Người lạc quan luôn sống lâu hơn những người khác. Đó là kết luận của một cuộc nghiên cứu trong 30 năm trên 447 người bởi các các nhà khoa học tại Mayo Clinic. Kết quả cho thấy những người có biểu hiện tích cực giảm hơn 50% nguy cơ mắc các bệnh có thể dẫn đến suy giảm tuổi thọ so với những người tiêu cực. Có thể nói:

         “Tâm trí và cơ thể có sự liên kết với nhau và thái độ tác động đến kết quả cuộc sống”

         Người tích cực cũng sẽ có những vấn đề về cơ thể và cảm xúc .. tuy nghiên, ít đau đớn hơn, lại nhiều năng lượng hơn .. và đương nhiên sẽ bình an hơn, hạnh phúc hơn tĩnh tại hơn so với người tiêu cực.

         Một nghiên cứu vào năm 2004 bởi Archives of General Psychiatry cũng chỉ ra điều tương tự:

         “Có sự liên hệ giữa sự lạc quan với cuộc sống và tuổi tác, sự lạc quan bảo vệ bạn khỏi bệnh tật”

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

         “Thái độ tích cực tăng cường khả năng miễn dịch”

         Các nhà khoa học đã áp dụng nghiên cứu cho 999 người đàn ông và phụ nữ tại Hà Lan trong độ tuổi từ 65 đến 85 với những thái độ sống tích cực như:

         .”Tôi luôn cảm thấy cuộc sống đầy niềm vui”

         .”Tôi luôn tin rằng tương lai đầy hứa hẹn sẽ đến”

         .”Có nhiều khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống”

         .”Tôi chẳng có quá nhiều kế hoạch trong tương lai”

         .”Luôn luôn nở nụ cười hạnh phúc”

        .”Tôi vẫn còn mục đích của cuộc sống”

         .”Tinh thần luôn sảng khoái”

         Một trong những lý do quan trọng của việc có thái độ tích cực là nó giúp cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh để vượt qua bệnh tật.

         Trong cuộc sống, thái độ sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta chống chọi với các virus, vi khuẩn và mầm bệnh như thế nào. Một thái độ tích cực là tốt nhất cho sức khỏe toàn diện và tuổi thọ dài lâu.

         Cách bạn đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống cũng khác nhau tùy thuộc vào thái độ của bạn. Một thái độ tích cực sẽ giúp chúng ta đối đầu với thử thách và còn có thể xem nó như là một cơ hội để học hỏi cho một sức khỏe tốt hơn.

         Trường đại học Chicago đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về sức khỏe và thái độ của 200 nhân viên tại một công ty truyền thông. Công ty này vừa trải qua một đợt cắt giảm nhân sự. Kết quả cho thấy những nhân viên coi việc cắt giảm nhân sự là cơ hội để thăng tiến có sức khỏe tốt hơn những nhân viên coi việc cắt giảm nhân sự là sự đe dọa. Với nhóm suy nghĩ tích cực, chưa đến 1 phần 3 xuất hiện dấu hiệu của bệnh tật. Với nhóm suy nghĩ tiêu cực, hơn 90% ngã bệnh. Như vậy, trong cùng một hoàn cảnh, thái độ tích cực và tiêu cực có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.

         Vào năm 2003, các nhà khoa học tại Duke University Medical Center đã làm một cuộc nghiên cứu kéo dài trong 11 năm với 866 bệnh nhân có vấn đề về tim. Những bệnh nhân có cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui vẻ và lạc quan) sống lâu hơn 20% so với những bệnh nhân có cảm xúc tích cực.

