Mỗi ngày chúng ta đều phải hoạt động và tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Do đó cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất sức. Tuy nhiên nếu điều chỉnh được nhịp thở thì sẽ giúp cho cơ thể cân bằng, đầu óc tỉnh táo. Vì thế hãy bổ sung ngay bài tập hơi thở lửa để có nguồn năng lượng dồi dào.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Hướng dẫn bài tập hơi thở lửa tạo ra nguồn năng lượng dồi dào
Sơ lược về bài tập hơi thở lửa
Hơi thở của lửa thường được biết đến với cái tên khác là Kapalabhati. Nó điều tiết hơi thở đi vào và đi ra giúp làm sáng vùng sọ não tạo ra nguồn năng lượng tích cực. Thế nên hơi thở được tạo ra mạnh mẽ giống như ngọn lửa đả thông cuống phổi. Những người rèn luyện được bài tập thì cơ thể sẽ luôn ở trạng thái thoải mái và đầy năng lượng.
Thường thì Kapalbhati sẽ được tập vào các buổi sáng trong vòng 15 – 20 phút tùy từng đối tượng. Với những người mới tập thì bắt đầu với 3 vòng thở từ 20 -30 hơi mỗi vòng. Sau khi đã quen với nhịp điệu này thì nâng lên 50 -100 hơi cho mỗi vòng.
Sơ lược về bài tập thở Kapalbhati
Hướng dẫn cách tập hơi thở lửa hiệu quả
Nhìn qua thì bài tập Kapalbhati có vẻ phức tạp nhưng khi bắt đầu thì các bạn sẽ thấy khá là đơn giản. Nó bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Ngồi bắt chéo chân trên sàn, giữ cho lưng và đầu thẳng.
- Bước 2: Để 2 bàn tay ngửa thả lỏng trên hai đầu gối hoặc theo kiểu bắt ấn Chin Mudra. Sau đó hít thở sâu 2 – 3 cái trước khi bắt đầu bài tập. Lưu ý khi thực hơi thở sau cùng phải co cơ bụng thật nhanh để cơ hoành nâng đến cơ ngực và đẩy khí ra khỏi phổi.
- Bước 3: Thả lỏng cơ bụng cho cơ hoành hạ xuống khoang bụng. Lúc này quá trình hít vào sẽ được diễn ra một cách tự động và phổi được bơm đầy khí.
- Bước 4: Lặp đi lặp lại thật nhanh các động tác bơm khí và thở ra một hơi thật dài khi kết thúc một vòng thở. Liên tục thực hiện 3 vòng thở như thế để tạo ra được nhiều năng lượng.
Các bước tập thở Kapalbhati
Những điều cần lưu ý khi thực hiện bài tập
Mặc dù không quá phức tạp và tốn sức như nhiều bài tập khác nhưng khi tập Kapalbhati cần phải chú ý:
- Không nên thực hiện bài tập sau khi ăn no, bị đau bụng hoặc đến kỳ kinh nguyệt…
- Phải giữ yên vai và lưng khi thực hiện bài tập, không được co vai hoặc uốn lưng.
- Không nên tập quá sức trong giai đoạn đầu hoặc khi mới bắt đầu.
- Không được cử động cơ hoành ngược và co bụng mạnh khi đang hít thở vào.
Những điều cần lưu ý khi tập Kapalbhati
Đến đây thì các bạn đã biết cách thực hiện bài tập hơi thở lửa rồi chứ? Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn thì hãy truy cập vào https://kimtuthap.org/ để tìm hiểu và học hỏi. Đừng quên thực hiện bài tập mỗi ngày để có nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống.