Thiền đã không còn là phương pháp giảm stress và cải thiện sức khỏe đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu không thực sự hiểu về Thiền và Thiền có tác dụng gì đối với cuộc sống thì chúng ta nên tìm hiểu chúng cho cặn kẽ. Những chia sẻ dưới đây về Thiền sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn.

Thiền thực chất là gì?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền là gì?

Nhiều người cho rằng Thiền là một phương pháp tu tập của Phật giáo nhưng thực tế, Thiền đã có trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Thiền bắt nguồn từ triết học Ấn Độ cổ đại và không chỉ xuất hiện trong Phật giáo, nó còn có ở các tôn giáo khác như Kitô giáo, Đạo giáo hay Jaina giáo,…

Thiền có nhiều định nghĩa khác nhau như dùng để chỉ phương pháp thực hành rèn luyện tâm trí, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩa về vũ trụ,…Vì thế Thiền được coi là “dòng chảy tâm trí”. Hiểu theo cách khác, Thiền cũng là sự chú ý của mình vào một điểm duy nhất, là một cách để lấy lại sự bình tĩnh và thư giãn cơ thể hay thiền là bất cứ hành động nào giúp ta an tâm, thoải mái ở giây phút hiện tại,…

Nhìn chung, Thiền được diễn đạt theo nhiều sắc thái nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đây là một phương pháp rèn luyện sự tập trung và giúp con người ta lắng dịu hơn để lắng nghe bản thân mình.

Phân loại

Thiền được phân chia đa dạng để người tập lựa chọn

Thiền cũng được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau gồm:

  • Thiền định: Phương pháp phổ thông tập trung vào hơi thở hoặc tập trung vào đối tượng nào đó để làm dịu tâm trí và giúp tâm tĩnh lặng hơn.
  • Thiền quán

Thiền có tác dụng gì?

Thiền giúp bạn thư thái hơn

Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, con người ta thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, căng thẳng trong thời gian dài,…Vì thế, tìm đến thiền để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe bản thân có lẽ là phương pháp hữu hiệu đối với nhiều người. Cụ thể:

Thiền giúp tăng cường hệ miễn dịch

Lo lắng và mệt mỏi trong một khoảng thời gian dài là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng. Khi ấy, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh so với bình thường. Thiền sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng, hỗ trợ thải độc tố tiết ra từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Giúp trẻ hóa não bộ

Đối với câu hỏi Thiền có tác dụng gì đối với não bộ, các nhà khoa học cho rằng, Thiền Định giúp kiềm lại quá trình lão hóa. Điều này không chỉ thể hiện tại làn da mà ngay cả trong não bộ của bạn cũng được cải thiện. Thiền giúp tế bào não hồi phục các thương tổn cực kỳ tốt.

Giảm stress hiệu quả

Thiền giúp giảm mệt mỏi hiệu quả

Mỗi khi ngồi Thiền, cơ thể bạn sẽ thả lỏng tối đa, cảm giác mệt mỏi hay lo âu cũng vì thế mà tan biến. Hệ thần kinh được thư giãn sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm xúc dù trong công việc hay cuộc sống thường nhật.

Giúp đi sâu vào giấc ngủ

Mất ngủ khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Thiền là “liều thuốc tinh thần” giúp bạn kiểm soát suy nghĩ nhờ đó bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, cơ thể được thư giãn, giải phóng căng thẳng và đưa chúng ta vào trạng thái mới của sự thoải mái và yên bình cùng một giấc ngủ sâu hơn.

Hỗ trợ cân bằng huyết áp

Hỗ trợ tối đa cho người già hay bị cao huyết áp

Nhiều người bị huyết áp cao đã tìm đến Thiền. Thiền hàng ngày là giải pháp giảm huyết áp cao rất rõ rệt. Thiền giúp ta bình tĩnh, thư thái và từ đó huyết áp sẽ không tăng nhiều như trước nữa.

Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đường hô hấp

Thiền có tác dụng gì đối với đường hô hấp hay không? Một trong các kỹ năng ngồi Thiền là bạn cần thở chậm, đều đặn và thật sâu. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang cần lấy oxy vào phổi rồi đẩy CO2 ra ngoài. Những ai có vấn đề về hô hấp chắc chắn sẽ yêu thích phương pháp này.

Một số lưu ý khi tập Thiền tại nhà

Khi ngồi Thiền tại nhà, chúng ta cần có những kỹ thuật cơ bản đúng và chuẩn để không gây nên các hệ lụy về sau. Các chú ý cần biết khi tập Thiền Định là:

Ngồi thẳng lưng, mắt mở hoặc đóng tùy theo sự tập trung của người tập

  • Giữ cho lưng thẳng, nếu ngồi Thiền trên ghế thì đừng tựa vào ghế mà hãy ngồi thật ngay ngắn. Điều này giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và tập trung vào Thiền Định dễ dàng hơn.
  • Khi Thiền, người tập cần nhắm hoặc mở mắt (tùy theo) nhưng vẫn cần rèn luyện sự tập trung vào một điểm tưởng tượng nào đó. Trường hợp nhắm mắt khiến bạn tập trung cao độ và có hơi thở tốt hơn thì hãy nhắm mắt, còn nếu điều đó khiến bạn ngủ gật thì nên thay đổi bằng cách hé mắt nhẹ.
  • Thiền đều đặn 10 phút/ngày có hiệu quả hơn nhiều lần việc ngồi tới 60 phút cho một ngày duy nhất trong tuần. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để Thiền mỗi ngày là cách tốt nhất dành cho bạn.
  • Khi mới tập Thiền, chỉ nên dành 5 phút làm quen và sau đó dần dần nâng thời gian thiền định lên để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Khi Thiền Định, bạn hãy nhớ rằng việc loại bỏ hết những suy nghĩ tiêu cực là điều quan trọng nhất. Luôn giữ mình trong tâm thế thoải mái kết hợp với ăn uống điều độ để có một sức khỏe như mong đợi.

Trên đây là một số thông tin trả lời cho thắc mắc liệu Thiền có tác dụng gì mà nhiều người lại lựa chọn nó đến vậy. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để lại một bình luận