Nghiên cứu của các nhà khoa học nói rằng, giấc ngủ của một người trong một ngày cần phải đủ từ sáu tiếng đến 8 tiếng mới tốt cho sức khỏe, thế nhưng đây chỉ là lý thuyết, trên thực tế thì không phải mọi người đều ngủ đủ và ngủ đúng giờ.

Trong xã hội hiện tại thì đa phần chúng ta đều ngủ trễ hơn so với lời khuyên và thức cũng muộn hơn. Rất nhiều khi bạn vẫn ngủ đúng giờ thế nhưng khi thức dậy lại cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải hay không. Phía sau của vấn đề xuất phát từ giai đoạn của giấc ngủ, nếu như bạn hiểu rõ được điều này chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy có tinh thần vào buổi sáng khi thức dậy.

Các giai đoạn chính của giấc ngủ: hay còn được gọi là giấc ngủ Nrem, một giấc ngủ thông thường sẽ được phân chia thành bốn giai đoạn cơ bản.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Giai đoạn đầu: với tên gọi là ngủ thiu thiu hoặc cơ thể lúc này sẽ rơi vào trạng thái lơ mơ, giấc ngủ sẽ không sâu chỉ đạt khoảng một nửa tỷ lệ. Cơ thể trong giai đoạn này thường có nhịp thở chậm và đều, hầu như mọi hoạt động của cơ thể đều sẽ được giảm xuống. Chẳng hạn như huyết áp giảm, điện não, mắt, nhiệt độ não, tuần hoàn máu cũng sẽ giảm xuống.

Ở giai đoạn này chúng ta sẽ rất dễ bị đánh thức, sau khi bị thức tỉnh thường khó đi vào giấc ngủ trở lại, mãi đến khi sự mệt mỏi xuất hiện thì mới ngủ lại được. Do vậy môi trường xung quanh nên yên tĩnh, không có tiếng động hoặc thay bằng âm thanh nhẹ nhàng.

Giai đoạn thứ hai: duy trì trong khoảng 20 phút đồng hồ, lúc này ý thức sẽ càng mơ hồ hơn, mắt không nhìn thấy gì kể cả khi mắt vẫn chưa đóng lại hẳn.

Một số chức năng hoạt động của cơ thể sẽ giảm lại hoặc chậm lại. Nếu có xuất hiện tiếng động thì cũng sẽ không bị đánh thức.

Giai đoạn thứ ba: với tên gọi là ngủ sâu, theo đó người ngủ sẽ không bị đánh thức hoặc rất khó để thức dù tiếng động có hơi lớn. Thời gian duy trì trong khoảng nửa tiếng hoặc 40 phút đồng hồ.

Giai đoạn cuối cùng: đây là giai đoạn mà chúng ta đi vào giấc ngủ sâu nhất, đặc biệt hiện tượng mộng du sẽ xuất hiện trong giai đoạn này nếu có. Giả sử chúng ta bị ai đó đánh thức vào lúc này thì cơ thể chưa thể lấy lại được trạng thái bình thường, dễ bị mất đi phương hướng, kể cả là ý thức.

Giấc ngủ Rem là như thế nào:

Mỗi thời gian của giấc ngủ thường không suy trì quá lâu, do đó sau khi phiên ngủ sâu đã kết thức thì giấc ngủ lúc này lại bắt đầu lặp lại ở giai đoạn thứ hai, đây được gọi là trạng thái Rem.

Trạng thái này thường được duy trì trong khoảng 70 phút đến 90 phút đồng hồ, có thể nhiều hơn vào khoảng thời gian gần về sáng.

Cơ thể lúc này sẽ có một số thay đổi, phần mặt được thả lỏng, thế nhưng ngón tay và chân sẽ xoắn lại, cương tụ máu âm vật và cương cứng dương vật xảy ra lần lượt ở nữ đến nam. Các hoạt động khác của cơ thể sẽ được tăng lên, thở không đều, giấc mơ lúc này sẽ được hình thành.

Giữa hai giấc ngủ Nrem và Rem:

Trong khoảng thời gian ngủ, giấc ngủ sẽ được thay phiên giữa Nrem và Rem, khoảng giữa của sự chuyển đổi này sẽ là thời điểm của non Rem, thời lượng khoảng 90 phút đồng hồ.

Theo từng độ tuổi thì giấc ngủ của chúng ta sẽ có sự thay đổi. Ví dụ như khi mới được sinh ra thì giấc ngủ Tem sẽ chiếm ưu thế, tới khi được bốn tháng tuổi thì chuyển thành giấc ngủ Nrem. Người lớn tuổi thì Nrem chiếm phần lớn.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ:

Hiện tượng này sẽ phát sinh khi giấc ngủ có sự bất thường, nằm trong giai đoạn thức và ngủ, cụ thể là ở giai đoạn ba và bốn. Triệu chứng chính là không hề nhớ được.

Nếu lâu lâu mới bị rối loạn giấc ngủ thì không có gì đáng ngại, tuy nhiên thời gian lặp lại nhiều lần, kéo dài thì bạn cần tiến hành tới cơ sở y tế để thăm khám điều trị.

Tại đây các bác sỹ sẽ dựa vào các trang thiết bị hiện đại và kiến thức chuyên môn, sử dụng những liệu pháp chuyên sâu để khám.

Rối loạn giấc ngủ cần được khám và điều trị kịp thời để tránh để lại biến chứng nguy hiểm, làm thay đổi tâm lý và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trả lời