Sách Khoa Học Thiền Định

Tác giả Minh Sư Patriji

Dịch giả Nguyễn Trần Quyết

Phong Trào Thiền Định Kim Tự Tháp

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Minh sư Patriji, người sáng lập Phong Trào Thiền Định Kim Tự tháp, đã đến khắp mọi miền đất nước Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ những thông điệp về Thiền Anapanasati, Chủ Nghĩa Ăn Thực Vật và Năng Lượng Kim Tự Tháp. Patriji đã tổ chức hàng ngàn buổi hội thảo về Thiền định, sáng tác hơn 60 cuốn sách và rất nhiều băng đĩa về chủ đề Khoa Học Tâm Linh Thời Đại Mới.

Cuốn sách này tổng hợp những buổi nói chuyện của Patriji về ý nghĩa của Thiền định.

“Lời chào và lời mời của tôi gửi đến tất cả những học viên của khoa học thiền định. Trở thành một học viên của khoa học thiền định là điều bắt buộc cho mỗi người và tất cả mọi người. Hãy làm cho tất cả mọi người trên toàn thế giới đều là những người thực hành thiền định! Đều là những vị thầy! Đều là những vị Phật “ – Minh Sư Patriji.

Phần 1: Khoa Học Thiền Định

Chương 1

“ Tâm thức là sự thật cơ bản nhất. Suy nghĩ là một chức năng của tâm thức. Năng lượng là sản phẩm của suy nghĩ. Và cuối cùng, sự vật là kết tinh của năng lượng. Trong Thiền định, chúng ta tiến hóa đến cấp độ của tâm thức… đến cấp độ của tâm thức thuần khiết… không còn suy nghĩ, không còn làn sóng tâm trí nào cả”

Khoa học thiền định là điều cần thiết khẩn cấp, … là điều cần thiết khẩn cấp nhất của thời đại này!

Mẹ trái đất đã ở trong thời kỳ bóng tối rất lâu. Bây giờ, mẹ trái đất… hành tinh trái đất… đang quay lại thời kỳ ánh sáng.

Toàn bộ trái đất đang tiến vào một dải photon mới. Một hiện tượng kỳ diệu của thiên hà.

Toàn bộ loài người đang đi vào một sự thay đổi, một sự thay đổi tâm linh! Đó là sự đột phá trong tiến hóa, sự đột phá trong tâm thức loài người, được báo hiệu bởi khoa học thiền định.

Trái đất đã ở trong thời kỳ bóng tối hàng triệu năm vì bị ảnh hưởng của các nguồn lực đen tối của những thực thể tiêu cực ngoài trái đất. Hiện tại, nguồn lực đen tối ngoài trái đất này đã không còn.

Nó đã được dừng lại bởi người quản lý của vũ trụ! Không còn bất kỳ nguồn lực đen tối nào tác động lên trái đất.

Bây giờ, chỉ còn lại những nguồn lực ánh sáng tác động đến trái đất từ những nguồn lực ngoài trái đất, một điềm báo cho thời kỳ vàng son mới của Mẹ Trái Đất.

 Đức Phật Thích Cả đã sống ở kỳ bóng tối, Chúa Jesu cũng đã sống ở thời kỳ bóng tối, tuy nhiên, chúng ta lại đang sống ở kỷ nguyên vàng son của ánh sáng, thể hiện cho một cuộc cách mạng tâm linh vĩ đại trên Trái Đất này! Nền tảng của cuộc cách mạng tâm linh này … đang được chia sẻ trên trái đất dưới tên gọi Khoa Học Thiền Định. Phong Trào Thiền Định Kim Tự Tháp mong muốn tất cả mọi người sẽ trở thành những Vị Thầy Thiền Đình.

Thời điểm để cho tất cả chúng ta trở thành những người thực hành thiền định! Thời điểm để làm cho việc thiền định trở thành một thói quen mỗi ngày.

Thiền định là điều bắt buộc! Ngay từ khi còn trẻ, chúng ta phải trở thành những người thực hành thiền định. Nếu bạn là một đứa trẻ, hãy thiền định ngay. Nếu bạn là một thanh niên, hãy thực hành thiền định ngay. Nếu là một gia đình, cả gia đình hãy thực hành thiền ngay lập tức. Vậy, đối với tất cả mọi người, đây là lúc để thấu hiểu khoa học thiền định.

Thiền định là gì? Thiền định đơn giản là làm cho tâm trí trống không, làm im lặng tâm trí. Chúng ta đã biết rõ tâm trí là gì! Tâm trí là tập hợp của các suy nghĩ. Tâm trí là tập hợp của tất cả những suy nghĩ rối rắm, hàng trăm ngàn suy nghĩ chồng chéo nhau, tạo thành một mớ hỗn độn… đó là một tâm trí thường thấy.

Bất cứ khi nào chúng ta quyết định là một điều gì đó, ngay lập tức chúng ta sẽ tạo ra hàng trăm lý do tại sao chúng không nên làm việc này. Và tiếp tục, hàng ngàn lý do tại sao chúng ta nên làm việc đó. Và tiếp tục hàng vạn lý do tại sao chúng ta không nên làm việc này. Đó chính là tâm trí … một tâm trí ngu ngốc.

Một tâm trí ngu ngốc… một tâm trí hỗn độn… một tâm trí quay cuồng… một tâm trí rối rắm… là tâm trí của những người không thực hành thiền định. Tâm trí hỗn độn tạo ra nhiều vấn đề cho người đó. Khi bạn sở hữu một tâm trí hỗn độn, bạn tốn mất nhiều năng lượng, bạn mệt mỏi.

Mọi suy nghĩ đều là năng lượng.

Chúng ta cần phải có những suy nghĩ đúng đắn. Những suy nghĩ sai lạc, những suy nghĩ không cần thiết, những suy nghĩ lang mang… chúng phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống của chúng ta. Vì mọi ý nghĩ đều là năng lượng… nên một suy nghĩ sai lạc hoặc một suy nghĩ vô ích thật sự làm tổn hao rất nhiều năng lượng.

Với một người thông thường, bên cạnh một suy nghĩ đúng chính xác… sẽ có hàng trăm, hàng ngàn suy nghĩ không chính xác. Vì vậy, người đó sẽ lãng phí rất nhiều năng lượng. Khi cả cơ thể suy kiệt năng lượng, cơ thể có thể bị tấn công từ bên ngoài.

Cơ thể vật lý là một quả bóng năng lượng. Tâm trí là nguồn năng lượng cho quả bóng năng lượng này.

Nếu Tâm trí cứ tiếp tục lãng phí nguồn năng lượng, cơ thể vật lý sẽ trở nên cạn kiệt năng lượng. Kết quả là cơ thể thiếu hụt năng lượng và bị tấn công bơi vi khuẩn và vi rút. Kết quả hiển nhiên là bệnh tật sẽ xuất hiện trên cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh tật trên cơ thể luôn luôn bắt nguồn từ tâm trí khi lãng phí năng lượng. Một tâm trí lang mang, nhảy nhót thật sự là nguồn gốc của tất cả các bệnh tật.

Thiền định có nghĩa là làm lắng dịu tâm trí hỗn độn! Không có bất kỳ suy nghĩ lang mang nào trong tâm trí cả. Đó chính là Thiền định.

Im lặng (mouna) có nghĩa là miệng không nói một lời nào. Tương tự, Thiền định (dhyana) có nghĩa là không có bất kỳ suy nghĩ nào trong tâm trí.

Thiền định thật sự là không còn suy nghĩ trong tâm trí. Mỗi ngày 24 tiếng, thật sự cần thiết cho việc dành 2, 3, 4 tiếng đồng hồ cho việc thiền định sâu! Cũng giống như việc con người dành khá nhiều thời gian để ngủ, con người nên dành thêm thời gian thật nhiều để thiền định.

Ngủ là gì và Thiền là gì? Ngủ là một trải nghiệm thoát ra khỏi cơ thể. Thiền cũng là một trải nghiệm thoát khỏi cơ thể. Ngủ là trải nghiệm thoát khỏi cơ thể không có ý thức. Tuy nhiên, Thiền là một trải nghiệm thoát khỏi cơ thể có ý thức.

Giấc ngủ là một món quà của tự nhiên dành cho cơ thể vật lý. Tuy nhiên, Thiền là một món quà chúng ta dành cho chính cơ thể vật lý của mình. Thiền định bù đắp rất nhiều cho giấc ngủ.

Một người thông thường ngủ khoảng 6 đến 8 tiếng mỗi ngày cần phải giảm thời gian ngủ lại chính xác khoảng một nửa. Điều này sẽ làm cho mọi thứ hòa hợp.

Giấc ngủ không chỉ dành cho cơ thể. Giấc ngủ gia tăng năng lượng cho cơ thể! Giấc ngủ làm tươi mới tâm trí. Thiền định cũng là sự thư giãn tuyệt vời cho cơ thể vật lý. Thiền định cũng gia tăng năng lượng cho cơ thể vật lý, thiền định cũng làm tươi mới tâm trí. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, thiền định có thể khởi động Con Mắt Thứ 3 của chúng ta.

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta ngủ? Ngủ mang lại sự tươi mới cho tâm trí! Và khi chúng ta thức giấc vào mỗi buổi sáng, chúng ta cảm nhận cơ thể vật lý tràn đầy năng lượng.

Tuy vậy, chúng ta không chỉ ở trong cơ thể vật lý. Chúng ta ở trong một hệ thống gồm 7 cơ thể bao gồm – cơ thể vật lý, cơ thể năng lượng, cơ thể vi tế, cơ thể nhân quả, cơ thể tâm tinh, cơ thể vũ trụ và cơ thể niết bàn.

Điều gì xảy ra chính xác trong giấc ngủ?

Trong giấc ngủ, cơ thể vi tế thoát ra khỏi cơ thể vật lý. Khi cơ thể vi tế đi ra khỏi cơ thể vật lý, cơ thể năng lượng – cơ thể cung cấp nền tảng năng lượng cho cơ thể vật lý – tự do tiếp thu năng lượng vũ trụ và trở nên tràn đầy năng lượng.

Cơ thể năng lượng nuôi dưỡng cơ thể vật lý!

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Cơ thể năng lượng là nguồn năng lượng cho hình dạng vật lý – cơ thể vật lý.

Khi cơ thể vi tế ngu ngốc còn ở đó, khi cơ thể cảm xúc (tâm trí) ngu ngốc còn ở đó, trong cơ thể vật lý; cơ thể vật lý sẽ mất rất nhiều năng lượng. Khi tâm trí ngu ngốc ở đó, năng lượng của cơ thể năng lượng trở nên không còn đủ cho sức sống của cơ thể vật lý. Tuy nhiên, khi có một cơ thể cảm xúc lành mạnh, khi có một cơ thể vi tế lành mạnh, cơ thể năng lượng không bị ảnh hưởng bởi cơ thể vi tế và tự do mở rộng để đón nhận càng nhiều năng lượng càng tốt cung cấp làm cho hệ thống vật lý – cơ thể vật lý trở nên tươi trẻ.

Chúng ta hãy cùng nhau thấu hiểu xem giấc ngủ là gì. Chúng ta hãy cùng nhau thấu hiểu thiền định là gì. Thiền định mạnh hơn giấc ngủ gấp triệu lần. Nếu giấc ngủ chỉ mang lại một lượng năng lượng nhất định, thiền định mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng nhiều gấp hàng triệu lần. Đó là tại sao nửa tiếng thiền định tương đương với toàn bộ thời gian ngủ.

Giấc ngủ là điều cần thiết. Giấc ngủ là điều đương nhiên. Con người có thể tồn tại nếu không ăn trong 40 ngày, nhưng không thể tồn tại nếu không ngủ. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta không cần phải ngủ quá nhiều trong một ngày. Thời gian ngủ nhiều làm uổng phí nguồn năng lượng của chúng ta.

Năng lượng thiền định phải luôn luôn là nguồn năng lượng chính cho sự sống của cơ thể vật lý. Năng lượng thiền định phải luôn luôn là nguồn năng lượng chính để làm tươi mới tâm trí và làm sắc bén trí tuệ. Thêm vào đó, điều quan trọng nhất trong thiền, chúng ta đều có thể có được trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể một cách có ý thức.

Trong thiền định, trải nghiệm vượt ra ngoài cơ thể rất dễ được nhận biết. Chung ta giao tiếp với rất nhiều thực thể trong vũ trụ. Chúng ta du hành đến rất nhiều nơi trong vũ trụ vô tận. Chúng ta đến với những sự thật một cách có ý thức. Chúng ta thấu hiểu kiến thức. Chúng ta có được sự thông thái và sau đó mang sự thông thái trở về. Kết quả là trí tuệ ở trên trái đất của chúng ta trở nên vô cùng sắc bén. Đó là lúc chúng ta trở thành Phật. Đó là lúc chúng ta trở thành Jesus Christ.

Chúng ta phải hiểu được sự thật rằng chúng a không chỉ là cở thể vật lý. Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta là những vị Phật (Gods)! Đó là điều vĩ đại nhất của sự thật. Đó là điều vĩ đại nhất của chân lý.

Khoa học thiền định là môn khoa học căn bản nhất.

Chúng ta không chỉ là vật chất vật lý này. Chúng ta không chỉ là hình dạng vật lý mà chúng ta thấy khi đứng trước gương. Chúng ta được tạo thành bởi 4 phần cơ bản – vật chất, năng lượng, suy nghĩ và sự tỉnh thức.

Chương 2

Tâm thức là sự thật cơ bản nhất. Suy nghĩ là một chức năng của tâm thức. Năng lượng là sản phẩm của suy nghĩ. Và cuối cùng, sự vật là kết tinh của năng lượng. Trong Thiền định, chúng ta tiến hóa đến cấp độ của tâm thức… đến cấp độ của tâm thức thuần khiết… không còn suy nghĩ, không còn làn sóng tâm trí nào cả.

Thiền định có nghĩa là không còn sự tỉnh thức của cơ thể, không còn gì cả. Thiền định có nghĩa là hoàn toàn không còn sự tỉnh thức của trí tuệ. Thiền định có nghĩa là an trú hạnh phúc trong sự tỉnh thức linh hồn – sự tỉnh thức thanh khiết nhất của bản thân.

Khi chúng ta ở trong cơ thể, chúng ta bị giới hạn bởi tâm trí của cơ thể. Nếu chúng ta sinh ra trong một gia đình đạo Hindu, chúng ta sẽ bị giới hạn bởi tâm trí của đạo Hindu. Nếu chúng ta sinh ra trong một gia đình đạo Hồi, chúng ta sẽ bị giới hạn tâm trí của đạo Hindu. Nếu chúng ta sinh ra trong một cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ bị giới hạn bởi tâm trí của cộng đồng xã hội!

Sự tổng hợp của tất cả những kinh nghiệm trong các cuộc sống trước kia, xét trên khía cạnh của sự thông thái, được gọi là sự tỉnh thức trí tuệ.

Thiền định có nghĩa là vượt lên khỏi sự tỉnh thức cơ thể, sự tỉnh thức tâm trí, sự tỉnh thức trí tuệ và dừng lại ở sự tỉnh thức thanh khiết nhất của bản thân.

Sau khi ở trong sự tĩnh lặng của thiền định, chúng ta quay về với cuộc sống của cơ thể – tâm trí, sự tỉnh thức trí tuệ của chúng ta trở nên sắc bén hơn, thông thái hơn. Sự tỉnh thức cảm xúc hoặc sự tỉnh thức tâm trí cũng trở nên bình an và tự chủ hơn. Sự tỉnh thức cơ thể trở nên tràn đầy năng lượng.

Mỗi ngày, chúng ta phải đi vào trong sự tĩnh lặng của thiền định và sự tinh khiết của tỉnh thức… làm lắng dịu mọi thứ trong tâm trí, lắng dịu mọi vấn đề trong tâm trí. Chúng ta phải dừng mọi mức độ của hoạt động, mọi mức độ của tâm trí và mọi mức độ của trí tuệ để quay trở về với sự tỉnh thức tinh khiết.

 Cơ thể vật lý của chúng ta có được từ cha mẹ. Tâm trí của chúng ta được tạo ra từ xã hội. Tâm trí được xây dựng bởi những luật lệ của xã hội.

Trí tuệ là sản phẩm của rất nhiều lần tồn tại trong những cuộc sống trước kia. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta ở trong một cơ thể vật lý! Đây là lần thứ n. Tổng hợp toàn bộ những sự thông thái trong tất cả các cuộc sống được gọi là trí tuệ.

Mỗi linh hồn đều trải qua rất nhiều lần luân hồi. Trung bình, một linh hồn có khoảng 300 đến 400 lần được tái sinh.

Linh hồn là một thực thể. Linh hồn là một tấm gương phản chiếu của sự tỉnh thức tinh khiết, đến với trái đất để trải nghiệm những thử thách trong cuộc sống loài người.

Làm cách nào để chúng ta hiểu được rằng chúng ta không chỉ có cơ thể vật lý? Làm cách nào để chúng ta hiểu được rằng chúng ta đã trải qua rất nhiều lần sống và sẽ sống nhiều lần sống nữa? Làm cách nào để chúng ta có thể thấu hiểu được tất cả những điều này? Làm cách nào để Chúa Jesu có thể thấu hiểu được những điều này? Làm cách nào để Đức Phật có thể thấu hiểu những điều này?

Họ có thể hiểu được vì họ đã thực hành thiền định. Bởi vì họ đã trở thành những vị thầy thiền định! Vì họ đã làm yên lặng tâm trí của họ. Vì họ đã học cách an trú trong sự tỉnh thức tinh khiết. Bởi vì họ đã học cách luôn luôn vượt lên trên sự tỉnh thức cơ thể, sự tỉnh thức tâm trí và sự tỉnh thức trí tuệ.

Họ đã thực hành thiền định một cách tuyệt vời và họ đã trở thành những ánh sáng tuyệt diệu của thế giới. Chúa Jesu là một ánh sáng tuyệt vời của thế giới. Đức Phật là một ánh sáng tuyệt vời của thế giới. Krishna là một niềm vui của thế giới. Tương tự, chúng ta cũng phải trở thành những vầng sáng và niềm vui của thế giới.

Niềm vui đến từ ánh sáng.

Nơi nào không có thiền định, nơi đó không có ánh sáng. Nơi nào không có ánh sáng, nơi đó chỉ có những cuộc sống buồn bã, cuộc sống đau khổ, cuộc sống bi kịch, cuộc sống mệt mỏi, cuộc sống bất an.

Thiền định mang lại thành công cho cuộc sống, hiệu quả cho cuộc sống, viên mãn cho cuộc sống, sức mạnh cho cuộc sống, bình an cho cuộc sống và sự hài hòa cho cuộc sống.

Cuộc sống phải luôn luôn là niềm vui. Cuộc sống phải luôn luôn vui sướng. Nếu chúng ta không hiểu được chính bản thân ở những khía cạnh sự thật cơ bản nhất, những chân lý tổng quát nhất, làm sao cuộc sống có được niềm vui? Không có thiền định, không có niềm vui trong cuộc sống. Không có thiền định, không có bình an vượt lên trên mọi sự hiểu biết.

Bình an vượt lên mọi sự hiểu biết là gì? Bình an mà chúng ta biết khi chúng ta có nhiều tiền trong túi. Thông thường, chỉ có tiền và sức khỏe có nghĩa là bình an tâm trí. Khi chúng ta có vợ và 2 đứa con, đó là một cảm giác tốt đẹp. Những sự bình an vượt lên mọi hiểu biết là gì? Điều đó chỉ có được thông qua thiền định. Khi chúng ta thực hành thiền định, chúng ta hợp nhất với toàn thể tạo hóa. Chúng ta hợp nhất với toàn bộ đấng tạo hóa.

Trong giấc ngủ, chúng ta chỉ đơn thuần là đi ra khỏi cơ thể vật lý; nhưng trong thiền định chúng ta hợp nhất với toàn thể tạo hóa. Giấc ngủ chỉ là người em họ hàng xa của thiền định.

Thiền định là mục tiêu hàng đầu của cuộc sống.

Chúng ta đánh giá giấc ngủ quá quan trọng và gần như quên mất thiền định! Tuy nhiên, thời điểm đã đến cho toàn thể nhân loại để hiểu được khoa học thiền định một cách rõ ràng như giấc ngủ.

Đây là lúc để toàn thể nhân loại ý thức được sự cần thiết cấp bách của thiền định. Chúng ta phải làm cho thiền định trờ thành việc đều đặn trong cuộc sống. Cũng giống như việc chúng ta đi ngủ mỗi ngày, chúng ta cũng phải thiền định mỗi ngày.

Thiền định là gì?

Thiền định có nghĩa là tồn tại với chính bản thân chúng ta, yêu thương chính bản thân chúng ta, dành thời gian cho chính bản thân chúng ta. Giống như chúng ta dành thời gian cho vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm, chúng ta cũng phải dành thời gian cho chính bản thân mình.

Mỗi ngày, chúng ta hãy ngồi ở góc phòng. Chúng ta có thể ngồi thoải mái trên một chiếc ghế. Chúng ta phải bắt chéo hai chân. Chúng ta hãy thư giãn toàn bộ cơ thể. Chúng ta hãy nhắm mắt, đan tay và tồn tại cùng với hơi thở. Chúng ta không được mở mắt cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra.

Tất cả mọi người cần phải thiền đinh mỗi ngày càng nhiều càng tốt. Bất cứ khi nào có thời gian, hoặc khi không có việc gì khẩn cấp, thiền định là điều cần thiết cấp bách nhất mỗi ngày.

Khoa học thiền định rất đơn giản.

Có 3 quy luật của sự chuyển động. Có 3 quy luật của nhiệt động học. Tương tự, có 3 quy luật của khoa học thiền định.

Quy luật thứ nhất:

“Khi chúng ta tồn tại với hơi thở tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng, êm đềm, bình an.. tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng”

Hơi thở không phải là một phần của cơ thể; nhưng hơi thở lại ở trong cơ thể. Hơi thở không phải là sự vật nhưng hơi thở cũng gần giống như một sự vật để chúng ta có thể tập trung vào đó. Hơi thở luôn luôn diễn ra! Hơi thở không có tuổi tác. Hơi thở là đại diện của sự tỉnh thức tinh khiết ở bên trong cơ thể. Hơi thở rất đơn giản. Hơi thở có thể được trải nghiệm. Hơi thở có thể được thấu hiểu.

Chúng ta phải hòa hợp bản thân với hơi thở của chúng ta. Khi hòa hợp bản thân với hơi thở, tâm trí trở nên trông không. Đây chính là quy luật đầu tiên, quy luật vĩ đại của khoa học thiền định.

Thiền đinh là làm yên lặng tâm trí. Chúng ta bắt đầu nó với hơi thở!

Chúng ta không bắt đầu tiền định với bất kỳ câu thần chú nào. Nó không liên quan và không đóng bất kỳ vai trò nào trong thiền định! Miệng phải im lặng. Miệng là một sự vật của thế giới vật chất này, vì vậy, nó không được sử dụng trong khoa học thiền định. Miệng không có bất cứ vai trò nào trong thiền định.

Hơi thở là điều đầu tiên quan trọng nhất trong khoa học thiền định. Điều cuối cùng trong khoa học thiền định là con mắt thứ 3.

Khoa học thiền định có nghĩa là làm lắng dịu tâm trí, chúng ta không cần phải tập trung vào bất kỳ hình ảnh nào trong tâm trí. Chúng ta phải làm cho tâm trí trở về zero. Không có sự tưởng tượng nào cả. Chúng ta cũng không nên chú ý vào vị trí của con mắt thứ 3. Và không có bất kỳ âm thanh nào từ miệng. Không niệm bài kinh nào trong miệng cả.

Tâm trí phải hòa nhập với hơi thở. Đó là điểm mấu chốt. Nếu tâm trí không cùng với hơi thở, tâm trí không thể trở nên trống không.

Tâm trí phải trở nên trống rỗng. Tâm trí phải dừng lại những hình ảnh của xã hội và tôn giáo … những hình ảnh của Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Xã Hội, Thần Thánh, Vô Thần Thánh, Phật Giáo. Tâm trí phải hoàn toàn trống không.

Quy luật vĩ đại thứ 2 của khoa học thiền định:

“Khi tâm trí bắt đầu trống rỗng, một lượng lớn năng lượng vũ trụ sẽ tràn vào cơ thể vật lý”

Một tâm trí hỗn độn là một cái rào chắn. Một tâm trí hỗn độn không cho phép năng lượng vũ trụ đi vào hệ thống cơ thể. Khi tâm trí giống như một khu rừng, nó là một tấm rào chắn. Nó không cho năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể.

Một tâm trí hỗn độn sẽ dầy đặc và không thể xuyên thấu. Tuy nghiên, khi tâm trí dày đặc trở nên trong trẻo, xuyên thấu được, nguồn năng lượng vụ trụ sẽ tràn vào cơ thể.

Tâm trí cần phải được hoàn toàn trống rỗng.

Tâm trí là sự ngăn cách giữ năng lượng vật lý và năng lượng vũ trụ. Nó là đường ranh giới giữa năng lượng vũ trụ và năng lượng vật lý. Khi tâm trí giống như một khu rừng, nó là một chướng ngại vật dày đặc.

Khi tâm trí chỉ trở thành một tấm màng có thể thẩm thấu khi tất cả mọi suy nghĩ không còn nữa. Vậy, làm cho tâm trí từ dày đặc trở nên trong suốt bằng cách giảm số lượng suy nghĩ và khoảng cách giữa các suy nghĩ tăng lên gọi là thiền định. Và, cách duy nhất là thông qua hơi thở.

Tất cả chúng ta đều hiểu về áp suất thẩm thấu của hệ thống rễ cây. Chất dinh dưỡng từ bên ngoài đi vào hệ thống rễ cây do khả năng cho phép thẩm thấu của rễ. Điều tương tự xảy ra đối với tâm trí trong thiền định. Tâm trí trở nên có khả năng thẩm thấu. Màng chắn dầy đặc trở nên trong trẻo, và một lượng lớn năng lượng vũ trụ tràn vào cơ thể vật lý.

Quy luật vĩ đại thứ 3 trong khoa học thiền định nói rằng:

“Khi năng lượng vụ trụ tràn vào cơ thể với một lượng đủ lớn, kết quả là sự khai mở của con mắt thứ 3”

Kết quả cuối cùng của thiền định đó là sự khai mở các giác quan bên trong. Kết quả cuối cùng là khai mở những nhận thức sự nhận thức cao cấp. Kết quả cuối cùng là khai mở sự tỉnh thức của linh hồn. Kết quả cuối cùng là hòa hợp với linh hồn.

Với một người thông thường, linh hồn sẽ bị lãng quên. Thiên đường sẽ bị đánh mất. Thiên đường phải được giành lại. Linh hồn chính là thiên đường.

Cơ thể vật lý phải trở nên tràn ngập năng lượng vũ trụ. Khi cơ thể căng tràn năng lượng vũ trụ, tiềm năng của linh hồn được kích hoạt dần dần. Nếu không, tiềm năng đó vẫn tiếp tục ngủ yên.

Tiềm năng của linh hồn là vô hạn. Và, những tiềm năng đó sẽ không được kích hoạt nếu chúng ta không thiền định.

Tất cả mọi thực thể của cơ thể – tâm trí phải trở thành những thực thể của cơ thể – tâm trí – linh hồn. Đó là mục tiêu của khoa học thiền định. Khoa học thiền định là là nguồn gốc của tất cả các môn khoa học. Khoa học thiền định là khoa học của sức khỏe. Khoa học thiền định là khoa học của niềm vui. Khoa học thiền định là khoa học của việc làm tối ưu hóa năng lượng. Khoa học thiền định là sự hợp nhất của khoa hoc. Khoa học thiền định hợp nhất mọi khía cạnh của con người.

Hãy gọi tên của KHOA HỌC THIỀN ĐỊNH!

Chương 3

Trong lịch sử của trái đất, ai là người đại diện cho khoa học thiền định? Có hàng triệu, hàng triệu vị thầy như vậy!

Chúa Jesu! Phật Thích Ca! Krishna!Veda Vyasa! Mahavira! Chúng ta chỉ biết một vài cái tên. Tên không quan trọng. Rất nhiều người đã trở thành những nhà khoa học thiền định.

Tất cả mọi sự thật tâm linh đều được chứng nghiệm từ thiền định. Tất cả mọi chân lý của tạo hóa đều được trải nghiệm, nhìn thấy và chứng minh thông qua thiền định bởi các YOGI.

Ai là một yogi?

Khái niệm “yoga” hiện nay chỉ giới hạn ở những động tác cho cơ thể. Nhưng thực sự, Yoga, không chỉ là những động tác của cơ thể.

Yoga có nghĩa là hợp nhất. Yoga là một từ tiếng Phạn và được định nghĩa là “unjatha ithi yogaha” – có nghĩa là sự hợp nhất. Mọi sự hợp nhất của 2 sự vật trở lên được gọi là Yoga. Nếu bạn hợp nhất với âm nhạc, đó là Yoga Nada, thời điểm bản thân hợp nhất với âm thanh thanh khiết. Nada có nghĩa là sự thanh khiết của âm thanh.

Karma Yoga có nghĩa là hợp nhất với hành động, mọi hành động. Bạn đang lái xe. Mọi sự tập trung của bạn phải được đặt vào việc lái xe. Bạn hợp nhất với hành động lái xe. Đó là sự hợp nhất.

Khi bạn đọc sách, bạn trở thành một với nội dung cuốn sách. Tâm trí của bạn hòa hợp với nội dung. Tâm trí và nội dung đã trở thành một. Đó gọi là Gyana Yoga.

Khi bạn hợp nhất với chính bản thân, đó là gọi là Dhyana Yoga, hay còn gọi là Thiền định!

Hatha Yoga có nghĩa là hợp nhất với cơ thể. Điều này có nghĩa là trở thành một với cấp độ cơ thể, không hoàn toàn là Yoga.

Trở thành một với cơ thể là một điều khác. Trở thành một với tâm trí là một điều khác. Trở thành một với trí tuệ là một điều khác. Và, trở thành một với Atma (sự tỉnh thức của chính bản thân, chính bản thân mình) là một điều hoàn toàn khác.

Thiền định có nghĩa là hợp nhất với cái trung tâm, cái nhân của bản thân.

Có rất nhiều các nhà khoa học thiền định: Jesus, Krishna, Buddha, Mahavir… hàng trăm ngàn người như vậy. Không ai hơn ai và cũng không ai kém ai.

Đối với tất cả các nhà khoa học, cho dù họ có như thế nào, khoa học vẫn chỉ là một! Giống như việc lái xe. Khoa học của việc lái xe là như nhau. Bạn có hệ thống vô lăng, ga, phanh và hộp số. Khoa học giống nhua và các chuyên gia lái xe cũng có rất nhiều người!

Khoa học thiền định giống nhau cho tất cả mọi người. Khoa học của âm nhạc giống nhau cho tất cả mọi người. Sa, re, ga, ma, pa, da, ni … do, re, me, fa, sol, la, te … cho dù có như thế nào đi chăng nữa … khoa học là giống nhau và các nhà khoa học cũng có rất nhiều.

Một người muốn dấn thân mình cho một cuộc sống cùng âm nhạc sẽ trở thành một vị thầy của âm nhạc. Một người một dành cuộc đời mình cho việc lái xe sẽ trở thành một vị thầy một vị thầy lái xe.

Thiền định, cũng vậy, là một lĩnh vực; nó cũng giống như các môn khoa học khác; nó cũng giống như những môn năng khiếu khác. Chúng ta phải dành thêm thật nhiều thời gian cho việc thiền định. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể trở thành một vị thầy của thiền định. Chỉ như vậy chúng ta mới thấu hiểu được toàn bộ các khía cạnh, toàn bộ môn khoa học, toàn bộ cấu trúc của sự tỉnh thức con người, của tạo hóa con người. Khi chúng ta làm như vậy, và, chúng ta trở thành những nhà khoa học thiền định.

Tôi cũng là một nhà khoa học thiền định. Tôi đã nhìn thấy những cuộc sống trước kia của tôi thông qua thiền định!

Thái Tử Tất Đạt Đa (Gautama Siddhartha)  không biết được mình là ai cho đến năm ngài 29 tuổi. Sau đó, anh ta bắt đầu cuộc hành trình đi tìm sự thật. Cũng giống như những gì Gandhi nói trong “My Experiments with Truth”, Tất Đạt Đa cũng đã bắt đầu những sự chứng nghiệm của chính mình. Tất Đạt Đa đã gặp rất nhiều người thực hành thiền định tại thời điểm đó. Anh ấy đi gặp tất cả mọi người, anh ấy cố gắng tìm hiểu, cố gắng thấu hiểu được tất cả mọi điều về triết học thiền định. Và sau khi đã thấu hiểu, anh ta loại bỏ những điều không cần thiết đang tồn tại trong triết học thiền định. Anh ta nhận ra những sự thật bằng chính những chứng nghiệm của mình. Và sau 5 năm, thái tử lúc ấy khoảng 35 tuổi, ngài cuối cùng đã có được sự giác ngộ.

Anh ấy đã thấu hiểu … sau những thử thách và sai lầm … sau một quá trình của những chứng nghiệm và buông bỏ… tất cả những điều cơ bản nhất của khoa học thiền định. Anh ấy nhận ra rằng bạn chỉ việc tồn tại cùng hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng, êm dịu của chính mình.

Bạn không cần phải thực hiện bất kỳ bài luyện thở nào giống như 1:4:2 hay 2:6:3 Puraka, Kumbhaka hoặc Rechaka. Puraka là hít vào. Kumbhaka là giữ hơi thở dừng lại trên cánh mũi. Rechaka là thở ra. Anh ta nhận thấy điều này bằng chính sự chứng nghiệm của mình, Kumbhaka thật sự không cần thiết. Chỉ cần Puraka và Rechaka thông thường, chỉ vậy thôi. Anh ấy cũng nhận ra rằng con người không cần bất kỳ câu thần chú hay kinh tụng nào.

Anh ấy đã tụng hàng trăm ngàn câu thần chú của rất nhiều guru khác nhau. Cuối cùng, anh ấy nhận ra rằng cái miệng phải im lặng.

Đức Phật chính bản thân đã nhận ra tất cả những điều này. Vào cuối thời điểm của cuộc thiền định dài ngày, Đức Phật khai mở con mắt thứ ba của mình và thấy được hàng trăm cuộc sống trước đó.

Chúng ta đều biết được câu chuyện của Đức Phật.

Ngay từ khi còn bé chúng ta đã đọc những câu chuyện của Đức Phật. Chúng ta đều thấy tượng của ngài trong đền chùa, tượng của ngài trong nhà. Tuy nhiên, chúng ta lại không bao giờ quan tâm đến việc này trong cuộc đời.

Tại sao chúng ta lại không thể trở thành Phật?

Để trở thành Phật, chúng ta phải làm những gì? Những gì Đức Phật chấp nhận và giải thích, chúng ta nên chấp nhận và thực hành. Những gì ngài loại trừ, chúng ta nên loại trừ trong cuộc sống của mình.

Chỉ có một điều duy nhất quan trọng. Đó chính là hơi thở. Chỉ với sự hiện diện của hơi thở. Không có bất kỳ điều gì không tự nhiên, không có bất kỳ điều gì nhân tạo cần quan tâm. Chỉ đơn giản là hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng, êm dịu. Chỉ theo dõi dòng hơi thở tự nhiên.

Cũng giống như Newton tìm ra định luật hấp dẫn, Đức Phật đã tìm ra Ana-Pana-Sati. Cũng giống như Colombus tìm ra Châu Mỹ, sau khi vượt qua Đại Tây Dương rộng lớn, Đức Phật cũng đã vượt qua vùng đất dài của sự ngu dốt và tìm ra được vùng đất của sự giác ngộ.

Edmund Hillary và Tenzing Norway đã trèo lên đỉnh Himalayan, núi Everst.  Tương tự, Đức Phật cũng đã lên đến đỉnh của sự giác ngộ.

 Thông qua lần thiền định dài ngày, Đức Phật trở thành vị thầy thiền định xuất sắc nhất trong lịch sử trái đất.

Sau Đức Phật, rất dễ dàng cho chúng ta vượt qua những khó khăn trước mắt và leo đến đỉnh núi cao của thiền định và giác ngộ. Chúng ta đi theo dấu chân huyền diệu của ngài.

Chúng ta thấy được dấu chân của Christ. Chúng ta thấy được dấu chân của Krishna, của Veda Vyasa, của Mahavir. Chúng ta thấy rất nhiều dấu chân. Nhưng, chúng ta vẫn cứ mệt mỏi vì sự ấu trĩ của chính mình. Chúng ta vẫn tự tạo ra nhiều vấn đề, bi kịch và sự đau khổ.

Chương 4

Tất cả mọi sự đau khổ, bi kịch và vấn đề đều do chính bản thân tạo ra. Không có bất kỳ điều gì được tao ra từ bên ngoài. Mọi thực tại đêu được tạo ra từ bên trong.

Mọi vấn đề trên trái đất, mọi vấn đề của cá nhân, mọi vấn đề của tập thể, mọi vấn đề của quốc gia, mọi vấn đề của thế giới, mọi vấn đề của cộng đồng, mọi vấn đề của gia đình, mọi vấn đề của cơ thể đều cho chính bản thân mình tạo ra.

Thiền định sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ việc thiếu sự thấu hiểu về khoa học thiền định và thiếu sự nhận thức về căn bản của khoa học tâm linh.

Quy luật vĩ đại đầu tiên của khoa học thiền định nói rằng… “Khi chúng ta tồn tại với hơi thở tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng, êm đềm, bình an.. tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng”

Chúng ta không cần phải tụng niệm gì cả, không có âm thanh nào phát ra từ miệng. Miệng đóng lại.

Khi chúng ta ca tụng những lời tán dương đến những vị Chúa, những Guru, những Vị Thầy, điều đó là một việc hoàn toàn khác. Chúng ta đã làm điều đó rất nhiều lần. Chúng ta chỉ làm theo cảm tính. Chúng ta muốn nói về những vị thầy vĩ đại mà thôi.

Khi ca ngợi Jesus, Đức Phật và Krishna, điều này tuyệt vời, êm dịu. Những nó không phải là khoa học thiền định. Đó là môn khoa học để làm lắng dịu cảm xúc của con người. Điều đó hoàn toàn khác.

Quả dứa hoàn toàn khác quả xoài; quả xoài khác và quả dứa khác. Tương tự, cầu nguyện khác và thiền định cũng hoàn toàn khác. Thiền định không phải là cầu nguyện và cầu nguyện không phải là thiền định.

Chúng ta phải rời xa vùng đất của sự cầu nguyện để đến với vùng đất của thiền định. Có người hỏi rằng “Chúng ta có thể làm một lúc 2 việc được không?”. Làm sao chúng ta có thể như vậy được? Làm sao chúng ta có thể vừa đặt một chân trên nước Mỹ và chân còn lại ở Ấn Độ? Chuyện này thật buồn cười. Chúng ta chỉ có thể ở tại Mỹ hoặc Ấn Độ.

Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang cầu nguyện. Việc này chỉ đơn giản là làm lắng dịu cảm xúc. Cầu nguyện hoàn toàn không liên quan gì đến sự giác ngộ. Nếu chúng ta ở trong thiền định, mọi thứ đang hướng đến sự giác ngộ. Thiền định không phải là làm êm dịu cảm xúc. Thiền định không liên quan đến cảm xúc. Không có cảm xúc trong Thiền định.

Và, rất tiếc, không có sự giác ngộ xảy ra với việc cầu nguyện. Cầu nguyện chỉ giống như đang tắm nước nóng. Cầu nguyện là một cái bồn tắm tốt cho cảm xúc.

Chúng ta ngân nga cầu nguyện “Raghupathi raghava raja ram … Pathita pavana seetha ram”. Đó là cầu nguyện. Chúng ta nhớ về thánh Ram và thần Sita. Đạo Hindu được sinh ra như một nét văn hóa để tưởng nhớ đến thánh Ram, việc lắng nghe những bài kinh về thánh Ram thật êm ái. Trong đạo Hindus, không có âm thanh nào êm ái bằng tiếng “Ram”. Tuy nhiên, với việc tụng niệm tên của thánh Ram, chúng ta không thể có được sự giác ngộ. Và, điều chúng ta cần là sự giác ngộ.

Thánh Ram đã có được sự giác ngộ. Và, chúng ta thì vẫn chưa giác ngộ. Bất kỳ điều gì Ram hoàn thành trong cuộc sống của ông, chúng ta phải làm trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta thực sự là một học trò của ông, chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta là một người ái mộ ông, nếu chúng ta đã khâm phục những thành quả của ông thì chúng ta phải hoàn thành điều gì? Chúng ta hãy thực hành khoa học thiền định.

Chúng ta sẽ trải qua bao nhiều lần sống nữa chỉ để chứng kiến điều vĩ đại của người khác, sự giác ngộ của người khác? Chúng ta sẽ trải qua bao nhiêu lần sống nữa để hát ca và tán dương việc thiền định của người khác? Khi chúng ta ca tụng việc thiền định của người khác thì liệu những vấn đề của chúng ta có được giải quyết hay không? Chỉ có sự thiền định của chính bản thân mới có thể giải quyết được các vấn đề của bản thân. Những lời nguyện cầu làm êm dịu bản thân một cách tạm thời, nhưng các vấn đề của chúng ta là càng chồng chất vì chúng ta không giải quyết chúng kịp thời.

Hãy nhớ rằng cầu nguyện không phải là thiền định; và thiền định không phải là cầu nguyện. Chúng cách xa nhau như cực Bắc và cực Nam địa cầu.

Một vài cuộc sống ở Cực Bắc và một vài cuộc sống ở Cực Nam. Vài cuộc sống với việc cầu nguyện, nhưng cuối cùng, trong những cuộc sống cuối cùng, tất cả chỉ là Thiền định…  Thiền định… Thiền định.

Làm ơn hãy hiểu rằng tất cả những lợi ích của việc cầu nguyện đều có trong những lợi ích của thiền định. Tuy nhiên, những ích lợi của thiền định lại không có trong những ích lợi của cầu nguyện.

Cầu nguyện giống như một văn phòng. Thiền định giống như trung tâm điều khiển. Đi thẳng vào trung tâm điều khiển, đừng đến văn phòng.

Cuộc sống có thể được xảy ra ở một văn phòng hoặc cuộc sống cũng có thể xảy ra tại trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển bao gồm tất cả các văn phòng nhưng không văn phòng nào có thể điều khiển được trung tâm.

Nếu chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa cầu nguyện và thiền định, chúng ta không thể đi vào bên trong thiền định. Nếu chúng ta không nhận thấy sự khác biệt, nếu chúng ta không nhận ra được sự khác nhau rất lơn giữa cầu nguyện và thiền định, chúng ta không thể đi vào bên trong thiền định.

Ý nghĩa của toàn bộ cuộc sống ở bên trong thiền định, không phải ở việc cầu nguyện.

Khoa học thiền định rất đơn giản và rất dễ hiểu! Tồn tại với hơi thở ! Tồn tại với hơn thở ! Không có bất kỳ âm thanh nào ! Giữ miệng im lặng và mắt nhắm lại.

Chúng ta đang ở trong sự vĩ đại của Thiền định. Thiền định là điều bắt buộc mỗi ngày. Nó không dành cho cuộc sống sau cái chết, một nơi sung sướng. Nó cần thiết cho một cuộc sống vĩ đại trước cái chết.

Chúng ta cần hoạt động hiệu quả ngay bây giờ, hôm nay. Để cho ngày hôm nay trở nên vĩ đại, chúng ta cần thiền định cho ngày hôm nay. Chúng ta cần thiền trong ngày hôm nay để trở nên hiệu quả trong cuộc sống hôm nay.

Chúng ta cần thiền hôm nay để trở nên hạnh phúc hôm nay. Chúng ta cần thiền hôm nay để quản lý công việc kinh doanh chính xác. Chúng ta cần thiền hôm nay để tiếp thu kiến thức tốt hơn tại trường học.

Chúng ta cần thiền định ngay hôm nay. Thiền định là nhu cầu của hôm nay cho những hoạt động của hôm nay. Cho những hoạt động của ngày mai, chúng ta sẽ có thiền định vào ngày mai. Chúng ta ăn hôm nay để nuôi dưỡng cơ thể cho hôm nay. Chúng ta ngủ tối nay để thư giãn cho ngày hôm nay.

Mỗi đêm chúng ta phải đi ngủ, đó là điều bắt buộc. Nếu không ăn uống, nếu không ngủ đủ giấc, làm sao chúng ta có thể làm việc hiệu quả? Điều tương tự xảy ra với thiền định.

Thiền định cũng quan trọng như giấc ngủ. Ngủ và thiền cũng khá giống nhau trên một số khía cạnh. Ngủ và thiền … cả 2 đều là những trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể.

Trong quá trình ngủ, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí. Trong thiền định cũng vậy, linh hồn cũng đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí. Với cái chết, một lần nữa, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí … nhưng lần này là mãi mãi.  Khi linh hồn đi ra mãi mãi, cơ thể trở thành một xác chết. Không còn tâm trí trong cơ thể.

Cái chết là trải nghiệm đi ra khỏi cơ thể mãi mãi. Giấc ngủ và thiền định là những trải nghiệm đi ra khỏi cơ thể tạm thời. Trong cái chết, chúng ta hoàn toàn bước ra khỏi cơ thể. Không có sự liên hệ nào giữa chúng ta và cơ thể vật lý.

Khi chúng ta đi ra khỏi cơ thể trong giấc ngủ, vẫn có một sự kết nối sinh lực sống giữa linh hồn và cơ thể – tâm trí đang nằm tên giường. Sự kết nối đó được gọi là sợi dây bạc. Sợi dây bạc là sự kết nối năng lượng giữa cơ thể – tâm trí và linh hồn.

Trong giấc ngủ và thiền định, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí, nhưng vẫn được kết nối thông qua sợi dây bạc. Chúng ta quay trở về vào mỗi sáng sớm, sau giấc ngủ, với cơ thể vật lý sau khi thiền định, chúng ta trở về với hệ thống cơ thể – tâm trí. Nhưng với cái chết, chúng ta không thể trở về.

Cái chết là sự cắt đứt hoàn toàn với sợi dây bạc, linh hồn sẽ rời hệ thống cơ thể – tâm trí mãi mãi. Phần chung nhỏ bé giữa linh hồn và thế giới được gọi là tâm trí. Khi linh hồn rời khỏi cơ thể vật lý, cơ thể trở thành xác chết. Linh hồn là nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể vật lý. Khi nguồn năng lượng kết nội bị cắt đứt, cơ thể trở thành xác chết.

Mỗi ngày chúng ta phải thực hiện rất nhiều công việc. Chúng ta hoàn thành nhiệm vụ với cơ thể vật lý và với tâm trí. Kết quả là chúng ta mất rất nhiều năng lượng.Và chúng ta phải lấy lại nguồn năng lượng đó.

Trong thiền định và trong giấc ngủ, cơ thể trở nên tràn đầy năng lượng. Sự khác biệt rất lớn giữa giấc ngủ và thiền định. Trong thiền định, chúng ta nhận lượng năng lượng lớn nhất.

Chúng ta dành từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày để ngủ, nhưng chúng ta lại không quan tâm đến một điều tuyệt vời nhất được gọi là Thiền định. Các bạn thân mến, đây là thời điểm cho toàn thể nhân loại trái đất dành thật nhiều thời gian cho thiền định… Nếu không nhiều hơn thì ít nhất cũng bằng với giấc ngủ.

Đang có một cuộc Cách mạng Thiền định trên trái đất này! Bây giờ toàn bộ thế giới đã và đang đi vào một vùng photon vĩ đại với mức năng lượng rất cao. Đây là một hiện tượng vũ trụ phi thường của dãy ngân hà.

Hiên tại, thiền định đang lan rộng tới từng gia đinh! Khi bạn nói, “hãy thiền định”… mọi người sẽ lắng nghe.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không có phương pháp thiền nào khác. Không tụng niệm kinh chú. Không cần chú Sufi; không cần chú Jewish; không cần chú Phật Giáo; không cần Om Mani Padme Hum.

Không phải là những câu kinh chú không có tác dụng. Tuy nhiên, cũng giống như việc cầu nguyện không phải là thiền định, kinh chú cũng không phải là thiền định.

Cầu nguyện có nghĩa là hát ca tán dương các guru. Nó làm êm dịu cảm xúc. Kinh chú cũng làm cho thần kinh mạnh mẽ hơn, nhưng nó không mang lại sự giác ngộ. Cầu nguyện là một cuộc sống cho cảm xúc. Kinh chú là một cuộc sống cho thần kinh. Đọc kinh chú giúp cho tâm trí khỏe mạnh, nhưng không đem lại cho chúng ta sự giác ngộ.

Chúng ta phải hiểu rằng cầu nguyện không phải là thiền định và thiền định không phải là cầu nguyện. Tương tự, chúng ta hãy bước một bước tiến lớn và xác nhận rằng kinh chú không phải là thiền định và thiền định không phải là kinh chú. Không cần phải cầu kinh Om Namo Narayana.

“Om Namo Narayana!”, không phải là cầu nguyện mà là kinh chú. “Om Mani Padme Hum!”, không phải là cầu nguyện mà là kinh chú. Những không cần kinh chú. Kinh chú là cực Bắc và thiền định là cực Nam hoặc kinh chú là cực Nam và thiền định là cực Bắc.

Chúng ta không thể đồng thời ở trong kinh chú và cũng đồng thời ở trong thiền định.

Bạn muốn tung kinh chú thì điều này không có gì liên quan đến thiền định. Nếu bạn đang tụng kinh chú, đừng nói rằng “Tôi đang ở trong thiền định”. Hãy chỉ nói rằng “Tôi đang ở trong kinh chú”. Một số người nói rằng “chúng tôi đang thiền định”. Nhưng thực ra, họ đang cầu nguyện hoặc đang tụng một câu kinh chú nào đó.

Chỉ thiền định mới mang lại sự thật. Nó giúp kết nối chúng ta với những người bạn, cha mẹ đã mất ở thế giới bên kia. Chúng ta đều ở thế giới bên kia. Cái chết đem chúng ta đi đến thế giới bên kia, đến với căn phòng tiếp theo. Chúng ta không phải là cơ thể vật lý. Chi khi chúng ta đi vào bên trong thiền định, chúng ta mới hiểu được rằng chúng ta không phải là cơ thể vật lý này.

Thiền định là cái chết mini. Thiền định cho chúng ta hương vị của sự giác ngộ. Giác ngộ là gì? Giác ngộ là cái chết của tâm trí. Không còn tâm trí. Thiền định là cái chết mini của tâm trí. Giác ngộ là cái chết hoàn toàn của tâm trí. Với sự tỉnh thức của Đức Phật, không còn tâm trí ở đó. Phật đã vượt lên khỏi tâm trí một lần và mãi mãi. Với Chúa Jesu, không còn tâm trí của đạo Do Thái. Tâm trí của đạo Hindu đã chết trong Đức Phật. Tâm trí của đạo Do Thái đã chết trong Chúa Jesu.

Sự tỉnh thức của của Krishna, sự tỉnh thức của Đức Phật, sự tỉnh thức của Chúa Jesu, sự tỉnh thức của Lão Tử, sự tỉnh thức của Khổng Tử, sự tỉnh thức Kabir, sự tỉnh thức của Socrate… tất cả đều giống nhau. Không có sự khác biệt nào cả.

Các bạn yêu quý của tôi, quy luật vĩ đại đầu tiên của khoa học thiền định … “Khi chúng ta tồn tại cùng hơi thở, tâm trí sẽ trở nên trống không”.

Khi chúng ta cầu nguyện, tâm trí không thể trống không. Càng cầu kinh Đạo Do Thái, tâm trí đạo Do Thái càng phát triển. Càng cầu kinh đạo Hindu, tâm trí đạo Hindu càng phát triển. Chúng ta phải vượt lên và xóa đi tâm trí của đạo Do Thái và Hindu. Cầu nguyện chỉ làm cho tâm trí mạnh mẽ.

Nếu mục tiêu của bạn là sự giác ngộ, bạn không thể đắm chìm vào việc cầu nguyện. Thỉnh thoảng, trong một vài sự kiện nào đó, để làm êm dịu cảm xúc, bạn có thể thực hành nó. Không vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm sự giác ngộ, bạn phải rời xa việc nguyện cầu. Vùng đất của sự nguyện cầu phải được đóng lại, khóa chặt, các bạn thân mến!

Tương tự, vùng đất của kinh chú cũng phải bị lãng quên. Khi bạn niệm kinh chú, cũng vậy, tâm trí không thể trở nên trống rỗng. Khi chúng ta tồn tại cùng hơi thở, tâm trí trở nên trống rỗng.

Không có hơi thở của đạo Do Thái, không có hơi thở của đạo Phật, không có hơi thở của đạo Hindu, không có hơi thở của người Đức, không có hơi thở của người Nhật. Hơi thở đơn giản chỉ là hơi thở!

Chương 5

Hơi thở không phải là một phần của cơ thể; hơi thở không có tuổi già, tuy nhiên, hơi thở là một sự vật có thể được chứng nghiệm.

Hơi thở là đại sứ của linh hồn tinh khiết trên hành tinh vật lý này.

Để liên hệ với nước Mĩ từ Ấn Độ, bạn phải đến đại sứ quán Mỹ. Để liên hệ với nước Ấn Độ tại Mĩ, bạn phải đến đại sự quán Ấn. Bộ ngoại giao Mỹ hoạt động tại Ấn Độ thông qua đại sự quán. Bạn phải đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để lấy visa hay passport. Nếu không, bạn không thể đến Mĩ được.

Tương tự, các bạn yêu quý, visa hoặc passport của thiền định không có ở miệng. Nó chỉ có ở mũi, đó chính là đại sứ quán, lãnh sự quán của linh hồn. Toàn bộ sự tỉnh thức tinh khiết hoạt động ở bên trong cơ thể vật lý thông qua hơi thở.

Mũi là một kim tự tháp. Kim tự tháp là biểu tượng của sự giác ngộ. Kim tự tháp là biểu tượng hoàn hảo của khoa học tâm linh thời đại mới.

Bên trong mũi là hơi thở. Hơi thở là con đường duy nhất để đến với vùng đất của thiền định; hơi thở là cánh cổng duy nhất để đến với vùng đất của sức khỏe. Hơi thở là cánh cổng duy nhất để đến với vùng đất của tâm trí bình an.

Hãy nói về Veda Vyasa. Ông ấy đã làm biết bao nhiêu điều. Bạn có biết về bản anh hùng ca Mahabharata? Nó là một phần nhỏ những gì về Veda Vyasa … một nhà khoa học thiền định vĩ đại. Thiền định mang lại cho ông ấy một trí tuệ rộng lớn để làm nên kiệt tác Mahabharata.

Hơi thở là cánh cổng tuyệt diệu để khai mở Con Mắt Thứ 3. Con mắt thứ 3 đồng nghĩa với sự cốt lõi của linh hồn.

Mỗi môn khoa học có những thuật ngữ riêng. Khoa học âm nhạc có rất nhiều ragas, shruthis, layas, thalas. Mỗi người Ấn Độ đều biết những điều này. Khoa học máy tính có thuật ngữ riêng của nó. Tương tự, khoa học thiền định cũng có thuật ngữ riêng cho chính mình.

Linh hồn của con người, ở mỗi quốc gia, là giống nhau. Tâm trí của con người ở bất kỳ đâu cũng giống nhau. Vấn đề của con người cũng giống nhau ở mọi nơi. Chúng không hề khác nhau về sex. Chúng không hề khác nhau về văn hóa. Chúng không hề khác nhau về địa lý.

Trái đất và loại người là một. Sự tồn tại của con người là một. Sự tồn tại tự nhiên của con người giống nhau ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi người đều được sinh ra giống nhau, họ cũng tiếp nhận những sự ấu trĩ hoặc sự hiện diện của tâm linh như nhau.

Tất cả mọi dân tộc đều là một và như nhau. Không có sự khác nhau nào cả. Tất cả mọi nhóm người, mọi sắc tộc, mọi chủng tộc, họ đều là một và giống nhau về bản chất. Mỗi quan hệ giữa đàn ông và đàn bà ở mọi nơi đều là một và giống nhau; quá trình sinh sản của là một và giống nhau; quá trình lớn lên cũng là một và giống nhau; quá trình chết đi cũng là một và giống nhau. Tương tự, sự đau khổ và vui sướng cũng là một và giống nhau.

Cơ thể con người, trong khoa học giải phẫu của cơ thể vật lý, trái tim, lá phổi, tuyến tụy, hệ thống xương, tuyến yên, hệ thống cơ bắp, hệ thần kinh, vị trí các cơ quan… tất cả đều là một và giống nhau ở mỗi con người.

Hình dạng bên ngoài của cơ thể vật lý hay các cơ quan bên trong… tất cả đều là một và giống nhau ở mỗi con người mọi lúc, mọi nơi. Địa lý không tạo ra sự khác biệt. Lịch sử, văn hóa cũng vậy. Tương tự, cấu trúc, hệ thống 7 cơ thể của linh hồn, hay bất kỳ thực thể nào, đều là một và giống nhau.

Con người là hệ thống 7 cơ thể. Giải phẫu cơ thể vật lý học là một kiến thức phổ biến. Khi bạn nghiên cứu một xác chết, bạn sẽ hiểu khoa học giải phẫu con người là gì. Để biết và hiểu về cơ thể vật lý… bạn phải giải phẫu một xác chết. Các chức năng sinh lý của cơ thể vật lý là một và giống nhau.

Đau khổ và vui sướng, sự thông thái giác ngộ, tất cả mọi điều của con người, đều là một và giống nhau. Đau khổ vật lý giống nhau và đau khổ cảm xúc cũng giống nhau. Vui sướng vật lý và vui sướng cảm xúc giống nhau ở tất cả mọi nền văn hóa, mọi con người, trai hay gái, được giáo dục hay không được giáo dục, biết chữ hay không biết chữ.

Tương tự, khoa học thiền định cũng như vậy. Làm sao nó có thể khác nhau giữa mọi người? Chỉ có một khoa học thiền định duy nhất của vũ trụ. Quy luật của ánh sáng, quy luật của âm thanh, quy luật của sóng hạt đều là một và giống nhau khắp mọi nơi.

Khoa học thiền định là chung cho tất cả. Nó không thể nào khác. Nó không hề phụ thuộc vào quốc gia nào hoặc nền văn hóa nào hoặc thời đại nào hoặc giới tính nào. Chân lý mà Chúa Jesu khám phá ra cũng giống như chân lý của Đức Phật Thích Ca tìm thấy. Những gì Đức Phật khám pha ra cũng không thể khác với những gì Krishna đã nói. Sự khác nhau không hề tồn tại. Nó chỉ xảy ra với những kẻ ngu dốt, không hiều bất cứ điều gì về khoa học thiền định.

Ngôn ngữ có thể khác nhau. Trang phục có thể khác nhau. Sở thích có thể khác nhau. Nhưng không hề có sự khác nhau về chân lý và cũng không có sự khác nhau ở khoa học thiền định.

Nếu chúng ta không biết rằng chỉ có một bộ môn khoa học thiền định duy nhất, làm sao chúng ta có thể bắt đầu việc thực hành thiền định được? Nếu chúng ta có những kiến thức sai lạc, chúng ta sẽ đi lòng vòng, trong một cái vòng luẩn quẩn ở một nơi nào đó… trong rất nhiều kiếp sống.

Xã hội luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho chính nó. Bố mẹ chúng ta luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho họ. Hàng xóm chúng ta luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho ho. Nếu chúng ta chứ mãi đi theo sự thật của cha mẹ, sự thật của xã hội và sự thật của những người hàng xóm, chúng ta sẽ cứ phải luẩn quẩn trong một vòng tròn và chúng ta sẽ đánh mất cốt lõi và định hướng của cuộc sống.

Krishna đã không đi theo bố mẹ. Bố mẹ của ngải rất bình thường nhưng Krishna thật phi thường. Đức Phật đã không đi theo bố mẹ. Chúa Jesu đã không đi theo bố mẹ. Tại sao chúng ta lạ phải đi theo bố mẹ một cách mù quáng?

Nếu chúng ta là những người có tôn giáo, chúng ta phải nhìn thấy sự thật của linh hồn bằng chính những trải nghiệm của bản thân và đừng sống một cuộc sống máy móc. Chúng ta hãy đừng sống một cách máy móc theo những lời bố mẹ của chúng ta đã nói về xã hội. Chúng ta hãy đừng sống một cách máy móc theo những gì người hàng xóm đã nói với chúng ta. Chúng ta phải hướng đến những chứng nghiệm của chính bản thân. Khoa học thiền định có nghĩa là hoàn thành những công việc bằng chính bản thân mình.  Thực hiện những điều chính bản thân mong muốn.

Vậy, đây chính là lời mời dành cho tất cả những người học về tâm linh trên toàn thế giới. Đây chính là lời mời cho tất cả những ai đang tìm kiếm sự thật tại Ấn Độ và trên toàn thế giới.

Chúng ta hãy khám phá, chứng nghiệm, trải nghiệm và tìm thấy sự thật duy nhất, giống nhau cho tất cả mọi người.

  Nếu chúng ta có một địa chỉ đúng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu. Nếu chúng ta cứ rối rắm bởi một địa chỉ sai, chúng ta sẽ đánh mất mục tiêu một cách đơn giản. Với bất kỳ mục đích nào, chỉ có một địa chỉ duy nhất. Tuy nhiên, có hàng triệu địa chỉ sai.

Có người hỏi rằng “2 + 2 bằng mấy”. Chỉ có một câu trả lời là 4! Hãy nhớ rằng, với mọi phép tính. Không có số vô hạn hay nhiều câu trả lời. Chỉ có một câu trả lời duy nhất.

