Ngày nay Thiền phổ biến trên toàn thế giới với các cách Thiền Định phong phú và bất cứ ai cũng có thể thực hành. Không có khái niệm Thiền thế nào là chuẩn mà bạn sẽ là người trải nghiệm và đúc rút ra loại hình phù hợp nhất với mình. Để tìm hiểu về Thiền cải thiện sức khoẻ, đọc bài viết của Thiền Kim Tự Tháp nhé!

 Một số phương pháp Thiền cải thiện sức khỏe bạn nên thử

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy Thiền không chỉ giảm stress tạm thời. Đây còn là cách để bạn nâng cao sức khỏe toàn diện về thể chất và cảm xúc.

Nhiều triệu chứng bệnh được kiểm soát đáng kể nhờ Thiền như: cao huyết áp cao, hội chứng ruột kích thích. Hay các vấn đề về giấc ngủ, nhức đầu, lo âu, trầm cảm, đau mãn tính, hen suyễn và ung thư.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền cải thiện sức khỏe giúp bạn có cuộc sống hoàn hảo hơn

Bài tập Thiền yêu thương

Đây bài Thiền nuôi dưỡng sự yêu thương và tử tế với mọi người, mọi thứ xung quanh. Học Thiền yêu thương, bạn sẽ biết cách trân trọng và đối xử tử tế cả với kẻ thù hay bất cứ những điều khiến bạn tức giận, căng thẳng.

Cốt lõi của bài tập là hít thở sâu và lặp đi lặp lại thông điệp yêu thương cho đến khi cảm nhận được rõ ràng điều đó. Bài tập hoàn toàn phù hợp cho những người dễ bị chi phối bởi cảm xúc tức giận, thất vọng.

Đặc biệt, Thiền yêu thương mang lại cho người tập những cảm xúc tích cực. Giúp họ giảm bớt được sự lo lắng, trầm cảm hay những rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Thiền cải thiện sức khỏe với bài tập Thiền quan sát cơ thể

Đây cũng là một bài Thiền cải thiện sức khỏe đơn giản được nhiều người thực hành mỗi ngày. Thiền quan sát cơ thể khuyến khích người tập dời chú ý của mình đến từng bộ phận trên cơ thể. Khi đã thấu hiểu hơn bạn sẽ tìm ra được khu vực bị căng thẳng và giải phóng nó.

Ngày càng nhiều người ứng dụng Thiền cải thiện sức khỏe

Đầu tiên, bạn thực hiện hít thở sâu để mang oxy đến tất cả các cơ quan. Từ từ cảm nhận bàn chân đang chạm vào sàn, chân và đùi đang áp trên ghế, lưng đang tựa vào ghế.

Tiếp đó đưa sự chú ý đến dạ dày, hãy thả lỏng để dạ dày không cảm thấy căng thẳng. Chú ý đến bàn tay, cánh tay, vai, cổ, hàm, cơ mặt và thả lỏng hoàn toàn. Đưa sự chú ý tới cả cơ thể, hít sâu và chầm chậm mở mắt khi đã sẵn sàng.

Sau một quá trình tập Thiền, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong tâm trí. Cũng như giảm triệu chứng các cơn đau mãn tính và dễ đi vào giấc ngủ.

Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm giúp người tập gạt bỏ những lo lắng về quá khứ, tương lai và chỉ tập trung vào hiện tại. Thiền giúp ta nhận thức về thực tại và môi trường xung quanh.

Bạn có thể tập ở bất cứ đâu như khi đang xếp hàng thanh toán trong siêu thị. Bạn có thể lặng yên, ngắm nhìn xung quanh và cảm nhận âm màu sắc, âm thanh và mùi.

Thiền chánh niệm có mối quan hệ mật thiết với nhiều cách Thiền khác. Do đó Thiền chánh niệm được nghiên cứu và phát triển rộng rãi với nhiều lợi ích. Bao gồm: hạn chế cảm xúc tiêu cực, tăng cường trí nhớ, tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, cải thiện sự hài lòng với các mối quan hệ.

Phương pháp Thiền cải thiện sức khỏe này mang lại hiệu quả như giảm huyết áp, giảm các cơn đau mãn tính…

Bài tập Thiền nhận thức hơi thở

Với các bài Thiền thì tập trung vào từng nhịp thở luôn là yếu tố quan trọng. Đặc biệt, đối với loại hình này, bạn sẽ thực hành tăng sự nhận thức về hơi thở.

