Hơi thở không phải là một phần của cơ thể; hơi thở không có tuổi tác, tuy nhiên, hơi thở là một sự vật có thể được chứng nghiệm.

Hơi thở là đại sứ của linh hồn tinh khiết trên hành tinh vật lý này.

Để liên hệ với nước Mỹ từ Ấn Độ, bạn phải đến đại sứ quán Mỹ. Để liên hệ với nước Ấn Độ tại Mỹ, bạn phải đến đại sự quán Ấn. Bộ ngoại giao Mỹ hoạt động tại Ấn Độ thông qua đại sứ quán. Bạn phải đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để lấy visa hay passport. Nếu không, bạn không thể đến Mỹ được.

Tương tự, các bạn yêu quý, visa hoặc passport của thiền định không có ở miệng. Nó chỉ có ở mũi, đó chính là đại sứ quán, lãnh sự quán của linh hồn. Toàn bộ sự tỉnh thức tinh khiết hoạt động ở bên trong cơ thể vật lý thông qua hơi thở.

Mũi là một kim tự tháp. Kim tự tháp là biểu tượng của sự giác ngộ. Kim tự tháp là biểu tượng hoàn hảo của khoa học tâm linh thời đại mới.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Bên trong mũi là hơi thở. Hơi thở là con đường duy nhất để đến với vùng đất của thiền định; hơi thở là cánh cổng duy nhất để đến với vùng đất của sức khỏe. Hơi thở là cánh cổng duy nhất để đến với vùng đất của tâm trí bình an.

Hãy nói về Veda Vyasa. Ông ấy đã làm biết bao nhiêu điều. Bạn có biết về bản anh hùng ca Mahabharata? Nó là một phần nhỏ những gì về Veda Vyasa – một nhà khoa học thiền định vĩ đại. Thiền định mang lại cho ông ấy một trí tuệ rộng lớn để làm nên kiệt tác Mahabharata.

Hơi thở là cánh cổng tuyệt diệu để khai mở Con Mắt Thứ Ba. Con mắt thứ ba đồng nghĩa với sự cốt lõi của linh hồn.

Mỗi môn khoa học có những thuật ngữ riêng. Khoa học âm nhạc có rất nhiều ragas, shruthis, layas, thalas. Mỗi người Ấn Độ đều biết những điều này. Khoa học máy tính có thuật ngữ riêng của nó. Tương tự, khoa học thiền định cũng có thuật ngữ riêng

Nó là một nỗ lực suốt đời. Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên. Học hỏi một môn khoa học là một nỗ lức suốt đời. Học hỏi về khoa học thiền định cũng là một nỗ lực suốt đời

Linh hồn của con người, ở bất kỳ quốc gia nào, là giống nhau. Tâm trí của con người ở bất kỳ đâu cũng giống nhau. Vấn đề của con người cũng giống nhau ở mọi nơi. Chúng không hề khác nhau về sex. Chúng không hề khác nhau về văn hóa. Chúng không hề khác nhau về địa lý.

Trái đất và loại người là một. Sự tồn tại của con người là một. Sự tồn tại tự nhiên của con người giống nhau ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi người đều được sinh ra giống nhau, họ cũng tiếp nhận những sự ấu trĩ hoặc sự hiện diện của tâm linh như nhau.

Tất cả mọi dân tộc đều là một và như nhau. Không có sự khác biệt nào cả. Tất cả mọi nhóm người, mọi sắc tộc, mọi chủng tộc, họ đều là một và giống nhau về bản chất. Mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà ở mọi nơi đều là một và giống nhau; quá trình sinh sản là một và giống nhau; quá trình lớn lên cũng là một và giống nhau; quá trình chết đi cũng là một và giống nhau. Tương tự, sự đau khổ và vui sướng cũng là một và giống nhau.

Cơ thể con người, trong khoa học giải phẫu của cơ thể người, trái tim, lá phổi, tuyến tụy, hệ thống xương, tuyến yên, hệ thống cơ bắp, hệ thần kinh, vị trí các cơ quan… tất cả đều là một và giống nhau ở mỗi con người.

Hình dạng bên ngoài của cơ thể vật lý hay các cơ quan bên trong… tất cả đều là một và giống nhau ở mỗi con người mọi lúc, mọi nơi. Địa lý không tạo ra sự khác biệt. Lịch sử, văn hóa cũng vậy. Tương tự, cấu trúc, hệ thống 7 cơ thể của linh hồn, hay bất kỳ thực thể nào, đều là một và giống nhau.

Con người là hệ thống 7 cơ thể. Giải phẫu cơ thể vật lý là một kiến thức phổ biến. Khi bạn nghiên cứu một xác chết, bạn sẽ hiểu khoa học giải phẫu cơ thể người là gì. Để biết và hiểu về giải phẫu cơ thể … bạn phải mổ một xác chết. Giải phẫu học hay các chức năng sinh lý của cơ thể vật lý là một và giống nhau.

Đau khổ và vui sướng, sự thông thái giác ngộ, tất cả mọi điều của con người, đều là một và giống nhau. Đau khổ vật lý giống nhau và đau khổ cảm xúc cũng giống nhau. Vui sướng vật lý và vui sướng cảm xúc giống nhau ở tất cả mọi nền văn hóa, mọi con người, trai hay gái, được giáo dục hay không được giáo dục, biết chữ hay không biết chữ.