Đến với khoa học tâm linh hay khoa học thiền định, Đức Phật không thể đưa ra một câu trả lời này và Chúa Jesu lại đưa ra một câu trả lời khác. Điều đó không thể. Cũng giống như 2 + 2 chỉ bằng 4 và chỉ bằng 4 cho dù ở Kaliyuga hay Trethayuga, ở Mỹ hay ở Ấn, cho dù là đàn ông hay đàn bà, sự thật đều là của atma (tâm thức), sự thật đều nói về sự sinh ra hay chết đi và cách thức của cuộc sống, giá trị của hạnh phúc cuộc đời… tất cả chỉ là một. Không bao giờ có thể có 2, 3 hay 4 câu trả lời cho một câu hỏi.

Đức Phật, Chúa Jesu, Thánh Krishna… họ không thể đưa ra những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi về tâm linh hay cuộc sống của chúng ta. Sự thật tâm linh là giống nhau. Sự thật của cuộc sống và sự thật của tôi. Chỉ có một sự thật (chân lý) duy nhất. Thiền định là môn khoa học trải nghiệm vũ trụ của mỗi linh hồn.

Trong tụng niệm kinh chú, tâm trí của chúng ta sẽ sắc bén hơn. Trong câu nguyện, tâm trí không sắc bén hơn, nhưng cảm xúc được lắng dịu. Tuy nhiên, trong thiền định, chúng ta không phải làm bất kỳ điều gì với tâm trí và không làm bất kỳ điều gì với cảm xúc. Thiền định có nghĩa là sống và trải nghiệm linh hồn bằng chính bản thân mình.

Chương 6

Sự thật, chúng ta là những linh hồn. Nhưng chúng ta lại nghĩ rằng bản thân mình là tâm trí này. Vùng bé nhỏ giao giữa linh hồn và thế giới vật chất được gọi là tâm trí.

Chúng ta là mỗi cá nhân khi ở trong cơ thể vật lý, nhưng chúng ta là những linh hồn khi đi ngoài vùng vật lý.

Thiền định là trải nghiệm vượt ra ngoài cơ thể tạm thời; giống như giấc ngủ; giống như sự gây mê cục bộ. Chúng ta không cảm giác được sự đau đớn. Chúng ta có thể thấy lưỡi dao phẫu thuật đang mổ những chúng ta không cảm thấy đau. Khi bạn được gây mê, cơ thể vi tế rời khỏi hệ thống vật lý. Không có sự hiện diện của bàn tay vi tế trong bàn tay vật lý, bàn tay vật lý có thể bị cắt làm nhiều phần nhỏ nhưng linh hồn không thể cảm thấy đau. Gây mê, giấc ngủ, thiền định hay cái chết… Tát cả đều là những trải nghiệm đi ra khỏi cơ thể.

Sự gây mê là một trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể một cách bị động. Khi tác dụng của thuốc gây mê không còn, linh hồn quay trở lại với cơ thể, ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy đau do cuộc phẫu thuật. Mọi thứ thuốc an thần, thuốc giảm đau, không hề giết chết cơn đau. Chúng chỉ đưa linh hồn ra khỏi cơ thể một cách tạm thời nên chúng ta không cảm thấy đau. Khi tác dụng của thuốc không còn, chúng ta quay trở lại với cơn đau gấp nhiều lần.

Khi chúng ta không hướng tâm trí về sự thật, cơ thể sẽ yếu đuối và bệnh tật. Khi chúng ta dùng tâm trí để hướng về sự thật với thiền định, cơ thể trở nên khỏe mạnh hoàn hảo. Tất cả mọi môn khoa học sức khỏe, thật sự, đều là khoa học thiền định. Toàn thế giới bây giờ phải hiểu được rằng mọi điều đều có liên hệ với tâm linh. Tất cả bệnh tật thật ra đều bắt nguồn từ linh hồn, nhưng chúng ta đều chỉ nhìn nhận kết quả trên thể xác.

“Mọi vấn đề thể chất đều xuất phát từ sự lo âu. Mọi lo âu xuất phát từ sự thiếu kiến thức trí tuệ. Sự thiếu kiến thức trí tuệ xuất phát tự sự thiếu vắng của khoa học tâm linh, thiếu vắng khoa học thiền định.”

Khi chúng ta có khoa học tâm linh trong cuộc sống thông qua việc thực hành thiền định đều đặn, trí tuệ của chúng ta sẽ trưởng thành, tâm trí không còn vấn đề, không còn lo âu và cơ thể vật lý sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi bệnh tật.

Hãy nhớ những điều vĩ đại sau đây:

Mọi vấn đề thể chất đều xuất phát từ sự lo âu của tâm trí;

Mọi lo âu của tâm trí đều xuất phát từ một trí tuệ chưa trưởng thành.

Trí tuệ là dùng để hướng đến sự thật. Nếu nó không hướng về sự thật, điều đó gọi là sự chưa trưởng thành. Một trí tuệ luôn tìm kiếm sự thật là một trí tuệ trưởng thành. Một trí tuệ trưởng thành được tạo ra từ thiền định.

Đây là những điều cốt lõi… sức khỏe của cơ thể, bình an của tâm trí, sự trưởng thành của trí tuệ và trải nghiệm của linh hồn. Chỉ với việc thực hành thiền định sẽ làm cho trí tuệ trở nên chính xác; trí tuệ non trẻ trở thành trí tuệ trưởng thành. Trí tuệ lúc trước đã không hướng về sự thật bây giờ bắt đầu hướng về sự thật; và tâm trí sẽ không còn lo âu; không còn sai lạc trong tâm trí; tâm trí trở nên trong sáng mãi mãi và bình an và sẽ không còn stress trong cơ thể vật lý; không còn bệnh tật trong cơ thể vật lý.

Tất cả stress trong cơ thể vật lý, tất cả sự căng thẳng, bồn chồn trong cơ thể vật lý được tạo ra hoàn toàn từ sự thiếu thư giãn của tâm trí, stress trong tâm trí, bồn chồn trong tâm trí, sai lạc trong tâm trí và ấn tượng trong tâm trí. Điều đó gọi là sự căng thẳng thần kinh.

Tất cả mọi nhà khoa học trên thế giới đều không biết sự thật của bệnh căng thẳng thần kinh, đó là trung tâm của mọi trung tâm, những điều này không được can đảm nói ra. Nhưng một số nhà khoa học chân chính đã nhận ra được ý nghĩa của thiền định trong việc mang lại sức khỏe vật lý.

Thiền định là trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên, thôi miên trở về quá khứ hay tương lai là trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể được tác động từ bên ngoài.

Thôi miên trở về quá khứ là một điều tuyệt diệu. Trong thôi miên chúng ta có thể nhìn thấy được những gì có khả năng xảy ra ở tương lai. Thế giới bây giờ có rất nhiều sự thôi miên trở về quá khứ hay đến tương lai. Toàn bộ nền khoa học tâm linh đang có một bước đột phá với phương pháp thôi miên trở về quá khứ hay đến tương lai, khả năng kết nối tần số của vật liệu và sự lưu giữ ký ức của trẻ em.

Thiền định là phần quan trọng nhất, vĩ đại nhất của khoa học tâm linh. Khoa học tâm linh rỗng lớn hơn thiền định. Vậy, chúng ta có 2 điều trong tâm trí: một là khoa học tâm linh hai là khoa học thiền định.

Khoa học tâm linh bao phủ toàn bộ mọi khía cạnh của tâm linh trong khi khoa học thiền định bao phủ phần quan trọng nhất của tâm linh.

Thiền định là thức ăn quan trọng của linh hồn. Mỗi ngày bạn phải chăm bón cho cơ thể, bạn phải chăm bón cho linh hồn, bạn phải chăm bón cho trí tuệ và bạn phải chăm bón cho linh hồn.

Khi bạn lắng nghe âm nhạc, khi bạn sáng tạo công việc, đó là thức ăn cho tâm trí. Tâm trí thường chán nản đối với những hoạt động lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, tâm trí lại trở nên tích cực với những hoạt động sáng tạo.

Tâm trí phấn khởi với những hoạt động sáng tạo; trí tuệ phấn khởi với những kiến thức về sự thật; linh hồn phấn khởi vì những trải nghiệm của sự thật.

Thiền định mang lại cho chúng ta những trải nghiệm của sự thật linh hồn. Thiền định là thức ăn của linh hồn.

Chương 7

Chúng ta nên thiền định mỗi ngày tại nhà. Thông thường, tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng ăn tối với nhau. Tương tự, thiền định nên được thực hành theo nhóm. Điều này gọi là thiền nhóm. Tất cả mọi thành viên trong gia đình nên ngồi cùng nhau vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều, mỗi buổi trưa hoặc mỗi buổi tối. Thời điểm nào cũng tốt. Vì vậy, tìm một nơi hợp lý, một nơi xinh đẹp, một nới thoải mái, một nơi tối làm phòng thiền định.

Chúng ta có phòng học, phòng thư viện, phòng ăn, phòng bếp, phòng vẽ tranh, phòng xem TV…. và chúng ta cũng nên có phòng thiền. Phòng thiền nên thông thoáng, có thể có mùi thơm dễ chịu. Một vài bức ảnh của các vị thầy. Chúng sẽ kích thích bạn siêng năng thiền định. Nhưng nhìn chung, căn phòng nên để trống.

Chúng ta có thể ngồi trên sàn hoặc chúng ta có thể ngồi trên ghế hoặc chúng ta có thể ngồi trên ghế dài hoặc chúng ta có thể ngồi dựa vào tường. Tư thế phải thật thoải mái, mắt nhắm lại, ngón tay đan vào nhau, không nhất thiết phải giữ cho cột sống thẳng. Thật sự, chúng ta không cần phải giữ cho cột sống thẳng đứng.

Patanjali đã nói “Sthira Sukham Asanam”

“Asanam” có nghĩa là tư thế của cơ thể, “Sukham” có nghĩa là thoải mái, “Sthiram” có nghĩa là ổn định. Tư thế chúng ta chọn phải vững chắc và thật sự thoải mái. Tư thế thẳng lưng thật sự không thoải mái, đặc biệt là cho những người không thực hành Hatha Yoga và những người lớn tuổi. Thật sự thì điều này cũng không cần thiết. Hãy thật thoải mái. Bạn cảm thấy như thế nào là tốt nhất thì sẽ tốt nhất cho chính bạn.

“Asanam” là tư thế của cơ thể. Chúng ta có thể ngồi trên thảm, trên sàn, trên ghế, trên giường hoặc bất kỳ đâu. Hãy dựa vào lưng ghế, hoặc thân cây. Bất cứ nơi đâu yên tĩnh, hãy đi vào thiền định. Bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào, bất cứ hoàn cảnh nào cũng được. Không có nơi nào hoặc thời điểm nào đặc biệt thiêng liêng hơn những nơi khác. Không có hoàn cảnh nào tốt hơn những hoàn cảnh khác. Bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ nơi nào và bất kỳ hoàn cảnh nào đều là thời điểm tốt nhất, nơi tốt nhất và hoàn cảnh tốt nhất cho việc thiền định.

Chúng ta nên thiền định trong bao nhiêu phút? Có một quy luật đơn giản. Chúng ta phải ngồi, nhắm mắt, tồn tại với hơi thở bằng với độ tuổi của cơ thể vật lý.

Nếu chúng ta là một chàng trai 10 tuổi, chúng ta phải ngồi trong 10 phút; nếu chúng ta là một cô gái 15 tuổi, chúng ta phải ngồi trong 15 phút; nếu chúng ta 30 tuổi, chúng ta phải thiền trong 30 phút; nếu chúng ta 60 tuổi, chúng ta phải thiền trong 60 phút, tương tự như vậy. Nếu chúng ta phải làm bài thi, chúng ta phải đạt được điểm tối thiểu để vượt qua nếu không, chúng ta không thể lên lớp được. Tương tự, để lên vượt lên những nấc thang của thiền định, chúng ta phải ghi được những điểm số tối thiểu mỗi lần.

Yêu cầu thời gian tối thiểu để làm cho thiền định trở nên thành công hơn một chút, bình an hơn một chút, ý nghĩa hơn một chút mỗi lần. Có một quy luật đơn giản. Hãy nhớ, thời gian ngồi thiền mỗi ngày tương ứng với mỗi năm tuổi.

Giống như một đứa trẻ trở thành người lớn, tâm trí càng lúc sẽ càng hỗn độn hơn. Tâm trí của trẻ em ít hỗn độn hơn; tâm trí của người lớn thường cực kỳ hỗn độn. Vì vậy, trẻ em cần ít thời gian hơn để làm êm dịu tâm trí. Tuy nhiên, đối với người lớn, để rừng rậm trở thành một khu vườn, sẽ tồn nhiều thời gian hơn. Tâm trí rừng rậm phải trở thành một tâm trí vườn cây.

Hãy dành thời gian của chính bản thân để thiền định. Thật sự, chúng ta phải thiền thật nhiều, thật nhiều, thật nhiều. Chúng ta có rất nhiều thời gian trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nếu chúng ta chịu dừng những cuộc nói chuyện vô bổ, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thời gian cho việc thiền định mỗi ngày. Nữa tiếng thiền tương đương với 6 tiếng ngủ tùy thuộc vào thâm niên của người thực hành. Vì vậy, trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nếu chúng ta sáng suốt, chúng ta có thể có rất nhiều thời gian để thực hành thiền định.

Thiền định là điều quan trọng nhất. Đó là thức ăn của linh hồn. Người vợ là một linh hồn; người chồng là một linh hồn; trẻ em là những linh hồn. Hãy nuôi dưỡng linh hồn của những người vợ, nuôi dưỡng linh hồn của những người chồng, nuôi dưỡng linh hồn của những đứa trẻ. Mỗi ngày, các thành viên trong gia đình phải thực hành thiền nhóm. Ở văn phòng công ty cũng vậy, tất cả mọi nhân viên và giám đốc cũng nên thiền định. Nên có một phòng riêng cho thiền định, ở tất cả các văn phòng, tất cả các trường học.

Tất cả mọi thành viên của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngôi trường, mỗi học viện hãy cùng nhau tận hưởng thiền nhóm, nủa tiếng, 20 phút, 10 phút. Đó là điều bắt buộc. Thời gian tối thiểu cho các học sinh là khoảng 5 phút. Cho các sinh viên là khoảng 10 phút. Điều này ngay lập tức tăng sự hiệu quả của tất cả thành viên trong gia đình, tất cả thành viên trong học viên, tất cả thành viên trong trường học và tất cả thành viên trong doanh nghiệp công ty.

Thiền là điều tuyệt đối phải làm. Nó làm lắng dịu tâm trí; làm mới mẻ tâm trí; tăng năng lượng cho cơ thể vật lý; làm sắc bén trí tuệ và mang lại thức ăn cho linh hồn.

Thiền định là sống bằng chính linh hồn tự nhiên của mình.

Thiền định là cách để có được trí tuệ trưởng thành. Thông qua trí tuệ trưởng thành sẽ tạo ra tâm trí bình an. Thông qua tâm trí bình an sẽ tạo ra sức khỏe vật lý. Mọi vấn đề thể chất đều xuất phát từ sự lo âu của tâm trí. Mọi lo âu xuất phát từ sự non nớt trí tuệ. Sự non nớt trí tuệ xuất phát tự sự thiếu hụt những trải nghiệm tâm linh, thiếu thiền định, thiếu sự thông thái của linh hồn.

Tâm trí là một ông chủ. Cơ thể vật lý là một đệ tử, một bản sao. Toàn bộ cơ thể vật lý là một bản sao tự nhiên của tâm trí. Toàn bộ mọi thứ đều là tâm linh – thể xác. Cuộc sống của chúng ta là tâm linh. Nếu chúng ta quan tâm đến tâm linh có nghĩa là chúng ta đã quan tâm đến thể xác.