         “Hài lòng để sống lâu hơn”

         Một cuộc nghiên cứu được thực hiển bởi các nhà khoa học đại hoc Kuopo tại Phần Lan cho thấy hầu hết những người hài lòng với cuộc sống của họ đều sống lâu hơn. Họ định nghĩa cuộc sống họ với sự tích cực như “Hạnh phúc, thú vị… và cuộc sống thật đơn giản, dễ dàng”. Báo cáo của American Journal of Epidenmiology vào năm 2000 cho thấy những người thường xuyên không hài lòng với cuộc sống có nguy cơ mắc các bệnh dẫn đên tử vong cao gấp 3 lần những người cảm thấy hài lòng với cuộc sống.

         “Những gì xảy ra trong cuộc sống không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn … cách bạn cảm nhận và thái độ với những điều đó ra sao mới quyết định mọi thứ”

         Bạn có một nửa ly nước trong sa mạc. Nếu bạn nghĩ rằng bạn chỉ còn nửa ly nước (tiêu cực) hoặc bạn nghĩ rằng bạn hãy còn đến nửa ly nước (tích cực) thì hai thái độ này hoàn toàn khác nhau. Thái độ tích cực luôn mang lại cho bạn trải nghiệm về sức khỏe va hạnh phúc. Thái độ là sự quan trọng của tự nhiên.

         “Không phàn nàn gì cả”

         Bao lâu thì bạn phàn nàn một lần? Một quyển sách với tên gọi “A Complaint-Free World”, Will Bowen, đưa ra thử thách là trong vòng 20 ngày bạn không được phàn nàn bất kỳ việc gì. Có nghĩa là bạn phải kiểm chế không được phê phán, than vãn hay chỉ trích. Will Bowen muốn bạn đeo thêm 1 cái vòng vào tay mỗi lần phàn nàn điều gì đó.

         Trong những ngày đầu phần lớn mỗi người đều đeo thêm khoảng 20 cái vòng tay. Họ biết rõ thái độ của họ với mọi việc và điều tuyệt vời là họ ý thức được thái độ của họ với vấn đề. Sau một thời gian, mọi người đều có thể trải qua 4 đến 5 ngày mà không hề có bất kỳ lời phàn nàn nào cả. Và sự khác biệt đó đã mang lại cho mọi người sức khỏe tốt hơn.

         Càu nhàu và phê phán đã trở thành một thói quen mà chính chúng ta không bao giờ quan tâm đến sự thường xuyên của nó. Chúng ta lúc nào cũng phàn nàn về sự thật đang xảy ra. Cách nhìn nhận về vấn đề của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau chút nào cả.

         Sự phàn nàn còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chúng ta biết điều đó, nhưng vẫn cứ tiếp tục. Giống như sự sự cộng hưởng của âm thanh vậy. Khi chúng ta phàn nàn về những người xung quanh .. chúng ta cũng làm cho họ bắt đầu kêu ca và điều đó chỉ dẫn đến sự sai lạc của cuốc sống. Sự phàn nàn giống như một loại vi khuẩn mà chúng ta luôn mang theo và lây lan cho những người chúng ta gặp.

         Suy nghĩ và thái độ của chúng ta tạo nên hành động và hành động của chúng ta tạo nên thế giới này. Như vậy, suy nghĩ và thái độ sẽ tạo ra thế giới của chúng ta. Bạn muốn tạo ra một thế giới như thế nào?

         “Tiền bạc sao cho hạnh phúc”

         “Tiền bạc cho hạnh phúc .. khi bạn dùng nó cho người khác”  

         Đó là tựa đề của một tạp chí xuất bảo vào ngày 20 tháng 5 năm 2008 bởi đại học British Columbia tại Canada. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy những người chia sẻ tiền bạc luôn hạnh phúc hơn những người chỉ dùng tiền bạc cho chính mình.

         Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Elizabeth Dunn và một số nhà khoa học khác được viết trong tạp chí Khoa học Canada. Những người đóng góp tiền bạc cho các hoạt động xã hội, các tổ chức từ thiện hoặc tặng các món quà cho mọi người xung quanh chính là những người hạnh phúc.

