Ca hát là một trong những hình thức giải trí được tất cả mọi người yêu thích. Tuy nhiên có thế thấy, việc lấy hơi, giữ hơi khi hát luôn là vấn đề khó khăn với cả những ca sĩ chuyên nghiệp. Vậy làm cách nào để giữ hơi thở khi hát thật tốt? Phương pháp giữ hơi, lấy hơi khi hát cần chú ý những gì?

Một số phương pháp để giữ hơi thở khi hát

Như chúng ta đều biết, quá trình hô hấp của con người trong sinh hoạt thường nhật vẫn được thực hiện nhờ hoạt động của hoành cách mô và lồng ngực. Khi hát, việc giữ hơi thở cũng được thực hiện bằng phương pháp tương tự. Tuy nhiên các cơ năng kể trên đều hoạt động tích cực và chủ động hơn khi ca hát.Dù vậy, việc tìm hiểu và đưa ra phương pháp rèn luyện kỹ thuật giữ hơi khi hát đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Kỹ thuật lấy hơi, giữ hơi đóng vai trò quan trọng khi hát

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp thở khi hát dưới đây:

  • Kiểu thở ngực: phần ngực phía trên sẽ hoạt động tích cực. Với phương pháp này thì lượng hơi vào cơ thể tương đối ít. Vì vậy, kiểu này được sử dụng khi hát những bài nhẹ nhàng và có câu ngắn.
  • Kiểu thở bụng: Với cách này thì phần bụng sẽ phình ra, cơ ở bụng hoạt động mạnh để hỗ trợ cho hoành cách mô khi hát.
  • Kiểu thở kết hợp giữa bụng và ngực: Đây là phương pháp phổ biến nhất và được các chuyên gia âm nhạc đánh giá cao do lấy được nhiều hơi và có thể hát được những nốt cao, câu hát dài.

Những điều cần tránh để điều chỉnh hơi thở trong khi hát

Những điều cần tránh để điều chỉnh hơi thở khi hát

Khi nói đến phương pháp giữ hơi thở khi hát, chúng ta cần tránh một vài điểm sau để đạt được hiệu quả cao:

  • Tránh lấy hơi hoàn toàn bằng miệng. Việc lấy hơi bằng miệng chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bắt buộc phải cướp hơi.
  • Tránh hít hơi quá nhiều khiến các cơ bụng, ngực và sườn bị căng thẳng ảnh hưởng xấu đến thanh quản. Việc rèn luyện lấy hơi, giữ hơi cần được thực hiện tùy theo mức độ của câu nhạc.
  • Tuyệt đối không đợi hết hơi hẳn mới lấy hơi để tránh bị đuối câu.
  • Đối với các nốt cao, tránh việc đẩy hơi quá mạnh làm căng thanh đới.

Việc tập luyện kỹ năng quản lý, điều khiển hơi thở khi hát đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng giọng hát mà còn đảm bảo sức khỏe cho cổ họng. Vì vậy, đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm nói trên để việc ca hát thực sự là phương thức giải trí lành mạnh, hữu hiệu nhất với mỗi người.

Để lại một bình luận