“Chitta = tâm”

Các nhà tiên tri cổ xưa ở Ấn Độ đã gán từ “chitta” với nghĩa những làn sóng bất tận của tâm trí.

Vì vậy, Rishi Patanjali đã định nghĩa yoga là “chitta vritthi nirodhaha”, nghĩa là chặn đứng những làn sóng bất động của tâm trí; và thiền là “những làn sóng bình an của tâm trí”.

Con người không ngừng bị bản chất bất an của tâm trí khiến cho phiền muộn và tổn hại.

“những làn sóng bất an của trí não đang hiện hữu tự nhiên”

Những làn sóng bất an tự nhiên của tâm trí khiến cho năng lượng của linh hồn bị tiêu tán.

Khi năng lượng linh hồn bị tiêu tán như thế, thể xác trở nên yếu ớt và dễ bị tổn hại bởi các xâm hại từ những nguồn bên ngoài, và dẫn đến nhiều căn bệnh, lão hoá sớm và cuối cùng là tổn thọ.

Khả năng tập trung vào các vấn đề trước mắt, trong khoảnh khắc hiện tại, bị cản trở quyết liệt bởi các làn sóng bất an của trí não đang hiện hữu tự nhiên. Kết quả là, năng lực của trí nhớ trở nên tổn hại.

Những làn sóng bất an tự nhiên của tâm trí càng hiện diện nhiều thì người đó càng làm việc kém hiệu quả, và điều nên nhớ là tâm trí không trải qua rèn luyện thì về bản chất là bất an.

Tâm trí bất an tự nhiên là yếu tố chung của tất cả những ai không nỗ lực rèn luyện tâm trí một cách có ý thức. Dĩ nhiên, một mảnh đất không được khai phá thì sẽ đầy cỏ dại. Tương tự, một tâm trí không được rèn luyện thì sẽ đầy những ý nghĩ không mời mà đến.

Khi tâm trí tập trung vào bất kỳ một việc cụ thể nào thì những làn sóng bất an của trí não đang hiện hữu tự nhiên sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Một người càng tập trung vào công việc cụ thể thì tâm trí của người đó càng được rèn luyện, và theo đó, bản chất bất an của tâm trí cũng giảm. Và tiếp đến, tâm trí trở nên bình an hơn, và tiếp đến nữa, thể xác sẽ có nhiều năng lượng hơn.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

“rèn luyện những làn sóng bình an của tâm trí”

Thoạt đầu, thiền nỗ lực làm gia giảm lượng những làn sóng bất an và vô ích hiện hữu một cách tự nhiên trong tâm trí. Sau đó, ta sẽ đạt được một trạng thái tâm trí an lạc sâu lắng khi tất cả những làn sóng vô dụng của tâm trí hoàn toàn dừng lại.

Thiền là giải pháp dần dần loại bỏ hoàn toàn trạng thái bất an tự nhiên của tâm trí. Để đạt được điều này, tâm trí phải tập trung vào hơi thở.

Khi tâm trí ta tập trung vào hơi thở, và ta thường xuyên thực hành cách này, một điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Những làn sóng bất an của tâm trí hoàn toàn dừng lại. Tâm trí sẽ trở nên trầm tĩnh, bình an và lặng yên. Tâm trí trở nên khá trống rỗng.

Khi ta dành nhiều thời gian hơn nữa cho hơi thở, tâm trí sẽ trở nên tuyệt đối trống rỗng. Không có một dấu vết nào của những ý tưởng bất an và vô dụng.

Khi tâm trí hoàn toàn yên lặng, một lượng lớn năng lượng vũ trụ bắt đầu tràn vào hệ thống cơ thể. Tâm trí càng trống rỗng, năng lượng vũ trụ tràn vào trong hệ thống cơ thể càng nhiều.

“thấy các giác quan bên trong”

Khi hệ thống thể chất đã bão hoà với năng lượng vũ trụ, hệ quả tự nhiên là sẽ xảy ra một hiện tượng siêu việt gọi là “thấy”.

Một nguời hành thiền nghiêm túc sẽ bắt đầu “nhìn thấy”. Ban đầu, họ thấy thấp thoáng những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà trước kia chưa từng nhìn thấy. Những cảnh thiên nhiên thoáng qua này thường xuất phát từ những thực tế ở tần số khác.

Trong trạng thái tĩnh lặng bên trong đầy sâu lắng này, sẽ xảy ra tình trạng các giác quan bên ngoài sẽ hoàn toàn hướng vào trong. Những giác quan bên ngoài này trong thực tế đã trở thành các giác quan bên trong.

Với các giác quan bên trong, chúng ta sẽ cảm thụ được thế giới bên trong. Có nhiều tần số của các thế giới bên trong. Mục đích của thiền là đạt được các giác quan bên trong, là tiếp cận được với các thế giới bên trong và tiếp xúc được với các bậc thầy của thế giới bên trong.

“trí tuệ tâm linh”

Ta đạt được trí tuệ tâm linh từ giáo huấn của các vị thầy thuộc thế giới bên trong.

Càng thiền nhiều thì trí tuệ tâm linh càng nhiều. Trí tuệ tâm linh càng nhiều thì sức khoẻ càng nhiều, sinh lực và năng lượng trong thể xác càng nhiều.

Các thực tại khác là những thực tại ngoài thực tại mà chúng ta đang can dự vào ngay tại lúc này. Mỗi hệ thống thực tại cụ thể đều tồn tại với một tần số khác nhau. Mỗi thực tại – tần số thực chất là một Vũ trụ Vô tận. Toàn thể không gian vũ trụ bao gồm vô số những Vũ trụ Tần số.

Tại một thời điểm bất kỳ, một linh hồn hoà nhịp với chỉ một vũ trụ tần số duy nhất mà linh hồn ấy lúc nào cũng lầm tưởng rằng đó là thực tại duy nhất.

Tuy nhiên, trong thiền, linh hồn sẽ phá vỡ được chiếc kén của sự dốt nát tâm linh. Linh hồn sẽ trải nghiệm được các hệ thống thực tại mới. Càng thiền nhiều càng hiểu biết nhiều… thông qua trải nghiệm cá nhân… về thực tại bao la của đại không gian vũ trụ.  Tất cả những điều này được gọi là “giác ngộ”.

Tác giả: Brahmarshi Patriji
Người dịch: Trương Đức Hiệp, Hồ Xuân Hương, Việt Khôi, Ngọc Trúc

Trả lời