Tương tự, khoa học thiền định cũng như vậy. Làm sao nó có thể khác nhau giữa mọi người? Chỉ có một khoa học thiền định duy nhất của vũ trụ. Quy luật của ánh sáng, quy luật của âm thanh, quy luật của sóng hạt đều là một và giống nhau khắp mọi nơi.

Khoa học thiền định là chung cho tất cả. Nó không thể nào khác. Nó không hề phụ thuộc vào quốc gia nào hoặc nền văn hóa nào hoặc thời đại nào hoặc giới tính nào. Chân lý mà Chúa Jesus khám phá ra cũng giống như chân lý của Đức Phật Thích Ca tìm thấy. Những gì Đức Phật khám pha ra cũng không thể khác với những gì Krishna đã nói. Sự khác nhau không hề tồn tại. Nó chỉ xảy ra với những kẻ ngu dốt, không hiều bất cứ điều gì về khoa học thiền định.

Ngôn ngữ có thể khác nhau. Trang phục có thể khác nhau. Sở thích có thể khác nhau. Nhưng không hề có sự khác nhau về chân lý và cũng không có sự khác nhau ở khoa học thiền định.

Nếu chúng ta không biết rằng chỉ có một bộ môn khoa học thiền định duy nhất, làm sao chúng ta có thể bắt đầu việc thực hành thiền định được? Nếu chúng ta có những kiến thức sai lạc, chúng ta sẽ đi lòng vòng, trong một cái vòng luẩn quẩn ở một nơi nào đó… trong rất nhiều kiếp sống.

Xã hội luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho chính nó. Bố mẹ chúng ta luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho họ. Hàng xóm chúng ta luôn muốn chúng ta làm những điều có lợi cho họ. Nếu chúng ta chứ mãi đi theo sự thật của cha mẹ, sự thật của xã hội và sự thật của những người hàng xóm, chúng ta sẽ cứ phải luẩn quẩn trong một vòng tròn và chúng ta sẽ đánh mất cốt lõi và định hướng của cuộc sống.

Krishna đã không đi theo bố mẹ. Bố mẹ của ngài rất bình thường nhưng Krishna thật phi thường. Đức Phật đã không đi theo bố mẹ. Chúa Jesus đã không đi theo bố mẹ. Tại sao chúng ta lạ phải đi theo bố mẹ một cách mù quáng?

Nếu chúng ta là những người có tôn giáo, chúng ta phải nhìn thấy sự thật của linh hồn bằng chính những trải nghiệm của bản thân và đừng sống một cuộc sống máy móc. Chúng ta hãy đừng sống một cách máy móc theo những lời bố mẹ của chúng ta đã nói về xã hội. Chúng ta hãy đừng sống một cách máy móc theo những gì người hàng xóm đã nói với chúng ta. Chúng ta phải hướng đến những chứng nghiệm của chính bản thân. Khoa học thiền định có nghĩa là hoàn thành những công việc bằng chính bản thân mình.  Thực hiện những điều chính bản thân mong muốn.

Vậy, đây chính là lời mời dành cho tất cả những người học về tâm linh trên toàn thế giới. Đây chính là lời mời cho tất cả những ai đang tìm kiếm sự thật tại Ấn Độ và trên toàn thế giới.

Chúng ta hãy khám phá, chứng nghiệm, trải nghiệm và tìm thấy sự thật duy nhất, giống nhau cho tất cả mọi người.

  Nếu chúng ta có một địa chỉ đúng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu. Nếu chúng ta cứ rối rắm bởi một địa chỉ sai, chúng ta sẽ đánh mất mục tiêu một cách đơn giản. Với bất kỳ mục đích nào, chỉ có một địa chỉ duy nhất. Tuy nhiên, có hàng triệu địa chỉ sai.

Có người hỏi rằng “2 + 2 bằng mấy”. Chỉ có một câu trả lời là 4! Hãy nhớ rằng, với mọi phép tính. Không có số vô hạn hay nhiều câu trả lời. Chỉ có một câu trả lời duy nhất.

Đến với khoa học tâm linh hay khoa học thiền định, Đức Phật không thể đưa ra một câu trả lời này và Chúa Jesus lại đưa ra một câu trả lời khác. Điều đó không thể. Cũng giống như 2 + 2 chỉ bằng 4 và chỉ bằng 4 cho dù ở Kaliyuga hay Trethayuga, ở Mỹ hay ở Ấn, cho dù là đàn ông hay đàn bà, sự thật đều là của atma (tâm thức), sự thật đều nói về sự sinh ra hay chết đi và cách thức của cuộc sống, giá trị của hạnh phúc cuộc đời… tất cả chỉ là một. Không bao giờ có thể có 2, 3 hay 4 câu trả lời cho một câu hỏi.

Đức Phật, Chúa Jesus, Thánh Krishna – họ không thể đưa ra những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi về tâm linh hay cuộc sống của chúng ta. Sự thật tâm linh là giống nhau. Sự thật của cuộc sống và sự thật của tôi. Chỉ có một sự thật (chân lý) duy nhất. Thiền định là môn khoa học trải nghiệm vũ trụ của mỗi linh hồn.

Trong tụng niệm kinh chú, tâm trí của chúng ta sẽ sắc bén hơn. Trong câu nguyện, tâm trí không sắc bén hơn, nhưng cảm xúc được lắng dịu. Tuy nhiên, trong thiền định, chúng ta không phải làm bất kỳ điều gì với tâm trí và không làm bất kỳ điều gì với cảm xúc. Thiền định có nghĩa là sống và trải nghiệm linh hồn bằng chính bản thân mình.

Tác Giả: Minh Sư Subhash Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Trả lời