“Sức khỏe toàn diện” có nghĩa là Sức khỏe lành mạnh, hoặc Sức khỏe hoàn hảo
“Sức khỏe toàn diện” bao gồm 5 thành phần: – Sức khỏe thể chất – Sức khỏe cảm xúc/tinh thần – Sức khỏe trí tuệ – Sức khỏe tâm linh – Sức khỏe xã hội.
Sức khỏe thể chất
Không đau ốm hay bệnh tật – đó là sức khỏe thể chất.
Sức khỏe cảm xúc/tinh thần
Không nên để tinh thần bị suy sụp vào bất cứ lúc nào. Cho dù nếu ta bị trêu chọc, ta không bao giờ nên để mất năng lượng cảm xúc. Đó là sức khỏe cảm xúc/tinh thần.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Sức khỏe trí tuệ
Khi đọc những tài liệu cổ, lẽ ra ta phải hiểu nghĩa tối thượng của nó ngay lập tức. Nếu ta không hiểu, điều đó có nghĩa là sức khỏe trí tuệ của ta có gì đó không ổn. Trí tuệ ta không khỏe mạnh như mong đợi. Nếu ta đọc kinh Vệ Đà, ta phải hiểu được nó.
Nếu người nào nói điều gì đó, và nếu ta không thể hiểu được điều cụ thể đó, vậy thì, trí tuệ ta đang không ổn, có nghĩa là Sức khỏe trí tuệ của ta không ở mức như mong đợi.
Sức khỏe tâm linh
Sức khỏe tâm linh có nghĩa là: cơ bản ta phải biết mình là ai – về bản chất thật sự của ta. Ta nên cảm nhận được và hiểu được rằng về căn cơ, ta thuần khiết là một ý thức vĩnh cửu, vô tận.
Ta là Tâm thức (Atma)
Sức khỏe xã hội
Chúng ta phải có trách nhiệm với sức khỏe của tất cả những đồng loại của ta trong xã hội. Nếu chúng ta không vì việc phát triển chung cho đồng loại mình thì chúng ta không có sức khỏe xã hội.
Nếu tôi không dạy các bạn về thiền, điều đó có nghĩa là tôi không có sức khỏe xã hội ! Có nghĩa là tôi không làm tròn bổn phận (dharma) xã hội của mình.
Nếu ta không thực hiện nghĩa vụ xã hội của mình thì đó là ta đã thiếu sức khỏe xã hội.
Như vậy, 5 sức khỏe trên cộng lại chính là ‘Sức khỏe toàn diện’
Tác Giả: Minh Sư Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết