Bên cạnh những Thiền sư thường được các Vua hỏi về kế sách và phép tế thế độ nhân như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không và Giác Hải. Thì còn sự xuất hiện của một nhân vật khá nổi tiếng tu hành đắc đạo chính là Thiền sư Mãn Giác. Thơ của ông thường phản ánh tâm hồn lắng đọng, sự ung dung tự tại và tĩnh lặng nhìn thấu thế sự nhân gian. Vậy cảm nhận của ông về bài kệ “ Cáo tật thị chúng ” như thế nào? Có thật sự thấu triệt đạo lý và đắc đạo viên mãn không?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Phân tích bài kệ “Cáo tật thị chúng” dưới góc nhìn của Mãn Giác thiền sư

Tìm hiểu đôi nét về Thiền sư Mãn Giác

Mãn Giác (1052-1096) là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ông được đánh giá cao về con đường tu hành đắc đạo. Đồng thời, Mãn Giác Thiền sư cũng là cái tên đóng góp nhiều công sức to lớn trong việc xây dựng phát triển nền văn học Lý Trần.

Đại sư Mãn Giác còn có tên tục là Nguyễn Trường. Cha là Hoài Tố,  làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Trường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích, Đạo nên được dự tuyển.

Sau những lúc việc quan, Nguyễn Trường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

Giới thiệu chân dung Mãn Giác Thiền sư

Vào khoảng niên hiệu Anh Võ Chiêu Thắng ( 1076 – 1084 ), Mãn Giác Thiền sư dâng biểu xin xuất gia và bắt đầu đi theo con đường tu hành đắc đạo với Thiền sư Quảng Trí. Với mục đích đi tìm thiện tri thức và hóa độ người hữu duyên, Thiền sư Mãn Giác thường xuất hiện với hình ảnh chống gậy mang bát và vân vu khắp nhân gian ngay sau khi được tâm ấn.

Tại thời điểm này, Mãn Giác Thiền sư đến nơi nào, nơi ấy đều có đông đảo người theo học. Để chuyên tâm học Thiền, Vua Lý Nhân Tông và bà Hoàng Thái hậu Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan) đã dựng ngôi chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng hiệu là Giáo Nguyên. Sau đó, thỉnh Mãn Giác Thiền sư về để tiện việc tới lui học hỏi.

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” dưới góc nhìn của thiền sư Mãn Giác

Tác phẩm được đánh giá là một trong những bài thơ có vị trí cao nhất trong nền văn học Lý Trần. Tương tự với bài “Đăng U Châu đài ca” của Trần Tử Ngang đời Đường, bài kệ “Cáo tật thị chúng” cũng được thể hiện bằng 4 câu đầu thể ngũ ngôn và 2 câu kết thể thất ngôn.

Tuy thể thơ thì tương đồng nhưng nội dung 2 bài thơ được đánh giá thuộc 2 thái cực hoàn toàn trái nhau. Nói cụ thể hơn, Trần Tử Ngang thể hiện tâm hồn của một trí thức bi thời mẫn thế. Do đó, ông thường cảm thấy bản thân nhỏ bé và cô độc trước thế sự rối ren. Đồng thời, Trần Tử Ngang cũng khó tránh khỏi cảm giác bất lực và vô tri trước cái gọi là mênh mông của thế sự nhân gian.

Mãn Giác Thiền sư đệ tử điều gì trong bài kệ “ Cáo tật thị chúng ” nổi tiếng?

Ngược lại, Mãn Giác Thiền sư lại mang một tâm hồn ung dung tự tại và hiểu rõ mọi quy luật của vạn vật: Thành – Trụ – Hoài  – Diệt. Từ đây, ông có thể thấu hiểu mọi đạo lý trên nhân gian, trở nên đắc đạo viên mãn và thoát khỏi vòng tử sinh.

Đến với bài kệ “Cáo tật thị chúng”, có thể dễ dàng nhận thấy ý nghĩa được Thiền sư Mãn Giác ẩn chứa trong bài thơ. Hiểu quy luật thành trụ hoại diệt của vũ trụ, vững tin Phật Pháp, tinh tiến tu hành, kiên trì chính niệm và vượt khổ nạn thì cuối cùng cũng sẽ trở nên đắc Đạo viên mãn. Hình ảnh này giống như nhành hoa mai tinh khiết vượt qua đông hàn giá rét.

Hy vọng với những chia sẻ này, quý độc giả sẽ nhận thức rõ nét hơn về chân dung vị thiền sư tu hành đắc đạo viên mãn mang tên Mãn Giác Thiền sư. Đồng thời, các bạn đọc cũng có thể hiểu hơn về ý nghĩa bài kệ “Cáo tật thị chúng” dưới góc nhìn của Thiền sư Mãn Giác.

Để lại một bình luận