Những nhà tiên tri cổ đại của Ấn Độ đã đặt tên “Chitta” cho trạng thái những luồng sóng ý nghĩ cuồn cuộn liên tục của tâm trí.

Chitta = Những luồng ý nghĩ cuồn cuộn liên tục trong tâm trí

Vì thế mà Rishi Patanjali đã định nghĩa “Yoga” là: “Chitta Vritthi Nirodhaha.

Yoga = ngừng lại làn sóng liên tục trong tâm trí

Meditation = làm cho tạp niệm trong tâm trí lắng xuống

Con người luôn bị quấy rầy và bị tổn hại bởi một tâm trí không ngơi nghỉ.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Những làn sóng cuồn cuộn không ngừng của tâm trí

Những làn sóng ý nghĩ cuồn cuộn của tâm trí gây tốn hao năng lượng không mong muốn cho linh hồn/tinh thần.

Khi năng lượng linh hồn/tinh thần bị hao tổn thì cơ thể vật chất cũng trở nên yếu ớt và dễ bị tấn công từ những nguồn bên ngoài, kết quả là sinh ra bệnh tật, lão hóa sớm và cuối cùng là chết sớm.

Khả năng tập chú ý việc ngay trước mắt – ở giây phút hiện tại – bị suy giảm trầm trọng do những làn sóng không ngưng nghỉ của tâm trí. Kết quả là năng lực trí nhớ bị sa sút, thiệt hại.

Càng có nhiều làn sóng ý nghĩ không ngừng trong tâm trí thì con người đó càng trở nên kém hiệu quả đối với bất cứ việc gì, và nên nhớ rằng một tâm trí không được nuôi dưỡng là một tâm trí không biết ngưng nghỉ.

Tâm trí không biết ngưng nghỉ rất phổ biến đối với những người không chịu cố gắng nỗ lực để nuôi dưỡng tâm trí một cách có ý thức. Dĩ nhiên một vùng đất mà không được chăm bón thì sẽ mọc đầy cỏ dại. Cũng giống vậy, một tâm trí không được nuôi dưỡng mọc đầy những ý nghĩ vô bổ.

Những làn sóng không ngưng nghỉ này giảm xuống tối thiểu khi tâm trí thực sự chú ý vào một công việc nào đó. Càng chú ý vào công việc ấy bao nhiêu thì tâm trí càng được nuôi dưỡng bấy nhiêu. Vì khi đó, tâm trí sẽ chỉ ở lại trong hiện tại, không còn những suy nghĩ miên man, suy nghĩ không cần thiết sẽ cản trở nguồn năng lượng vũ trụ đi vào trong cơ thể. Khi tâm trí trở nên êm dịu hơn, năng lượng của cơ thể được nâng lên.

Nuôi dưỡng trạng thái êm dịu của tâm trí

Thiền định lúc đầu chính là nỗ lực để giải tỏa khối làn sóng ý nghĩ cuồn cuộn không ngừng và vô ích trong tâm trí. Sau đó thì một trạng thái êm dịu sâu lắng sẽ đến trong tâm trí khi tất cả những làn sóng vô ích đã hoàn toàn lắng xuống.

Thiền định chính là cách để dần dần loại bỏ hoàn toàn trạng thái không ngưng nghỉ của tâm trí. Để đạt được điều này, tâm trí phải thực sự chú ý vào Hơi thở. (Prana)

Khi tâm trí chú ý vào Hơi thở, và chúng ta cứ giữ đều đặn như vậy, một điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Những làn sóng không ngừng trong tâm trí hoàn toàn lắng xuống, một tâm trí êm đềm, bình lặng, tĩnh tại và đầy tâm linh sẽ được hình thành. Tâm trí lúc đó trở nên gần như trống rỗng.

Khi thời gian hòa cùng Hơi thở càng nhiều lên thì tâm trí trở nên hoàn toàn trống rỗng, chẳng còn chút vết tích nào của những ý nghĩ vô ích.

Khi tâm trí hoàn toàn trống rỗng, một nguồn năng lượng to lớn từ Vũ trụ sẽ bắt đầu tràn vào cơ thể. Tâm trí càng trống thì luồng năng lượng Vũ trụ tràn vào cơ thể càng nhiều.

Các giác quan bên trong và khả năng “thấy”

Khi cơ thể tràn ngập năng lượng Vũ trụ, hệ quả tự nhiên là ta có khả năng “thấy”.

Người thiền định nghiêm túc sẽ bắt đầu “thấy”. Lúc đầu sẽ thấy thoáng qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ mà trước đây chưa thấy bao giờ. Những hình ảnh thấp thoáng của thiên nhiên thường là từ những thế giới ở các tần số khác nhau.

Trong trạng thái lặng yên sâu sắc, những giác quan bên ngoài dần hướng vào bên trong. Các giác quan bên ngoài sau đó sẽ trở thành “các giác quan bên trong”.

Nhờ có “các giác quan bên trong” mà chúng ta có thể cảm nghiệm, tiếp thu được các thế giới bên trong. Thế giới bên trong có nhiều tần số khác nhau. Mục đích của thiền định là khai mở “các giác quan bên trong” để trải nghiệm các thế giới bên trong và tiếp xúc được với những bậc thầy của thế giới bên trong.

Sự thông thái Tâm linh và sự thông thái của Linh hồn

Trí tuệ tâm linh có được là nhờ vào sự giáo huấn của bậc thầy bên trong chính bạn.

Càng thiền nhiều thì sự thông thái tâm linh càng sâu sắc. Sự thông thái tâm linh càng sâu sắc khiến ta càng khỏe mạnh và căng tràn năng lượng.

Những thế giới khác là những thế giới ngoài thế giới hiện tại ta đang sống. Mỗi thế giới có một tần số khác nhau. Mỗi tần số của một thế giới thực chất là một Thực tại Vô tận. Toàn thể Vũ trụ bao gồm vô số những Thực tại có tần số khác nhau.

Vào bất kỳ thời điểm nào, một Tâm thức chỉ mở ở một tần số Thực tại nhất định, khiến Tâm thức đó tưởng nhầm rằng đó là thực tại duy nhất, là thế giới duy nhất. Bởi vì tâm thức bị che phủ bởi tâm trí, khi không còn sự kìm hãm của tâm trí, tâm thức rộng mở và trải nghiệm các tần số cao hơn.

 

Tuy nhiên, khi thiền định, Tâm thức sẽ thoát khỏi sự dốt nát về tâm linh, nên vì vậy mà nếm trải được những hệ thống thực tại mới. Càng thiền nhiều, người ta càng hiểu biết – bằng trải nghiệm cá nhân – về sự thực vĩ đại của Vũ trụ Vĩ mô. Tất cả điều này gọi là “Giác ngộ.”

 

Tác Giả: Minh Sư Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Trả lời