôn gắn liền với nhau.

Pháp Thiền Karma Kagyu

Karma Kagyu là trường phái Thiền tập trung vào quan hệ giữa tâm và hiện tướng, dựa trên quan điểm về bản tánh bất nhị của chúng. Có thể thấy trường phái này nhấn mạnh pháp Thiền về “tâm thức chứng ngộ Không tính vô niệm”.

Tâm hành ở đây có hai bản tính đó là:

– Bản tính tương đối: tính bất nhị của sự tạo tác ra hiện tướng

– Bản tính tuyệt đối: tính bất khả phân của Không tính và Giác tính

Ở đây, cho dù bạn theo trường phái nào thì cùng đều cần ghi nhớ rằng chỉ khi thấu hiểu được bản tánh của tâm thức và thế giới của hiện tướng quy ước, thì bạn mới có thể xây dựng được một nền tảng tu tập vững chắc và có được sự giác ngộ thực sự.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về Thiền Định Đại Thủ Ấn, cũng như các loại pháp Thiền cơ bản và nắm được tư thế Thiền chuẩn.

Để lại một bình luận