Nếu bạn đã từng đặt chân đến mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến thì chắc hẳn không thể biết đến Hồ Thiền Quang. Được bảo phủ bởi ba con phố lớn là Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông – Quang Trung và Nguyễn Du, đặc biệt là hồ năm ngay trước cổng công viên Thống Nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi đi vào tìm chi tiết về hồ này nhé.

Vị trí của Hồ Thiền Quang

Hồ Thiền Quang được hiểu theo Phật giáo thì có nghĩa là “đạo sáng”, tên hồ được đặt theo ngôi làng Thiền Quang. Ngoài ra thì người dân thủ đô còn gọi hồ này với cái tên khác là hồ Halais (Ha – Le), đây là tên cũng là tên của phố Nguyên Du trong thời kỳ Pháp Thuộc.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Vị trí của hồ Ha-le giữa lòng Thủ Đô

Hồ Ha-le có diện tích khoảng 5ha với độ sâu khoảng 4m. Trước năm 1831, hồ có vị trí vô cùng đắc địa khi phía Tây giáp với phố Yết Kiêu, phía đông thì ăn lấn vào vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc thì tới phố Trần Quốc Hoàn và phía Nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Sau này, Hà Nội phát triển, dân cư đông đúc hơn cũng bởi vậy mà diện tích của hồ Ha – le bị lấp dẫn để xây phố và bắt đầu có hình dạng ổn định từ năm 1930 đến nay.

Giống như cái tên Thiền Quang có nghĩa là ánh sáng của Phật, hồ không chỉ là một địa chỉ để người dân nghỉ ngơi, hóng mát và tận hưởng không khí trong lành mà còn là nơi linh thiêng của nhà Phật. Đặc biết là về phía phố Trần Bình Trọng giáp với hồ có cụm ba ngôi chùa nổi tiếng là chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa nằm sát nhau.

Câu chuyện Hà bá gọi tên người ghê rợn của hồ Ha-le

Vẻ ngoài đẹp đẽ đối lập với những câu chuyện rùng rợn tại hồ Ha-le

Nếu chỉ nhìn vào vẻ ngoài của hồ Thiền Quang thì hiếm ai có thể tưởng tượng đến câu chuyện hà bá gọi tên người vô cùng ghê rợn ngay giữa lòng Hà Nội. Câu chuyện bắt đầu vào thời điểm năm 2003, khi chính quyền thành phố tiến hành cải tạo lại hồ bằng cách nạo vét, tu sửa và kè xung quanh hồ.

Kể từ thời điểm đó thì cứ mỗi năm lại có ít nhất một người chết dưới hồ, có những năm con số này lên đến vài người. Điển hình nhất vẫn là vụ việc của bà H.T.Q (65 tuổi) ở phố Khâm Thiên được phát hiện xác dưới đáy hồ vào sáng sớm ngày 13/06/2005. Sau quá trình điều tra thì công án TP Hà Nội kết luận là bà Q đã tự sát và để lại thư tuyệt mệnh.

Theo như lời kể của những người dân sống xung quanh hồ thì năm nào hồ nãy cũng có người chết. Và có rất nhiều lý do đến cái chết, người thì sốc thuốc, tự tử, chết đuối, người thì tai nạn… mọi trường hợp thì đều rất éo le. Thậm chí cũng không ít cái chết dưới hồ những không thể xác minh được nguyên nhân.

Những cái chết bí ẩn tại hồ Ha-le

Chưa dừng lại ở đó, vào đầu tháng 3 năm 2011, Ha-le xuất hiện rất nhiều xác cá chết trôi nổi bên trên mặt hồ. Nhiều xác cá còn bị sóng nước đánh bật lên bờ, gây ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Đến đầu tháng 8 cùng năm đó, người dân đi tập thể dục quanh hồ lại một lần nữa ngửi thấy mùi tanh nồng khó chịu. Và lần này thì nguyên nhân vẫn là do đàn cá chết nổi trắng trên mặt hồ.

Câu chuyên về cá chết thường xuyên tại hồ Ha – le đã để lại một dấu hỏi hoài nghi lớn. Thế nhưng thắc mắc kỳ bí và đáng sợ nhất về con hồ này chính là vụ việc vào ngày 14/08/2009.

Cụ thể là khi bà Dương Thị Vấn – một người bán nước quanh hồ phát hiện một bọc ni-lon màu đen. Bên trong bọc nilon đó có một chiếc đầu lâu người đã khô. Ngay lập tức cơ quan có chức năng vào cuộc, sau khi giám định công án xác minh đây là hộp sọ người và một điều chắc chắn là người này đã chết nhiều năm.

Có rất nhiều lời giải thích về nguyên nhân về những cái chết xung quanh hồ Ha-le này. Nhưng phần lớn thì người dân đều cho rằng nó nằm ở cái tên của hồ. Thiền quang có nghĩa là ánh sáng, hòa quang của Phật được soi rọi vào chính nơi đây. Cũng bởi vậy mà nhiều người cho rằng đây là một vùng đất thiêng của khí trời.

Hồ Thiền Quang đang được cải tạo lại để lấy lại vẻ đẹp vốn có của nó

Quan điểm này càng chính xác hơn khi hầu hết các nạn nhân chết ở đây đều có xu hướng dạt vào được Nguyễn Du. Nhưng chưa bao giờ người ta phát hiện xác dạt vào bờ phố Trần Bình Trọng, nơi mà có 3 ngôi chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa trấn giữ.

Giờ đây, hồ Thiền Quang đã khoác lên một một vẻ ngoài vô cùng mới lạ, đẹp đẽ hơn xưa. Thế nhưng, những bí ẩn rùng rợn, kỳ ảo của hồ giữa lòng Hà Nội vẫn chưa có được một lời lý giải thỏa đáng.

Trả lời