“Suy nghĩ là cuộc sống”

         Suy nghĩ của bạn về bản thân là rất quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh.

         Ví dụ, trái tim có thể bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ về nó. Nếu bạn là người vô tâm hoặc lạnh nhạt, những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trái tim.

         Nếu bạn cảm thấy đau khổ, bạn cũng sẽ cảm thấy các cơ quan trên cơ thể khổ đau.

         “Hãy lựa chọn”

         Tuy nhiên, mỗi người sẽ có nhiều sự lựa chọn. Bởi vì không phải ai đau khổ cũng chết vì bệnh tim.

         Sức khỏe không thể chỉ được xem xét trên duy nhất một phương diện mà phải được xem xét trên cả phương diện giá trị và ý nghĩa.

         Tất cả mọi người đều luôn luôn cố gắng để trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn nhất. Nếu sự cố gắng đó bị ngăn chặn trong một thời gian đủ dài, sự bất mãn và thất vọng sẽ chuyển hóa thành sự mất cân bằng vật lý.

         Tất cả mọi hoạt động của con người đều tích tụ một nguồn năng lượng.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

         “Gieo mầm cảm xúc”

         Kỹ thuật y dược không thể chữa lành cho nỗi đau. Chỉ có thể chữa lành bằng sự thấu hiểu và tình yêu thương .. nói cách khác, bằng sự gieo mầm cảm xúc chứ hơn là sự củng cố vật lý. Hãy biểu lộ cảm xúc ra ngoài, như vậy sẽ tốt hơn việc đè nén cảm xúc. Cân bằng cảm xúc là cần thiết cho cuộc sống và cả trong việc chữa lành bệnh tật.

         “Sự liên hệ của ý nghĩ”

         Ý nghĩ thường liên quan đến một hành động hoặc một giả thuyết nào đó. Ý nghĩ thường không đáng kể, tuy nhiên nếu tin tưởng và lập đi lập lại sẽ trở thành thói quen tự nhiên. Thói quen đó có thể không bao giờ được kiểm chứng nhưng lại trở thành sự thật.

         Nó làm cho con người trở nên máy móc hơn và làm những việc dựa trên thói quen đó. Các ý nghĩ đó thường là “những câu nói của ông cha bà ta để lại”. Nó đến từ quá khứ. Những ý nghĩ này thường được ghi nhớ từ rất lâu, và in đậm từ lúc bé.

         Khi chấp nhận chúng ở hiện tại, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc. Những ý nghĩ đó có thể mang lại lợi ích và cũng có thể không mang lại ích lợi cho chính bạn.

         “Ý nghĩ cứng nhắc”

         “Nếu bạn ra ngoài khi trời mưa, bạn sẽ bị cảm”

         “Nếu bạn nói nhiều, người khác sẽ chẳng ưa bạn”

         “Nếu bạn chạy nhanh sẽ dễ ngã”

         “Nếu bạn ra ngoài lúc trời lạnh, bạn sẽ bị viêm phổi”

         “Nếu bạn nói dối, lưỡi của bạn sẽ cứng đờ”

         Những ý nghĩ dạng này thường được cha mẹ nói với đứa trẻ một cách nghiêm trọng. Lúc còn bé, những ý nghĩ này luôn được chấp nhận một cách vô điều kiện, bắt chước những gì người lớn làm, và những ý nghĩ đó chẳng khác nào mệnh lệnh.

         Những ý nghĩ ví dụ như “Nếu bạn đi bơi ngay sau bữa ăn, bạn sẽ chết đuối”, thật sự nguy hiểm. Nó dự đoán những điều sẽ xảy ra nếu như điều thứ nhất được thực hiện. Đương nhiên, chẳng đứa trẻ nào chết khi đi bơi sau khi ăn cả. Những ý nghĩ như vậy sẽ gây ra sự sợ hãi, lo âu, đau tim… và tồn tại cho đến tuổi trưởng thành.

         Có một số ý nghĩ mang lại sự nhận thức về bản thân.

         Đứa trẻ được bảo rằng “Con giống mẹ ấy, lúc nào cũng ẩu tả và lắm chuyện” hoặc “Con mập vì bố con mập quá”

         Những câu nói ấy tạo ra những lối mòn của ý nghĩ. Và, vấn để lại đến từ những lối mòn của ý nghĩ này.

         “Niềm tin mù quáng”

         Có rất nhiều niềm tin mù máng mà không được kiểm chứng tồn tại trong bạn.

         Nếu bạn tin rằng tuổi tác sẽ làm cho tâm trí và cơ thể trở nên yếu đuối, bệnh tật thì bạn đã tự đánh mất đi sức sống và sự mạnh mẽ bản thân.

         Nhiều người trẻ tuổi tin vào những điều vô nghĩa như vậy, và họ lo sợ khi những điều đó xảy ra.

         “Gia tăng ý nghĩ tích cực”

         Tất cả mọi phương pháp chữa trị đều hướng đến những ý nghĩ tích cực và loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực. Mỗi tế bào, mỗi phân tử nhỏ nhất đều hướng đến sự phát triển toàn diện và hạnh phúc.

         Nói cách khác, họ được bao bọc bởi những ý nghĩ tích cực và vui vẻ cho sự toàn vẹn của mục đích cuộc sống. Họ hiểu rằng ý nghĩ tiêu cực là không tự nhiên và cần được loại trừ.

         Những lo lắng, sợ hãi và nghi nghờ là không tốt cho sức khỏe, chúng được tạo ra từ những niềm tin sai lạc từ xã hội.

         Những niềm tin này tạo ra một bức tranh đáng sợ làm cho mọi tình huống trong cuộc sống trở nên tồi tệ hơn. Bệnh tật từ đơn giản sẽ trở nên phức tạp, và thiên tai sẽ hoành hành. Niềm tin sai lạc ấy ngăn cản sự hiểu biết, niềm vui hay sự diệu kỳ. Chúng làm mất đi sự tự nhiên và vui tươi. Chúng tạo ra một tình trạng vật lý làm cho cơ thể luôn luôn trong trạng thái đề phòng những điều bất an.

         “Quay về với niềm vui”

         Khi con người có bệnh tật, lo lắng hay sợ hãi, triệu chứng đầu tiên của vấn đề chính là sự không thoải mái, thiếu đi những hoạt động vui vẻ và lo lắng quá mức. Nói cách khác, dấu hiệu đầu tiên của bệnh tật thể hiện ở sự bất an, thiếu vui vẻ.

         Quay về với niềm vui là tiếp tục các hoạt động vui vẻ thường ngày, gặp gỡ người quen, hoặc các hoạt động mới giúp vượt qua vấn đề. Không có cảm giác chán nản, buồn bã, không nở nụ cười và tránh gặp mặt mọi người.

         Những câu nói ví dụ như: “Trông bạn có vẻ mệt” hoặc “Bạn đang có vấn đề gì à” lại càng làm cho sự chán nản, buồn bã tăng thêm .. Những hành động như vậy lại được trộn thêm vào với bệnh tật có sẵn làm cho mọi thứ càng trở nên tiêu cực hơn là tích cực.

         Như vậy, hãy thật thông minh để nói về những điều thật vui vẻ, tràn đầy năng lượng, tinh thần mạnh mẽ. Và như vậy, bạn tạo ra sự tích cực sẽ khởi đầu cho nhưng hoạt động tích cực tiếp sau đó để thay cho nhưng hoạt động tiêu cực lúc trước.

 

Tác Giả:  Seth/ Jane Roberts
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Trả lời