Tâm linh – thể xác, nói một cách đơn giản, thể hiện hệ thống xương sống và bắp thịt của khoa học tâm linh.

Vậy, chúng ta đang ở trong sự vĩ đại của khoa học thiền định. Chúng ta phải lắng nghe những điều này thật nhiều lần. Và, bên cạnh đó, chúng ta phải thực hành thiền định nhiều hơn nữa. Điều quan trọng nữa là chúng ta phải lắng nghe những trải nghiệm thiền định của người khác. Giống như một nhạc sĩ thường lắng nghe rất nhiều bản nhạc của những người khác, một người thực hành thiền cũng nên lắng nghe nhiều những trải nghiệm của người khác.

Thiền định, đọc sách về thiền định, lắng nghe trải nghiệm của người khác… tất cả 3 điều vĩ đại trên là niềm vui của khoa học tâm linh.

Trong tiếng Phạn, chúng ta gọi chúng là Dhyana, Swadhyaya và Sajjana Sangatha. Dhyana có nghĩa là thực hành thiền định; swadhyaya có nghĩa là đọc sách, tài liệu về những trải nghiệm của những người thực hành thiền khác; sajjana sangathya có nghĩa là lắng nghe, trực tiếp, những trải nghiệm giác ngộ của người khác.

Lời chào và lời mới của tôi gửi đến tất cả những học sinh của khoa học thiền định. Trở thành một học sinh của khoa học thiền định… là điều bắt buộc cho mỗi người và tất cả mọi người. Hãy làm cho cả thế giới toàn bộ đều là những người thực hành thiền định! Đều là những vị thầy! Đều là những vị Phật!

Thiền Anapanasati

Từ Ananpanasati” trong tiếng Phạn có nghĩa là chuyển toàn bộ sự chú ý và ý thức vào quá trình thở tự nhiên, bình thường của mình.

“ana” nghĩa là “hít vào”

“apana” nghĩa là “thở ra”

“sati” nghĩa là “hòa nhập cùng hơi thở”

Trong “Anapanasati”, tâm trí luôn ý thức vào hơi thở tự nhiên, bình thường. Bạn chỉ việc thoải mái, chủ động quan sát hơi thở của bạn.

Không cần tụng niệm câu chú nào, không cần nghĩ đến vị thần linh nào, không cần thực hành “hatha yogic pranayama” v.v.

Có thể ngồi bất cứ tư thế nào sao cho thoải mái – càng thoải mái, dễ chịu càng tốt. Các ngón tay nên đan vào nhau. Hãy nhắm mắt lại.

Hãy dừng những suy nghĩ lung tung trong tâm trí. Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào tự nhiên đến hãy để nó tự nhiên đi.

“Khi ta dõi theo năng lượng hơi thở, tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng. Khi đó, một nguồn năng lượng Vũ trụ to lớn sẽ tràn vào cơ thể. Dần dần con mắt thứ ba vốn vẫn đang ngủ im sẽ được khai mở. Và dần dần ta sẽ trải nghiệm được nhận thức Vũ trụ.”

Sức khỏe tâm linh chỉ có được thông qua Thiền Anapanasati

“Hòa vào hơi thở tự nhiên”

Hít vào tự nhiên, nhẹ nhàng… thở ra tự nhiên, nhẹ nhàng

Hãy để hơi thở của bạn là một nhịp điệu bình yên

Hơi thở của bạn là một nhịp điệu bình yên… hãy dõi theo hơi thở của bạn

Hãy bình yên trong tâm trí

Hãy dùng tâm trí để dõi theo hơi thở vào… ra… vào… ra… chỉ có vậy thôi

Hãy giữ yên cơ thể

Hãy hòa vào năng lượng hơi thở… hãy để năng lượng hơi thở gột rửa bạn

Thiền Anapanasati… đơn giản… dễ dàng…

Hãy thực hành thiền đều đặn… mỗi ngày

Thiền định dành cho

Bất cứ ai… bất cứ độ tuổi nào…

Bất cứ lúc nào… bất cứ nơi nào…

Thời gian tập thiền ít nhất tương ứng với độ tuổi

Ví dụ: nếu bạn 20 tuổi, hãy thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày, nếu bạn 40 tuổi, hãy thiền ít nhất 40 phút mỗi ngày v.v.

Phần 2

Hãy là Một Vị Thầy

Chương 1

“Chỉ khi thông qua việc Thiền định, chỉ khi thông qua việc Giác Ngộ, chỉ khi thông qua việc lắng nghe những Trải Nghiệm Cuộc Sống của người khác, chúng ta mới thấu hiểu được sự Vĩ Đại Của Bản Thân, sự To Lớn Của Bản Thân và Sự Kết Nối Với Toàn Thể Vũ Trụ Của Chính Bản Thân Mình. Đó là lúc bạn trở thành Một Vị Thầy.”

Chúng ta đều được sinh ra dưới hình dạng con người: bình thường, những con người thông thường. Nhưng, làm thế nào để chúng ta có thể phát triển thành một con người hoàn hảo? Hoàn hảo về tất cả… vật lý, tinh thần, cảm xúc, trí tuệ… để hoàn thành tất cả những mong muốn và mục đích của chúng ta? Một cách ngắn gọn, làm thế nào để đạt được sự thành công viên mãn tại thế giới này, trong xã hội này?

Điều thường thấy khi rất nhiều người có một cuộc sống buồn chán. Họ không hề hạnh phúc với những gì đạt được. Mong muốn và mục đích của họ không được hoàn thành. Nhiều người còn đánh mất cả hy vọng. Một số trường hợp cố ý rời bỏ cuộc sống, một số tiếp tục sống một cách nhàm chán và còn mong muốn cho cái chết đến nhanh hơn.

Rất nhiều người đang sống trong một cuộc sống mà không biết ý nghĩa thực sự của cuộc sống này là gì. Phần lớn chúng ta đều yếu đuối, không khỏe mạnh, tràn đầy những suy nghĩ lo âu, nặng nề cùng với những mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Tất cả những công nghệ trên thế giới không thể làm cho con người trở nên hạnh phúc. Tại sao tất cả những chuyện này lại xảy ra? Đó là vì con người không hề tìm hiểu về chính bản thân mình.

Chúng ta đang sống nhưng chỉ hướng về những điều nào đó không phải chính bản thân mình. Tuy nhiên, nhiệm vụ duy nhất của chúng ta là thấu hiểu chính bản thân và tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây:

. Chúng ta là ai?

. Chúng ta đến từ đâu?

. Sự sinh là gì?

. Cái chết là gì?

. Cuộc sống là gì?

. Nguồn gốc thực sự của đau khổ là gì?

. Làm cách nào để hoàn toàn vượt qua mọi đau khổ trong cuộc sống con người?

. Có phải chúng ta tự chuốc lấy sự đau khổ, hay do Đấng Tạo Hóa (God) giáng sự đau khổ xuống chúng ta, chúng ta không có quyền tự quyết định điều gì hay sao?

Đây là những câu hỏi cơ bản mà tất cả mọi người, mọi người đàn ông, mọi người phụ nữ, mọi trẻ em phải luôn luôn nghĩ đến. Và sau đó, với những câu hỏi chính xác về bản thân, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời. Nếu không tự hỏi bản thân bằng những câu hỏi chính xác, làm sao chúng ta có thể khám phá được những câu trả lời thích đáng? Nếu không nhìn thẳng vào Mặt Trời, làm sao chúng ta có thể thấy được Mặt Trời? Nếu không trèo lên cái cây, làm sao chúng ta có thể ngồi ở trên cây và tận hưởng khung cảnh từ trên cao nhìn xuống.

Và, nếu một người không đi tìm chân lý về sự tồn tại của con người, những sự thật chi phối sự tồn tại của loài người, những mối quan hệ giữa người vời người hoặc những sự kiện tạo nên cuộc đời của con người, người đó sẽ sống một cuộc sống vô nghĩa. Người đó vẫn sẽ phát triển lên, nhưng không biết sự phát triển là gì. Người đó sẽ đi vào vòng luân hồi, cuộc sống gia đình mà không biết ý nghĩa ý nghĩa thực sự của sự luân hồi hay đời sống gia đình là gì. Người đó sẽ chết mà không hiểu được cái chết là gì. Người đó sẽ đợi chờ cái chết mà không hiểu được điều này là gì? Người đó sẽ mắc phải những sai lầm này đến sai lầm khác trong cuộc sống mà không biết nguyên nhân là gì.

Người đó sẽ không có được sức khỏe tốt mà không biết tại sao mình lại không có được sức khỏe tốt. Người đó sẽ đến gặp những bác sĩ, đến những bệnh viện, thân thuộc với bệnh xá, trải qua những ca phẫu thuật mà không hiểu tại sao những điều này lại xảy ra với mình. Người đó đến những ngôi đền mà không biết tại sao mình lại phải đến những ngồi đền này. Người đó quỳ lạy những Vị Thầy Tâm Linh (Guru) mà không hiểu tại sao mình lại làm như vậy? Đây là những điều thường xảy ra cho nhưng người thông thường, những người không bao giờ đặt ra những câu hỏi căn bản đó.

Nếu ai đó tốt nghiệp đại học, chúng ta liền muốn tốt nghiệp thạc sỹ! Nếu ai đó xây một căn nhà, chúng ta lại muốn xây được hai căn nhà! Chuyện gì đang xảy ra! Chúng ta không làm những gì chúng ta muốn. Chỉ vì người khác đã làm một điều gì đó và chúng ta muốn làm giống như họ, làm hơn họ hoặc gấp đôi họ mà thôi!

Một người thường, thông thường sẽ đến với ngôi đền thần Rama một cách mù quáng. Người đó không hề suy ngẫm về việc thần Rama đã đạt được những gì cho chính bản thân ông ấy hoặc ngài đã trở thành một vị Phật (God) như thế nào. Tương tự, khi người đó đến thăm đền của Krishna, người đó cũng không quan tâm đến những gì Krishna thực sự giảng dạy! Người ấy không hề quan tâm đến những gì đã xảy ra trong cuộc đời của Krishna. Một sự hổ thẹn!

Khi người đó đến nhà thờ, người đó chỉ biết đưa ra những lời cầu nguyện… mà không bao giờ suy nghĩ, dù chỉ một giây, về Jesus Christ, cuộc sống của chúa Jesus như thế nào và những gì Jesus muốn chúng ta làm.

Khi chúng ta đến những ngôi chùa Phật Giáo, chúng ta có thật sự quan tâm đến những gì Phật Thích Ca đã dạy? Con người hiện đại, rất nhiều người như vậy!

Trước kia, tôi cũng đã trải qua những việc như vậy trong đời. Tôi cũng đã từng đến nhà thờ mà chẳng hiểu gì về Chúa Jesus. Tôi cũng đã từng đến những ngôi đền mà chẳng hiểu điều gì cả, bởi vì tôi cũng đã từng là một anh chàng thông thường cho đến năm 1976.

Chương 2

Năm 1976 chứng kiến sự thay đổi lớn trong cuộc đời tôi. Lần đầu tiên, tôi gặp được một vị thầy (a Master) – một người bạn và cũng là một người đồng nghiệp làm trong công ty của chị gái tôi (về phân bón – Coramandel Fertilizers). Tên ông ấy là Ramachenna Reddy. Anh ấy đã có những trải nghiệm thiền định, thường kể với tôi về những lần anh ấy đi ra khỏi cơ thể vật lý như thế nào, anh đã nhìn thấy những luân xa (Chakras) như thế nào, anh ấy đã từng gặp những vị thầy Vi Thế (Astral Master) và nói chuyện với họ như thế nào. Lần đầu tiên, những điều này mở ra một chân trời mới cho tôi.

Bây giờ, lần đầu tiên, tôi đã gặp được những điều thật tuyệt vời. Không lâu sau khi nghe được những chia sẻ về trải nghiệm từ người bạn của mình, cuộc sống của tôi đã hướng về những điều như vậy. Tất cả những mục tiêu trước kia của tôi đều biến mất. Chúng đã không còn ý nghĩa trước những chủ đề mới, Sự Thấu Hiểu về Kiến Thức Tâm Linh, về Sự Thông Thái Tâm Linh, về Sự Giác Ngộ, về Thiền Định, về Những Thế Giới Khác, về Sự Luân Hồi, về Quy Luật Nhân Quả hoặc về những mệnh đề, “Chúng ta tạo ra sự thật cho chính chúng ta”, “Không có điều gì là không công bằng”, “Đấng Tạo Hóa là không tách rời”.

Từ năm 1976 đến 1979, tôi đã trải nghiệm được tất cả những sự kiện tâm linh này. Ôi, chúng tạo nên một tấm vải tuyệt đẹp! Từ những sợi vải nhỏ, một chiếc khăn choàng Kashmiri  tuyệt vời đã được tạo thành, và đến năm 1979 tôi đã mang chiếc khăn choàng này trên vai và bắt đầu cuộc sống của mình như Một Vị Thầy.

Tất cả mọi người hãy mang chiếc khăn choàng của Một Vị Thầy được tạo ra từ những kiến thức tâm linh và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày! Tất cả mọi người phải trở thành một vị thầy! Đó là lý do chúng ta được sinh ra trên trái đất này! Chúng ta không ở đây để yếu đuối như những kẻ khờ dại, không ở đây để đau khổ, muộn phiền! Đó không phải là mục đích cuộc sống của con người!

Mục đích của tất cả mọi con người được sinh ra trên trái đất… là để mang đến cho chính bản thân mình sự Tận Hưởng, Vui Chơi và Giác Ngộ nhiều nhất có thể. Tất cả mọi người phải có được sự Tận Hưởng Vô Tận và Giác Ngộ Hoàn Hảo. Không có bất kỳ ai phải đau khổ vì bất cứ điều gì!

Sri Krishna đã nói một câu nói bất hủ:

“Api Chedasi, Paapebhya sarvebhyaha papakruthamaha – Sarvam Jnanaplavenaiva vrujinam santarishyasi”

Có nghĩa là, ngay cả khi bạn có nhiều tội lỗi hơn cả những người có nhiều tội lỗi nhất, tất cả cũng có thể được rửa sạch bằng những kiến thức tâm linh. Đó chính là tình huống của tất cả mọi sự vật.

Vậy, dù bạn là một kỹ sư, một nhà lập pháp, một người kinh doanh, một giáo viên, một học sinh, một thư ký, một tài xế hay một bà nội trợ, bạn chỉ có thể hạnh phúc với tình huống riêng của chính bạn khi bạn là một vị thầy tâm linh.

Chúa Jesu là Một Vị Thầy của rất nhiều Vị Thầy! Đức Phật, Mohammed, Ramana Maharshi, Vivekananda, Leadbeater and Annie Besant cũng vậy. Guru Nanak, Raghavendra Swami, Kabir, Veerabrahmendra Swamy, Vemana… tất cả đều là những Vị Thầy Lớn. Và một thông điệp duy nhất của họ gửi đến với toàn thể nhân loại đó là”

“Hãy là Một Vị Thầy”

Đó chính là câu chuyện của họ! Không có câu chuyện nào khác! Không có Vị Thầy nào kể những câu chuyện khác câu chuyện đó!

Mục đích của tôi là nhắc nhở và đánh thức mọi người… về những suy nghĩ của Một Vị Thầy, về việc chọn lựa mục tiêu để Trở Thành Một Vị Thầy.