         Cuộc nghiên cứu dựa trên kết quả của 630 người tình nguyện tại Mỹ, trong đó 55% là phụ nữ. Họ được trả lời những câu hỏi về hạnh phúc .. chia sẻ về thu nhập mỗi năm .. thống kê về những khoản tiền cho hoá đơn thanh toán, chi tiêu cá nhân, quà tặng cho mọi người và quyên góp cho những quỹ từ thiện.

         Elizabeth Dunn kết luận:

         “Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, những người sử dụng tiền bạc cho người khác luôn cảm thấy hạnh phúc hơn những người chỉ sử dụng tiền bạc cho bản thân họ”

         Người hạnh phúc nhất chính là người cho đi tiền bạc nhiều nhất. Nó ngược lại với suy nghĩ của nhiều người là “Chúng ta nên giữ thật nhiều tiền cho bản thân, thậm chí càng nhiều tiền thì càng hạng phúc”. Nhưng để cho đi thì không cần phải quá nhiều.

         Dunn và các nhà khoa học thực hiện thêm một nghiên cứu khác như sau:

         Những người tình nguyện nhận được hoặc 5 đô la hoặc 20 đô la và phải sử dụng hết trước 6 giờ tối. Một nửa số người tình nguyện được yêu cầu dùng hết số tiền cho bản thân. Nửa còn lại được yêu cầu dùng tiền cho người khác. Một nửa số người dùng tiền cho người khác phản hồi rằng họ thấy hạnh phúc vào cuối ngày hơn là những người chỉ dùng tiền cho bản thân họ.

         “Khám phá ra rằng với chỉ 5 đô la, sẽ không có nhiều sự lựa chọn khác nhau để sử dụng số tiền này nhưng hoàn toàn đủ để mang lại hạnh phúc thực sự trong ngày hôm đó”, Dunn nói.

         Nghiên cứu của The British Columbia cho thấy việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng cách bạn sử dụng chúng. Kiếm được ít tiền hơn sử và dụng chúng một cách rộng lượng sẽ mang lại hạnh phúc hơn là chỉ sử dụng cho bản thân. Tiền bạc không phải là kết quả. Bạn có thể giàu và hạnh phúc hoặc cũng có thể nghèo và hạnh phúc.

         “Hạnh phúc nằm ở việc bạn làm gì với những gì bạn có. Nó phụ thuộc vào bạn”

         “Chúng ta quyết định tuổi tác”

         Các nhà khoa học của đại học Havard đã tiến hành một cuộc nghiên cứu độc đáo vào năm 1989. Những người tình nguyện với độ tuổi trên 70 tại một viện dưỡng lão, họ được yêu cầu xem như mình như đang ở những năm 1959 trong vòng 1 tuần.

         Mọi thứ tại viện dưỡng lão đều được sắp xếp lại tương tự như năm 1959 .. âm nhạc, báo chí, quần áo, các chương trình tivi. Các tình nguyện viên cũng chuyện trò với nhau về những chủ đề và tin thời sự vào những năm 50.

         Trước khi bắt đầu, các nhà khoa học ghi lại những chỉ số sức khoẻ như chiều cao, độ dài ngón tay, sức mạnh, chỉ số tinh thần và thị lực của các tình nguyện viên. Sau 10 ngày ở trung tâm, các chỉ số được đo lại và kết luận rằng những tình nguyện viên đều có chỉ số thể hiện sự trẻ trung hơn như vài năm trước đó chỉ bằng việc nghĩ rằng mình trẻ hơn. Họ cao hơn, ngón tay dài ra lại, tinh thần trẻ trung hơn và thị lực tốt hơn. Một vài người thậm chí còn trẻ ra hơn 25 tuổi cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

         Chúng ta tin vào tuổi tác, hành động theo tuổi tác và điều đó đã in vào linh hồn. Tuổi tác chỉ là sự tự nhiên. Chúng ta quyết định tuổi tác của mình và không bị chi phối bởi tuổi già, các phong tục tập quán và các định kiến.

 

Tác Giả: Dr. David R. Hamilton
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Để lại một bình luận