Thiền Chỉ và Thiền Quán là những phương pháp hành Thiền mang lại hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Trong Phật giáo, Thiền là con đường duy nhất để con người tìm thấy sự an nhiên, hạnh phúc và giải thoát khỏi những khổ nạn trong cuộc đời. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa hai loại Thiền này là gì? Đâu là phương pháp hành Thiền phù hợp nhất cho bạn? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua những thông tin sau, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.
Xem thêm Phương pháp Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Thiền Chỉ và Thiền Quán có gì khác biệt nhau hay không?
Tổng quan những thông tin cơ bản về Thiền
Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa Thiền Chỉ và Thiền Quán thì tu hành giả cần hiểu rõ về Thiền. Thiền được hiểu là tĩnh lự, hay còn có nghĩa là sự yên lặng, ngừng lại những suy tư trong đầu, đưa tâm thái của con người vào trạng thái thư giãn, tỉnh thức và trong sáng hơn.
Hiểu một cách đơn giản thì Thiền là việc lựa chọn đối tượng Thiền pháp, sau đó đặt hết tâm tư lên đối tượng đó, loại bỏ phiền não. Các lĩnh vực Thiền thường được lựa chọn gồm: thân, tâm, thọ, pháp.
Mời các bạn lắng nghe Lời Dẫn Thiền quán niêm Hơi Thở:
Từ ngàn xưa, Thiền đã được áp dụng trong nhiều tôn giáo và pháp môn, mang đến hiệu quả rõ ràng. Tập trung tư tưởng tốt hơn, đưa con người đạt đến từng tâm thức cao hơn. Từ đó giúp con người hình thành khả năng sáng tạo, tự giác hơn khi làm việc đồng thời cảm thấy thoải mái, an nhiên hơn từ trong tâm hồn.
Hiện nay Thiền thường được dùng chung với ý nghĩa của Thiền Định tức là trạng thái tâm không còn tán loạn mà chỉ chú ý vào một đối tượng (Hơi Thở). Như vậy, Thiền là việc giữ tâm thanh tịnh, dứt duyên và xóa hết mọi vọng tưởng, giúp hành giả được giải thoát khi tu hành
Làm thế nào để con người có thể thành công khi Thiền?
Thiền Chỉ và Thiền Quán có gì khác biệt nhau?
Ngay trong kinh Tăng chi bộ thì bản chất của hai phương pháp này cũng đã được Đức Phật giải thích rõ ràng. Trong Phật pháp, hai phương pháp Thiền này thường được các tu hành giả sử dụng để tĩnh tâm. Bạn có thể phân biệt 2 phương pháp này thông qua những thông tin sau:
Phương pháp Thiền Chỉ (Samatha) – Dừng lại
Thiền Chỉ được hiểu là dừng lại, chỉ sự quên lãng, chấm dứt việc theo đuổi một đối tượng nào đó của tu hành giả. Trạng thái chú tâm vào một đối tượng khiến con người chấm dứt vọng tưởng và không hề bị chi phối bởi một yếu tố nào trong cuộc sống.
Theo Thích Trung Định, phương thức Thiền chỉ là việc an định tâm trí trong một đối tượng phù hợp. Từ đó ngăn chặn sự phóng túng và vọng tưởng trong tâm hồn của mỗi người. Khi tâm trí tập trung, con người sẽ cảm nhận được sự thú vị, an lạc tinh tế khi không còn tồn tại các dục và bất thiện trong tâm.
Nghe Sách nói Khoa Học Thiền Định để thực sự hiểu về Thiền:
Bản chất của phương pháp Thiền Chỉ là tạo cho tâm an lạc bằng cách tìm ra đối tượng Thiền pháp rõ ràng. Khi tu theo phương thức Thiền Chỉ, tu hành giả cần loại bỏ tham hận, trạo hối, sân hận, nghi và hôn trầm. Từ đó giúp con người không còn ham muốn dục lạc và nhất tâm trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, có rất nhiều áp lực khiến cho con người thân ở một nơi mà tâm lại suy nghĩ về một chuyện khác. Tâm của con người bị chia xẻ, phiêu bạt và khá mờ mịt,… Do vậy, những phiền não, khổ đau vẫn thường tìm đến mỗi người.
Thiền Chỉ là Quan Sát Hơi Thở
Tu hành theo phương pháp Thiền chỉ giúp tâm náo động dừng lại, không theo đuổi dục niệm và cảm thấy an nhiên hơn. Bạn có thể tiến hành tu theo 3 cách sau:
- Hệ duyên thủ cảnh chỉ: Buộc tâm của chúng ta lại ở ngay giữa rốn hay chóp mũi để tâm không tán loạn.
- Chế tâm chỉ: Kìm hãm ngay khi tùy tâm vừa mới khởi, không cho chúng tán loạn.
- Thể chơn chỉ: Tùy tâm khởi niệm là từ nhân duyên, khi không có tánh thì mọi chấp niệm trong tâm sẽ không hề có. Tâm không có chấp thì dục niệm bị mất, nên gọi là chỉ.
Phương pháp Thiền Quán (Vipassana) – Nhìn Sâu bằng Con Mắt Thứ 3
Thiền Quán là nhìn mọi sự vật đúng với bản chất thật của chúng. Phương pháp này được hiểu như sau: Quán là dùng ánh sáng tuệ giác trong tâm của mỗi người để xem xét bản chất của mọi sự vật.
Bản chất của Thiền Quán là trí tuệ, thấy được rõ ràng những bản chất của các sự vật và đoạn trừ vô minh. Từ đó con người sẽ có được chánh kiến cho riêng mình, không còn sinh ra phiền não, không lo sinh tử và Niết bàn.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất của Thiền Chỉ và Thiền Quán chính là đối tượng Thiền. Thiền Quán không cần lựa chọn một đối tượng để tập trung mà chỉ cần thấy được đặc tướng của các sự vật bằng chánh niệm của mình.
Chúng ta thường nhìn một sự vật khá hời hợt bên ngoài nên không thấy rõ được bản chất sâu bên trong của chúng. Do vậy, khi bị bề ngoài đánh lừa, con người thường sinh ra khổ não, phiền đau.
Thiền Quán giúp tu hành giả nhìn sâu sắc và đầy tuệ giác đối với mọi sự vật, thấy rõ nhân quả, nguyên do, hiểu đúng bản chất các sự việc. Từ đó đạt tới trạng thái tự do, an lạc và giải thoát khỏi những khổ ải.
Thiền Quán là quan sát bằng Con Mắt Thứ 3
Trên đây là sự khác biệt về Thiền Chỉ và Thiền Quán để bạn có thể lựa chọn phương pháp tu hành phù hợp. Tóm lại, Thiền Chỉ là định vào đối tượng nào đó, và đội tượng tốt nhất ở đây chính là Hơi Thở. Sau khi Thiền Hơi đủ lâu, bạn sẽ vào trạng thái Vô Niệm và được chữa lành. Sau khi được chữa lành ban sẽ mở Con Mắt Thứ 3 để đi vào Thiền Quán và trải nghiệm được sự vật, sự việc ở góc Tâm Linh.