Một người không thể trở thành Một Vị Thầy cho đến khi thực sự có mong muốn để trở thành Một Vị Thầy. Đây là bước đầu tiên. Chúng ta không thể bắt đầu tập nhạc nếu chúng ta không hướng đến âm nhạc. Điều này thật đơn giản. Việc trở thành Một Vị Thầy sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta bắt đầu sớm, đừng trễ quá trong cuộc sống. Càng lớn tuổi, sẽ càng khó khăn hơn trong việc ngồi lâu và làm chủ tâm trí, và việc thực hành để trở thành Một Vị Thầy. Khi còn trẻ, đầu gối vẫn dẻo dai và tâm trí vẫn còn trong sáng. Vì vậy, ngay khi một con người lắng nghe được những điều này, anh ấy hoặc chị ấy nên bắt đầu thực hành để trở thành Một Vị Thầy.

Khi được sinh ra, chúng ta có những cuộc sống được thiết kế khác nhau. Một số người, họ thiết kế để chỉ bắt đầu Thiền Định khi 60 tuổi. Họ xem điều này là một thách thức và đạt được nó. Một vài người được sinh ra ở vùng nông thôn không được học hành nhiều nhưng nếu họ được thiết kế theo một kế hoạch để lắng nghe những điều này và có thể thay đổi chỉ trong một đêm! Yogi Mummidivaram Bala được sinh ra ở vùng nông thôn. Nhưng khi ông ấy xem một bộ phim về Pothana, ông đã ngay lập tức trở thành Một Vị Thầy! Một vài người khác đã lắng nghe về việc Trở Thành Một Vị Thầy từ lúc còn bé và đạt được điều này. Một ví dụ là Prahlada. Khi ông nghe được những lời nói của Narada, ông ấy đã trở thành Một Vị Thầy.

Mỗi người chúng ta đều đã lên một bản kế hoạch cho bản thân trước khi được sinh ra, nhưng rất ít người trong chúng ta sống để hoàn thành tất cả những thiết kế này. Chúng ta yếu đuối, chúng ta bỏ quên và chúng ta do dự để thực hiện, mặc dù chúng ta luôn lắng nghe những thông tin về việc”Hãy là Một Vị Thầy” hết lần này đến lần khác. Chúng ta không làm theo hoặc chúng ta ngụy biện với bản thân rằng “đây là không là điều dành cho chúng ta khi còn trẻ, hoặc hoàn cảnh của tôi không cho phép… những suy nghĩ tương tự như vậy”. Tuy nhiên, tôi muốn tất cả những ai đã nhận được thông điệp về “Một Vị Thầy” lần đầu tiên, hãy ngay lập tức thấu hiểu những điều cốt lõi và áp dụng cho chính mình. Bắt đầu từ đó, tất cả mọi khoảnh khắc đều để thắp sáng tính thần thánh trong chính bạn.

Tất cả chúng ta đều có thể trở thành giống như Chúa Jesu! Tất cả chúng ta đều có thể trở thành giống như Mohammed! Mỗi chúng ta đều có thể trở thành một Zoraster hoặc một Đức Phật hoặc một Socrates hoặc Ramana Maharshi! Bằng cách nào? Đơn giản… CHÚNG TA PHẢI THIỀN ĐỊNH! Chúng ta phải làm cho tâm trí lắng dịu!

Chương 3

Thiền định là gì? Nó đơn giản là làm cho tâm trí bình an và khai mở những giác quan bên trong, khám phá những Sự Thật Vĩ Đại của chính chúng ta. Sự Thật – có 2 khía cạnh “Sự Thật Bé Nhỏ Đã Biết” và “Sự Thật Vĩ Đại Chưa Biết”. “Sự Thật Bé Nhỏ Đã Biết” giống như đầu cây kim và “Sự Thật Vĩ Đại Chưa Biết” giống như một Quả Núi. Đó chính là chúng ta! Chúng ta tự lừa dối bản thân với những gì đã nhìn thấy và chúng ta chỉ dừng lại ở sự ấu trĩ, chúng ta nghĩ rằng chúng ta rất nhỏ bé, ngu dốt, không làm được điều gì, chỉ có tiềm năng giới hạn. Nhưng thật ra, chúng ta là một Quả Núi! Những Sự Thật Vĩ Đại bên trong chúng ta to lớn như một Quả Núi!

Điều này được nhận ra khi chúng ta chúng ta trở thành một người thực hành Thiền định. Chúng ta phải trở thành Ông Chủ của tâm trí chúng ta – với khả năng làm tĩnh lặng tâm trí bất cứ khi nào chúng ta muốn. Trong sự tĩnh lặng của tâm trí, những Giác Quan Bên Trong sẽ được khai mở và những Giác Quan Bên Trong này sẽ thắp sáng toàn bộ những Sự Thật Vĩ Đại Bên Trong chúng ta, Sự Thật Của Toàn Thể Vũ Trụ Ẩn Chứa. Sau đó, chúng ta sẽ thấu hiểu được cấu trúc vĩ đại của Vũ Trụ và sự vĩ đại của chính Bản Thân. Và, cái tôi cá nhân sẽ mất đi.

 Chỉ khi thông qua việc Thiền định, chỉ khi thông qua việc Giác Ngộ, chỉ khi thông qua việc lắng nghe những Trải Nghiệm Cuộc Sống của người khác, chúng ta mới thấu hiểu được sự Vĩ Đại Của Bản Thân, sự To Lớn Của Bản Thân và Sự Kết Nối Với Toàn Thể Vũ Trụ Của Chính Bản Thân Mình. Đó là lúc bạn trở thành Một Vị Thầy!

Một khi chúng ta thấu hiểu về Bản Thể Vũ Trụ, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta là tất cả mọi người và mọi người cũng chính là bản thân chúng ta! Không có bất kỳ sự tách rời nào cả! Không có cái khác! Chúng ta tồn tại ở mọi nơi, mọi vật và mọi con người!

Và chúng ta sẽ bắt đầu thấu hiểu những gì đã trải qua! Và bắt đầu khỏe mạnh, sống lâu hơn và có thể không bao giờ chết! Chúng ta phải nhận ra Bản Thể Vũ Trụ của chúng ta! Đó chính là điều cốt lõi nhất trong việc trở thành Một Vị Thầy.

Để được như vậy, chúng ta hãy dành 1 tiếng đồng hồ để Thiền định, 1 tiếng đồng hồ để đọc những quyển sách đúng và 1 tiếng đồng hồ bên cạnh những người bạn cùng thực hành Thiền, những người cùng tìm kiếm sự thật và những Vị Thầy đi cùng bạn. Đó là một quá trình liên tục tiếp diễn. Quá trình để trở thành Một Vị Thầy có sự bắt đầu nhưng sẽ không bao giờ kết thúc!

Chúng ta không bao giờ phải là “tín đồ” của bất kỳ ai! Chúng ta không bao giờ phải là “đệ tử” của bất kỳ người nào! Chúng ta chỉ nên hướng đến việc làm chủ chính bản thân. Đó chính là mục tiêu. Thế giới bây giờ toàn là những “tín đồ” và “đệ tử”. Tuy nghiên, tôi muốn “tín đồ” và “đệ tử” biến mất khỏi trái đất này! Tôi muốn tất cả mọi người thực hành để trở thành Một Vị Thầy!

Làm cách nào để trở thành Một Vị Thầy? Bên cạnh việc thực hành Thiền định, bên cạnh việc đọc những cuốn sách đúng, bên cạnh việc chia sẻ, chúng ta phải làm thêm nhiều việc khác nữa.

Những người xác định mục đích của mình là “Một Vị Thầy” phải dừng nói những điều không cần thiết!… Phải dừng lắng nghe những người không cần thiết!… Phải dừng đọc những tờ báo không cần thiết!… Phải dừng xem những chương trình TV không cần thiết!… Người đó chỉ nên nói khi thật sự cần thiết. Chỉ khi thực sự cần thiết, người đó mới lắng nghe người khác. Tương tự, người đó phải dừng những suy nghĩ không cần thiết!

Những điều này rất rất quan trọng… và nếu chúng ta không trở nên tỉnh thức với những khái niệm này và áp dụng chúng một cách hoàn hảo… thì rất khó để trở thành Một Vị Thầy. Nếu chúng ta thực hành tỉnh thức với những khái niệm này, rất dễ để trờ thành Một Vị Thầy. Việc trở thành Một Vị Thầy sẽ rất dễ dàng đối với những ai thực sự nghiêm túc và rất khó với những ai chỉ hời hợt, học đòi. Vậy, với việc thực hành liên tục và tỉnh thức với mục tiêu, mọi thứ sẽ xảy ra.

Chương 4

Thiền định rất đơn giản! Thiền Anapanasati có nghĩa là ngồi thật thoải mái, đan tay, nhắm mắt lại và quan sát hơi thở tự nhiên. Không tụng niệm, thần chú, không có bất kỳ hình ảnh của vị thánh, thần, Guru nào cả!

Dần dần, các suy nghĩ sẽ lắng xuống, chúng ta sẽ đi vào trạng thái không còn suy nghĩ. Các trải nghiệm Thiền định sẽ bắt đầu… chúng ta sẽ thấy những tia sáng, màu sắc, rừng cây, những cảnh tượng tươi đẹp, núi non, dòng sông và những Vị Thầy. Từ từ, chúng ta sẽ nói chuyện với họ. Khi chúng ta trò chuyện với những Vị Thầy Vi Tế trong Thiền định, chúng ta trở thành Một Vị Thầy! Tuy nhiên, tất cả những việc này đòi hỏi nhiều thời gian. Chắc chắn vậy!

 ***

Chúng ta nên ăn vừa phải và ngủ vừa phải… vừa đủ với nhu cầu của cơ thể! Chúng ta phải đi theo con đường trung đạo! Chúng ta chỉ cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu và tránh những mong muốn không cần thiết! Chỉ như vậy, chúng ta mới có được đầy đủ thời gian và năng lượng dành cho việc trở thành Một Vị Thầy.

***

Phong Trào Thiền Định Kim Tự Tháp đã giúp rất nhiều người trở thành những Vị Thầy! Những người mới luôn được hỗ trợ tận tình từ các Vị Thầy này! Người mới luôn được ưu tiên để nhận được những chia sẻ kinh nghiệm từ các Vị Thầy! Do đó, chúng ta phải lắng nghe những Trải Nghiệm Thiền Định, phải mở cửa tâm trí và trong những lần đầu tiên lắng nghe, chúng ta không nên “tin” và cũng không nên “không tin”. Chúng ta nên tiếp tục thử nghiệm của mình, thu thập thật nhiều thông tin của cá nhân cũng như tập thể. Rất nhanh, một sự thông thái cơ bản sẽ xuất hiện trong chúng ta, một nền tảng xuất hiện bên trong chúng ta. Và, chúng ta trở thành những Vị Thầy! Do đó, việc giao lưu với những người bạn cùng tìm kiếm sự thật, những Vị Thầy đồng hành và những Vị Thầy nhiều kinh nghiệm đi cùng là điều rất, rất quan trọng.

***

Adi Shankaracharya đã nói trong Bhajagovindam:

“Trijagathi Sajana Sangatireka – Bhavathi Bhavarnava Tarane Nauka”

Có nghĩa là, trong 3 thế giới…, Vật Lý, Vi Tế và Nhân Quả, Sajjana Sangatya sẽ mang mọi người từ đau khổ đến hạnh phúc.

Chúng ta đều biết về những lời cầu nguyện trong tiếng Hindu:

“ Asatoma Sadgamaya!

Tamasoma Jyothirgamaya!!

Mrithyorma Amrithangamaya!!!”

Nó nói rằng, “Từ Phi Sự Thật, ôi – Những Vị Thầy, sẽ dẫn chúng ta đến với Sự Thật. Dẫn chúng ta từ bóng tối ra ánh sáng, từ không bất tử đến với bất tử”.

Có nghĩa là: “Ôi, những người giúp đỡ! Những người đã thấu hiểu! Xin hãy giúp chúng tôi!”

Và những Vị Thầy đã trả lời như sau:

“Uddharedatma naatmaanaam, aatmaanamavasaadayeth! Aatmaivahyatmano bandhuratmaiva ripuraatmanaha!”… thông qua những lời của Krishna.

Những Vị Thầy nói rằng “Bạn phải nâng bản thân lên bằng chính bản thân mình. Bạn phải cẩn thận để không bị vấp ngã. Bạn sẽ, bằng chính hi vọng của bạn, bằng chính nỗ lực của bạn, trở thành Một Vị Thầy”. Bạn chính là người bạn duy nhất của bạn. Bạn chính là kẻ thù duy nhất của bạn.”

Làm cách nào để có thể nâng bản thân chúng ta lên bằng chính nỗ lực của chúng ta? Tất cả sẽ xảy ra thông qua thực hành Thiền định; Nó trở thành có thể nếu chúng ta đọc những cuốn sách đúng; và nó trở thành có thể thông qua việc luôn luôn sajjana sangatya. Tất cả những việc này là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Vậy, đi từ Phi Sự Thật đến Sự Thật, từ Bóng Tối ra Ánh Sáng, từ Không Bất Tử tới Bất Tử là trách nhiệm của chính chúng ta. Người khác không bao giờ giúp được! Để đạt được, một người phải ngồi xuống với đôi mắt nhắm lại và quan sát hơi thở của chính mình. Và người đó sẽ hiểu rằng mình phải làm chủ được tâm trí bằng chính bản thân mình. Người khác thật sự không thể giúp được. Tất cả đều là sự nỗ lực và trách nhiệm của chính bản thân mỗi cá nhân!

Khi một tín đồ nhận ra điều này, người đó sẽ trở thành Sadhaka. Vị Thầy sẽ tạo ra một sự tác động với người tìm kiếm để cho người đó có thể quay vào bên trong bản thân, không phải bên ngoài. Vị Thầy giúp người tìm kiếm nhận ra rằng người ấy tạo ra sự thật cho chính mình. Jesus Christ nói rằng “Hãy tìm kiếm Vương Quốc của Chúa! Và, tất cả mọi điều khác sẽ đến với bạn!”.

Tất cả đều ở bên trong! Và bởi vì mọi thứ đều ở bên trong, chúng ta phải nhắm mắt lại và quan sát hơi thở – sự kết nối giữa sự sống và cái chết, không bất tử và bất tử.

Chúa Jesus nói “Tôi đã trở thành Đứa Con Của Chúa và bạn cũng có thể trở thành giống như tôi”. Một khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải có trách nhiệm với việc trở thành Một Vị Thầy, tín đồ sẽ trở thành một Sadhakas. Những đệ tử, người chỉ biết phục vụ cho các Guru, bây giờ bắt đầu nghĩ về Sadhana để trở thành một Guru! Chỉ thông qua việc ca ngợi Guru, hoặc phục vụ cho Guru, người đó không thể trở thành một Guru hay Một Vị Thầy. Người đó phải thực hành Sadhana để trở thành Một Vị Thầy…. để khai mở, kích hoạt “Con Mắt Thứ 3” hay “Divya Chakshu”.

Vậy, chúng ta phải khai mở “Divya Chakshu” thông qua Thiền định, và “Jnana Chakshu” thông qua đọc những cuốn sách đúng và sajana sangatya. Chúng ta trở thành Một Vị Thầy khi chúng ta là một chuẩn mực của “Divya Chakshu” và chuẩn mực của “Jnana Chakshu”.

Chương 5

Khi chúng ta trở thành Một Vị Thầy, cuộc sống trở luôn luôn vui sướng như một lễ hội! Tất cả mọi bệnh tật sẽ biến mất! Chúng ta tự nhiên trở thành người lãnh đạo của mọi người xung quanh. Chúng ta tự nhiên trở thành bạn của tất cả mọi người!