Người tập thực hành hít thở sâu và đếm nhịp thở để tâm trí hoàn toàn tập trung vào hơi thở. Với cách này, mọi suy nghĩ khác sẽ không thể len lỏi vào tâm trí.

Tương tự Thiền chánh niệm, bài tập này mang đến nhiều lợi ích như tăng khả năng tập trung và sự linh hoạt của cảm xúc. Đồng thời, Thiền giúp bạn kiểm soát được cảm xúc cũng như giảm sự căng thẳng, lo lắng.

Thiền cải thiện sức khỏe với bài tập Kundalini yoga

Đây là loại hình yoga Thiền về Thiền Định, là sự kết hợp giữa các hoạt động thể chất, hít thở và niệm chú. Không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất, Kundalini yoga cải thiện hiệu quả sức mạnh tinh thần. Bài tập đem lại hiệu quả đáng kể như giảm đau, giảm lo lắng, căng thẳng.

Đặc biệt trong một nghiên cứu năm 2008 với các cựu chiến binh bị đau thắt lưng. Kết quả cho thấy kundalini yoga giúp người tập giảm các cơn đau đồng thời tăng cường năng lượng và sức khỏe tinh thần.

Bài tập Thiền Zen

Đây là loại hình có bắt nguồn từ Phật Giáo với mục tiêu tìm một vị trí thoải mái và tập trung hơi thở. Trong quá trình Thiền Định, bạn sẽ tập trung vào hơi thở và quan sát suy nghĩ mà không phán xét.

Về cơ bản, Thiền Zen cũng giống như Thiền chánh niệm nhưng cần có sự kỷ luật và thực hành nhiều hơn. Có thể nói đây vừa là một hình thức thư giãn cũng là gợi ý về một con đường tâm linh mới.

Thiền cải thiện sức khoẻ – Thực hành như thế nào cho hiệu quả?

Ai cũng biết đến hiệu quả của Thiền mang đến. Thiền cải thiện sức khỏe về mọi mặt tâm sinh lý. Có thể trong quá trình thực hiện bạn sẽ cảm thấy khó khăn và mất kiên nhẫn. Nhưng đừng bỏ cuộc nhé!

Thực hành Thiền bao lâu mới thấy hiệu quả?

Thiền Định là quá một quá trình luyện tập cần sự kiên trì. Do vậy đừng tập trung vào kết quả mà hãy tập trung vào nhận thức và hơi thở. Việc quá tập trung vào hiệu quả mang lại, có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Thậm chí là làm giảm lợi ích ích của Thiền.

Tập luyện mỗi ngày bạn sẽ nhận ra lợi ích của Thiền cải thiện sức khỏe

Tuy nhiên, những nghiên cứu đều cho biết bạn sẽ từ từ nhận ra hiệu quả của Thiền trong vài tuần hay vài tháng. Thậm chí, nhiều người tập còn có thể thấy được sự thay đổi khác biệt sau 1, 2 buổi tập.

Thời gian Thiền cải thiện sức khỏe mỗi ngày bao lâu là đủ?

Hãy coi Thiền như một hoạt động không thể thiếu trong thời gian biểu mỗi ngày của bạn. Việc thực hành Thiền đều đặn sẽ giúp bạn cảm thấy Thiền thật sự đơn giản.

Không có thời gian cụ thể cho câu hỏi Thiền bao lâu là đủ. Nhưng hãy cố dành thời gian ít nhất 15 phút/ ngày, 2-3 ngày/ tuần,… Nếu như đã quen, bạn có thể nâng thời gian và tần suất luyện tập lên.

Trên đây là một số phương pháp Thiền cải thiện sức khoẻ mà bạn nên thử. Thiền đòi hỏi sự một quá trình luyện tập kiên trì và kỷ luật. Cũng nhờ đó mà bạn sẽ nhận ra được những thay đổi diệu kỳ trong chính con người mình. Nếu bạn cảm thấy yêu thích Thiền mà chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng quên liên hệ với Thiền Kim Tự Tháp nhé!

Để lại một bình luận