Thiền Phái Lâm Tế tạo nên một sắc thái mới trong phật giáo Việt Nam, thể hiện được nét đẹp của văn hóa bản sắc dân tộc. Vậy cách Thiền này có nguồn gốc từ đâu? Những đặc tính tư tưởng của loại Thiền này là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chính xác nhất.

Nguồn gốc của Thiền phái Lâm Tế

Đây là một cách thiền trong phật giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa và gia nhập vào Việt Nam trong hai giai đoạn đó là thời nhà Trần và Lê Trung Hưng. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào Việt Nam, loại Thiền này đã có một số thay đổi nhằm phù hợp với phong tục tập quán và đời sống văn hóa của dân tộc ta.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền Lâm Tế mang tính thần “tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên”

Chính sự thay đổi đó đã giúp cho Thiền Lâm Tế mang một nét đẹp riêng và tạo nên một sắc thái mới trong Phật Giáo Việt Nam. Cho đến nay, loại Thiền này được rất nhiều người áp dụng và đã ăn sâu bám rễ cùng với bản sắc dân tộc ta.

Những đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam

Có thể nói, Thiền phái Lâm Tế mang đến tư tưởng tốt đẹp cho con người. Đặc biệt, văn hóa thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ vẫn không thay đổi mà còn thể hiện rõ hơn. Cách Thiền này có hai đặc điểm dung hòa đó là: Dung hòa Nho – Lão – Phật và thờ cúng tổ tiên cùng với dung hóa giữa Thiền, Tịnh, Mật song tu. Cùng tìm hiểu chi tiết sau đây.

Dung hòa Nho – Lão – Phật và thờ cúng tổ tiên

Nho – Lão – Phật hay còn gọi tư tưởng Tam giáo, ba tư tưởng này kết hợp với nhau tạo ra một hình thái mới mẻ trong lịch sử Thiền tông Việt Nam. Dân tộc ta có đặc tính nhu hòa, đoàn kết nên khi có các tư tưởng tôn giáo ngoại lai du nhập vào sẽ không có sự xung đột.

Dung hòa Nho – Lão – Phật và thờ cúng tổ tiên

Ngoài ra, con người Việt Nam luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Do đó, khi Thiền Lâm Tế được truyền vào và được dung hòa với ba tìm ngưỡng trên càng tôn lên vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Việt.

Sau khi Thiền Lâm Tế được du nhập vào đã trở thành một dòng thiền đặc trưng của Việt Nam. Không ồn ào, táo bạo mà được vận dùng hài hòa, uyển chuyển đúng với trái tim của Phật Giáo nói chung và dòng Thiền Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó, những người theo Thiền Lâm Tế không chỉ biết đến giác ngộ mà phải luôn nghĩ đến việc giác ngộ trong trung hiếu. Đặt chữ hiếu lên hàng đầu để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Dung hòa Thiền – Tịnh – Mật song tu

Có thể thấy, nếu như Thiền Lâm Tế của Trung Hoa thường dùng tiếng hét, cú đánh hay công án thì tại Việt Nam loại Thiền này được dung hòa với các pháp môn truyền thống. Do đó, đã trở thành tài sản tinh thần vô giá được phát triển và duy trì đến ngày nay.

Đặc tính dung hòa Thiền – Tịnh – Mật song tu

Thiền – Tịnh – Mật song tu có nghĩa là trong một ngày hành giả phải thực hành trọn vẹn cả ba pháp môn trên. Cụ thể, Thiền bổ sung cho tịnh và tịnh lại bổ sung cho Thiền.

Chính bởi truyền thống Tịnh Độ như vậy mà khi Thiền Lâm Tế vào Việt Nam đã tạo ra một sắc diện mới trong nhận thức kinh điển của Phật giáo Thiền Tông nước ta. Mang đậm nét văn hóa bản sắc dân tộc đúng với phật giáo Việt Nam.

Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được nguồn gốc và những đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế tại nước ta. Có thể nói, Thiền Lâm Tế thể hiện rõ “tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên” nên đã ăn sâu vào văn hóa dân tộc ta. Nhờ vào những tư tưởng tốt đẹp này đã giúp cho các hành giả áp dụng vào thực tiễn, mang lại lợi lạc cho bản thân và gia đình. Do đó, Thiền Lâm Tế đã ngày càng phát triển vững mạnh cho đến ngày nay.

Để lại một bình luận