Chúng ta tự nhiên thành đạt trong những lĩnh vực mà chúng ta chọn lựa! Bất kỳ ngành nghề gì, chúng ta đều thành công. Nếu chúng ta chọn âm nhạc, chúng ta sẽ cở thành một nhạc sĩ tuyệt vời. Nếu chúng ta chọn hội họa, chúng ta sẽ giống như Da Vinci! Nếu chúng ta chọn cricket, chúng ta sẽ giống như Gavaskar! Nếu chúng ta chọn chính trình, chúng ta sẽ trở nên giống như Gandhi! Với những kiến thức tâm linh, Mohandas Gandhi đã trở thành một Mahatma (Vị Thầy Tâm Linh – Master)! Vậy, chúng ta hãy suy ngẫm về chủ đề “Trở Thành Một Vị Thầy”. Hãy trải rộng thông điệp “Trở Thành Một Vị Thầy” đến tất cả mọi người! Thế giới phải có thật nhiều Vì Thầy!

Mọi người nên đọc những lời dạy của Đức Phật – Tứ Diệu Đế, Còn Đường Trung Đạo và Bát Chánh Đạo! Mọi người nên đọc Tân Ước của Chúa Jesu. Tất cả mọi người hãy đọc Bhagawad Gita. Mọi người phải áp dụng những bài học này trong cuộc sống một cách hoàn hảo. Đó chính là sự thay đổi thực sự trong mỗi chúng ta.

Chúng ta nên khuyến khích tất cả trẻ em trở thành những Vị Thầy! Chúng ta không nên xem những đứa trẻ chỉ là “những đưa trẻ”. Chúng cũng đã có rất nhiều cuộc sống trước đó rồi. Không ai là “đứa trẻ” cả! Một linh hồn già dặn có thể ở trong một cơ thể trẻ con. Chúng ta hãy nói chuyện với chúng như với những Vị Thầy. Chúng ta phải kể cho chúng nghe về việc Trở Thành Vị Thầy. Và chúng ta cũng phải nói cho những người già về việc Trở Thành Vị Thầy. Không gì là không thể đói với con người. Già hay trẻ không phải là vấn đề, ít được học hành cũng không phải là vấn đề. Tất cả mọi người hãy ngay lập tức trở thành Một Vị Thầy.

Chúng ta nên đề nghị mọi người dừng việc ăn động vật. Chúng ta nên khuyên nhủ mọi người hãy đọc sách .. những cuốn sách của Rajneesh, Richard Bach, Lobsang Rampa, Carlos Castaneda, Leadbeater, Yogananda Paramahamsa. Swami Rama…

Chúng ta phải luôn luôn cố gắng để sống ở “hiện tại”! Đừng bao giờ nghĩ quá nhiều về quá khứ cũng như tương lai! Những gì đến sẽ đến! Những gì của mình sẽ là của mình và ngược lại! Vậy, đừng lo lắng quá nhiều về tương lai. Chúng ta hãy sống hạnh phúc ở hiện tại. Khi tất cả những thành viên trong gia đình đều trở thành những Vị Thầy, đó sẽ là một gia đình thực sự!

Một khi đã trở thành Một Vị Thầy, chúng ta sẽ dừng vòng quay của Sự Sinh và Cái Chết! Chúng ta không cần phải được sinh ra nữa. Sau đó, chúng ta có thể chỉ trở lại đây để hướng dẫn những người khác, hoặc trở thành tấm gương cho người khác – bài học của chúng ta ở Trái Đất đã xong rồi. Chúng ta sẽ được thăng tiến lên những Thế Giới Cao Cấp. Chúng ta bắt đầu tạo ra những tâm thức cấp thấp. Chúng ta có thể tạo ra những thế giới mơi, hành tinh mới, dãy ngân hà mới tương ứng với Năng Lượng Cá Nhân của chúng ta!

Nếu chúng ta không sống như Một Vị Thầy, chúng ta không thể chết như Một Vị Thầy. Nếu không ta không chết như Một Vị Thầy, chúng ta không thể dừng được vòng Luân Hồi. Chúng ta sẽ quay lại cho đến khi chúng ta trở thành Vị Thầy. Chúng ta phải sống một lần nữa. Chúng ta phải chết một lần nữa, rất nhiều lần nữa.

Shankaracharya nói:

“ Punarapi Jananam, Punarapi Maranam Punarapi Janani Jatareshayanam”

Nếu một người không chú ý đến thông điệp “Trở Thành Một Vị Thầy”, đó là sự lựa chọn của người đó. Người đó phải tiếp tục phải chịu đựng, sẽ phải đến đây thêm nhiều lần nữa. 2 con đường rất rõ ràng. Bạn có thể trì hoàn tâm linh và quay trở lại một lần nữa và một lần nữa hoặc dấn thân vào tâm linh và làm cho cuộc sống này trở thành lần cuối cùng được sinh ra. Sự lựa chọn là rõ ràng. Không có gì là mơ hồ cả! Nếu chúng ta muốn là một “tín đồ” hay một “môn đệ”, chúng ta phải quay trở lại nhiều lần nữa! Nhưng nếu chúng ta chọn để Trở Thành Một Vị Thầy, đây có thể là lần tái sinh cuối cùng! 2 con đường đã rất rõ ràng!

Thật thích thú khi được nhìn thấy, lắng nghe và bầu bạn với Một Vị Thầy! Một Vị Thầy luôn bên cạnh mọi người và mọi người luôn bên cạnh Một Vị Thầy!

Chương 6

  Thiền định – Giác ngộ – Khai sáng – Vui sống

Tất cả chúng ta đều có tiềm năng thần thánh. Và chúng ta phải thực hành để trở thành những vị thánh. Chúng ta phải ứng dụng tiềm năng thần thánh của mình trong mỗi một suy nghĩ, trong hành động và lời nói hàng ngày.

Khi ta tiếp tục nâng cao hiểu biết của mình về Khoa học Tâm linh, khi ta tiếp tục thực hành thiền định, khi ta càng ngày càng có thể hiện thực hóa năng lực thần thánh của ta thì niềm vui sống sẽ gia tăng.

Mục tiêu không đổi của tâm linh là để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thiền định – bước đầu tiên

Thiền định nghĩa là kiểm soát được tâm trí, làm chủ được tâm trí.

Trong thiền định có 3 giai đoạn: Anapanasati – Kayanupassana – Vipassana

Anapanasati nghĩa là hòa quyện với Hơi thở nhẹ nhàng, êm dịu, đơn giản, tự nhiên.

Kayanupassana là quan sát (chỉ một ít) sự vận động của những vùng năng lượng trong cơ thể, vốn là kết quả của thực hành Anapanasati.

Vipassana là dồn toàn bộ sự chú ý vào trải nghiệm của con mắt thứ 3 được khai mở khi nhận được đầy đủ năng lượng nhờ thực hành Anapanasati

Giác ngộ – bước thứ hai

Khi chúng ta tiếp tục thực hành thiền Anapanasati, ta sẽ bước vào giai đoạn Vipassana và bắt đầu hiểu rằng bản chất của ta từ “con mắt thứ ba”. Ta hiểu rằng ta chính là Linh hồn. Đây gọi là Giác ngộ.

Khi ta tiếp tục tăng sự tập trung vào Giác ngộ, ta sẽ ngày càng làm chủ được tâm trí, khi đó chúng ta có được chánh niệm trong thế giới vật chất hằng ngày.

Bước đầu tiên của thiền định dẫn đến bước thứ hai là Giác ngộ.

Tuy vậy, để việc Giác ngộ trở nên vững chắc thì cần phải thực hiện 2 hoạt động thiết yếu nữa :

Swadhyaya

Satjana Sangatya

Chỉ có tâm trí được thuần hóa tốt mới có thể có được Swadhyaya – nghĩa là đọc đúng sách tâm linh, và Satjana Sangatya – nghĩa là gặp đúng người.

Swadhyaya – đọc đúng sách tâm linh

Satjana Sangatya – gặp đúng người

Không đọc đúng sách và không tiếp xúc đúng người thì Giác ngộ sẽ không trưởng thành được.

Giác ngộ nghĩa sâu xa hơn có nghĩa là:

Không oán thán bất cứ điều gì

Không phí phạm thời gian

Chúng ta không tồn tại trên Trái đất này để mà oán thán. Cho dù hoàn cảnh có thế nào, thành công hay chẳng thành công, thì chúng ta ở đây là để vui sống và tận hưởng hạnh phúc.

Vui sống là kết quả tự nhiên khi ta hiểu rằng mọi thứ gọi là “thất bại” thật ra chẳng gì hơn ngoài một bước trung gian đến thành công sau này.

Điều duy nhất ta cần tránh là “hối tiếc”. Hối tiếc là ta đang tiêu tốn năng lượng quá đáng vào quá khứ – một thứ đã vĩnh viễn qua đi. Mỗi hối tiếc là một sai lầm lớn. Ta có thể phạm lỗi – lỗi lầm là tự nhiên mà! – nhưng không nên mãi chìm đắm trong hối tiếc.

Thứ hai, nên sử dụng mỗi giây phút hiện tại một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.

Tỉnh thức – bước thứ ba

Những người Giác ngộ đều nhận thức sâu sắc về mọi thứ xung quanh trong mọi khoảnh khắc, mọi hoàn cảnh.

Tỉnh thức có nghĩa là: từ “nơi đó” và “lúc đó”, chúng ta trở lại với thời điểm “ngay tại đây” và “ngay lúc này”.

Để tỉnh thức thì việc trở thành một bậc thầy của chính bản thân mình là điều cần thiết. Một bậc thầy tâm linh là điển hình toàn vẹn cho sự tỉnh thức cấp cao.

“Tỉnh thức” có 2 khía cạnh thiết yếu:

Sống trong giây phút hiện tại

Sống trong cõi phi thời gian, vĩnh cửu, bất tận

“Tỉnh thức” nghĩa là cống hiến toàn bộ vào công việc đang thực hiện ngay hiện tại.

“Tỉnh thức” nghĩa là hoàn toàn sống với hoàn cảnh hiện tại, ngay lúc này.

“Tỉnh thức” nghĩa là hạnh phúc dõi theo và quan sát những cảm xúc tự nhiên  “ngay tại đây” và “bây giờ”.

“Tỉnh thức” cũng có nghĩa là sống trong cõi hiện tiền phi thời gian, vĩnh cửu, bất tận. Có quá khứ, có hiện tại và có cả tương lai. Nhưng những thứ đó không hề tách biệt thành những khối riêng biệt, mà là một dải dài to lớn, bao la, tiếp nối của sự tồn tại – một cõi phi thời gian bao la vĩ đại.

“Sống thông thái” đòi hỏi chúng ta phải xem xét hiện tiền quá khứ và hiện tiền tương lai để biết được hành động/phản ứng hiện tại nào là thích hợp nhất.

“Sống thông thái” cũng đòi hỏi ta phải xem xét quá khứ vĩnh cửu và tương lai vĩnh cửu để biết được hành động/phản ứng hiện tại nào thích hợp nhất, hoàn hảo nhất.

Niềm vui sống – bước cuối cùng

Kết quả tối hậu của thiền định là sự giác ngộ. Kết quả sau cùng của giác ngộ là tỉnh thức. Và kết quả tận cùng của tỉnh thức là niềm vui sống.

Giờ đây, mỗi khoảnh khắc sống đều là niềm vui. Giờ đây, mỗi hoàn cảnh đều được nắm bắt và thưởng thức. Giờ đây, cuộc sống trở nên hoàn toàn sống động. Giờ đây, cuộc sống trở nên thực sự diệu kỳ.

Giờ thì mỗi một ý nghĩ đều sản sinh sức mạnh. Ngay khi mỗi ý nghĩ hình thành thì nó đều được hiện thực hóa y như đúc, không hề biến dạng.

Giờ thì mỗi từ ngữ trở nên thật mạnh dạn, mỗi hành động đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật khả ái.

Giờ đây, cuộc sống đã trở thành một lễ hội thường kỳ.

Niềm vui sống có 2 khía cạnh thiết yếu:

Cho thật tình

Nhận thật tình

Càng nhiều niềm vui sống nghĩa là càng thấu cảm, càng vui vẻ và nhiệt tình cho đi. Thấu cảm và liên tục cho đi sẽ trở thành thói quen tự nhiên.

Càng nhiều niềm vui sống cũng có nghĩa là càng vui vẻ chấp nhận mọi thứ ta nhận được. Trạng thái luôn vui vẻ và nhiệt tình chấp nhận sẽ trở thành thói quen tự nhiên.

Luôn có sự cho và nhận trong mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh.

Một cuộc sống năng động và đầy sức sống là cuộc sống “cho” và “nhận” thật nhiều.

Phương Pháp Thiền Anapanasati

Từ Ananpanasati” trong tiếng Phạn có nghĩa là chuyển toàn bộ sự chú ý và ý thức vào quá trình thở tự nhiên, bình thường của mình.

“ana” nghĩa là “hít vào”

“apana” nghĩa là “thở ra”

“sati” nghĩa là “hòa nhập cùng hơi thở”

Trong “Anapanasati”, tâm trí luôn ý thức vào hơi thở tự nhiên, bình thường. Bạn chỉ việc thoải mái, chủ động quan sát hơi thở của bạn.

Không cần tụng niệm câu chú nào, không cần nghĩ đến vị thần linh nào, không cần thực hành “hatha yogic pranayama” v.v.

Có thể ngồi bất cứ tư thế nào sao cho thoải mái – càng thoải mái, dễ chịu càng tốt. Các ngón tay nên đan vào nhau. Hãy nhắm mắt lại.

Hãy dừng những suy nghĩ lung tung trong tâm trí. Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào tự nhiên đến hãy để nó tự nhiên đi.

“Khi ta dõi theo năng lượng hơi thở, tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng. Khi đó, một nguồn năng lượng Vũ trụ to lớn sẽ tràn vào cơ thể. Dần dần con mắt thứ ba vốn vẫn đang ngủ im sẽ được khai mở. Và dần dần ta sẽ trải nghiệm được nhận thức Vũ trụ.”

Sức khỏe tâm linh chỉ có được thông qua Thiền Anapanasati

“Hòa vào hơi thở tự nhiên”

Hít vào tự nhiên, nhẹ nhàng… thở ra tự nhiên, nhẹ nhàng

Hãy để hơi thở của bạn là một nhịp điệu bình yên

Hơi thở của bạn là một nhịp điệu bình yên… hãy dõi theo hơi thở của bạn

Hãy bình yên trong tâm trí

Hãy dùng tâm trí để dõi theo hơi thở vào… ra… vào… ra… chỉ có vậy thôi

Hãy giữ yên cơ thể

Hãy hòa vào năng lượng hơi thở… hãy để năng lượng hơi thở gột rửa bạn

Thiền Anapanasati… đơn giản… dễ dàng…

Hãy thực hành thiền đều đặn… mỗi ngày

Thiền định dành cho

Bất cứ ai… bất cứ độ tuổi nào…

Bất cứ lúc nào… bất cứ nơi nào…

Thời gian tập thiền ít nhất tương ứng với độ tuổi

Ví dụ: nếu bạn 20 tuổi, hãy thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày, nếu bạn 40 tuổi, hãy thiền ít nhất 40 phút mỗi ngày v.v.

Sách nói Khoa Học Thiền Định – Con đường giúp bạn hạnh phúc và vui sống!

      Thiền Kim Tự Tháp Việt Nam được sáng lập bởi vì thầy giác ngộ Master Ram và các vị thầy Việt Nam khác vào năm 2010. PSSM Việt Nam đã và đang mang lại lợi ích cho hàng vạn người thông qua việc phổ cập Khoa Học Thiền Định, lan tỏa Chủ Nghĩa Ăn Thực Vật và giới thiệu Sức Mạnh Năng Lượng Kim Tự Tháp.

Website: www.kimtuthap.org

Trả lời