Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người có công rất lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ và bám sát thực tế Việt Nam. Cũng chính quan điểm này đã dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Nhờ đâu mà ông được giới y học phong tặng cái tên đại Danh y – Thiền sư?

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Chân dung đại y Thiền sư – danh y Tuệ Tĩnh

Giới thiệu đôi nét về đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh và lấy hiệu là Tuệ Tĩnh. Sau này đi tu, ông vẫn lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê ông ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Ông được sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), mồ côi bố mẹ từ lúc 6 tuổi và may mắn được các nhà sư chùa Hải Triều trong tổng, chùa Giao Thủy Sơn Nam (nay thuộc Hà Nam) nuôi cho ăn học.

Năm 22 tuổi, ông may mắn  thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 11 (1351) nhưng không ra làm quan. Ông chọn cuộc sống ở chùa và đi tu.

Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị bắt đi cống cho nhà Minh Trung Quốc. Sang Trung Quốc, ông giữ chức y tư cửu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Có lần ông trị khỏi bệnh sản hậu cho hoàng hậu. Chính vì vậy, Vua nhà Minh phong cho ông là Đại Thiền sư. Ông mất ở Trung Quốc không rõ năm nào.

Tìm hiểu đôi nét về đại danh y Tuệ Tĩnh

Có thể nhận thấy, Tuệ Tĩnh đã dành rất nhiều thời gian cho việc trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian và huấn luyện y học cho các tăng đồ. Vị trí của ông không chỉ dừng lại ở cương vị một nhà thuốc chữa bệnh. Mà ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh và tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm.

Tìm hiểu sơ lược về sự nghiệp y học của đại y thiền sư Tuệ Tĩnh

Xét về sự nghiệp y học của Tuệ Tĩnh, ông đã soạn các sách “Dược tính chỉ nam” và “Thập tam phương gia giảm”…Những bản nguyên tác của ông nay không còn trọn vẹn. Bởi lẽ vào cuối thế kỷ 14, giặc ngoại xâm sang xâm chiếm nước ta và chúng đã phá hủy nhiều thư tịch lớn.

Những bản hiện còn là do người đời sau ghi chép qua truyền khẩu dân gian như: “Nam Dược Thần Hiệu” do Hòa thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (ở Hòe Nhai,Hàng Than, Hà Nội) biên tập, bổ sung vào năm Tân Tỵ cách đây đúng 240 năm (1761-2001).

Cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh, được nhà xuất bản Y học, in lần thứ hai vào năm 1972. Bộ này gồm 11 quyển: Quyển đầu nói về dược tính của 119 vị thuốc nam. Mười quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh…

Bên cạnh đó, cuốn Hồng Nghĩa giác tư y thư của đại y Thiền sư, được nhà xuất bản Y học, Hà Nội, in năm 1978 gồm chín phần lớn (chưa kể lời giới thiệu của nhà xuất bản và lời tựa của các quân y Viện triều Lê Dụ Tông, dày 319 trang).

Thuốc nam nếu sử dụng đúng cách sẽ có hiệu quả rất tốt

Cả hai bộ sách của đại y Thiền sư đều chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ y gia Việt Nam. Mãi cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề lý luận và thực tiễn này vẫn được thừa kế và phát triển khá mạnh mẽ.

Có thể khẳng định, đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh chính là một danh y Việt Nam đã dũng cảm mở đường cho công cuộc nghiên cứu thuốc nam. Đồng thời, ông cũng không ngừng nỗ lực xây dựng nền móng vững chắc cho nền y học Nước nhà. Hy vọng với những chia sẻ này, quý độc giả sẽ hiểu sâu hơn về đại y Thiền sư – danh y Tuệ Tĩnh.   

Trả lời